[WeNews] Chuỗi cung ứng “chết người” chinh phục đỉnh Everest của các Sherpa: 100 người leo thì 4 người bỏ mạng!

Ngày đăng 04/04/2019 11:59 AM - 1.945 lượt xem
 Chinh phục Everest cũng là chinh phục cả thế giới, và cũng như các nhu cầu khác của xã hội, một chuỗi cung ứng đã được hình thành để thỏa mãn nhu cầu này.
 
Bối cảnh: Ai cũng một lần ước mơ được bước chân lên nóc nhà của thế giới. Nằm ở độ cao 8.848 mét, "chinh phục Everest" chắc hẳn nằm trong nhật ký của hàng triệu người.
 
Kế hoạch: Có cầu ắt hẳn sẽ có cung, một chuỗi cung ứng được lập nên bằng sức lực, trí óc và cả sinh mạng của bộ tộc Sherpa, họ vận chuyển mọi thứ từ lều trại, thức ăn, cho đến oxy … lên đỉnh cao nhất của trái đất.
 
Kết quả: Chỉ cần bỏ ra từ 40.000 USD, mọi công dân toàn cầu đều có cơ hội chinh phục Everest, nhưng đổi lại là những mất mát không tiền bạc nào mua được.
 
Nóc nhà của thế giới
 
Với độ cao 8.848 mét so với mặt nước biển, Everest lọt thỏm giữa biên giới Nepal và Trung Quốc. Và trong vài tháng ngắn ngủi mỗi năm, chân núi Everest phía Nepal lại trở nên nhộn nhịp và tràn đầy những khát khao chinh phục.

chuoi-cung-ung-chet-nguoi-chinh-phuc-dinh-everest-cua-cac-sherpa-wetrekvn

Xuyên suốt 12 tháng, Everest là một vùng đất chết với những cơn gió lạnh cắt da mạnh đến 160 km/h. Nhưng kỳ lạ thay, đều đặn mỗi năm, trong vòng 10 ngày từ 15/5 đến 25/5, Everest lại "tạm nghỉ" và mở ra một cơ hội hiếm hoi để cho loài người chinh phục.
 
Để bắt đầu thiết lập Chuỗi cung ứng, các Sherpa đã đến chân núi Everest từ tháng 3 để dựng trại. Sherpa là tên của một dân tộc phía đông Nepal, trên vùng cao Hymalaya. Đối mặt với điều kiện sống khắc nghiệt, cơ thể bộ tộc này đã biến đổi để phù hợp với khí hậu vùng cao, điển hình như dung tích phổi lớn. Vì thế, người dân Sherpa luôn có khả năng leo núi vượt trội và được thuê để trở thành những "chuyên gia Chuỗi cung ứng" trên đỉnh Everest.
 
Với giá từ 40.000 đến 130.000 USD, mỗi nhà thám hiểm sẽ được hỗ trợ bởi một nhóm Sherpa khuân vác và dẫn đường. Các gói dịch vụ cao cấp bao gồm cả nhà ăn, bác sĩ, bồn tắm nước nóng và wifi.
 
Nhưng đó chỉ là trạm dừng ở chân núi, những phần còn lại trên đường lên đỉnh Everest sẽ không được "thư giãn" như thế.
 
Chuỗi cung ứng "chết chóc"
 
Có quá nhiều cách để mất mạng tại Everest: té ngã, tuyết lở, băng rơi, hay phổ biến nhất là đóng băng đến chết. Tại Everest, mỗi hơi thở sẽ dần giết chết cơ thể bạn do thiếu hụt oxy, trên 5.500 mét, lượng oxy chỉ còn 50%, và trên 7.600 mét lượng oxy chỉ còn 33%, khiến con người hoàn toàn không thể tồn tại nếu không có hỗ trợ.
 
chuoi-cung-ung-chet-nguoi-chinh-phuc-dinh-everest-cua-cac-sherpa-wetrekvn

Nếu một người trưởng thành được dịch chuyển tức thời lên đỉnh Everest, các nhà khoa học ước tính họ chỉ sống được đúng 30 phút trước khi bất tỉnh vì thiếu oxy. Chính vì rủi ro khủng khiếp này, tất cả người leo phải trải qua một khóa huấn luyện nhiều tuần để quen với khí hậu tại đây.
 
Bắt đầu từ tháng 4, các nhà leo núi sẽ bay đến Nepal và bắt đầu hành trình leo hơn 10 ngày để đến trạm dừng ở chân đỉnh Everest tại độ cao 5.300 mét.
 
Cũng trong khoảng thời gian đó, các Sherpa dày dạn kinh nghiệm nhất sẽ thiết lập đường leo xuyên qua vực Khumbu, khu vực đầy những vết nứt phải bắt cầu thang để di chuyển, địa hình này còn liên tục trượt hơn 1 mét mỗi đêm.
 
chuoi-cung-ung-chet-nguoi-chinh-phuc-dinh-everest-cua-cac-sherpa-wetrekvn

Mặt tuyết có thể nứt ra bất cứ lúc nào, băng trên đầu có thể rơi bất chợt, và những cơn lở tuyết thường xuyên biến đây trở thành khu vực có rủi ro cực cao dù chỉ là chặng đầu tiên của hành trình chinh phục Everest.
 
Đáng sợ là thế, mỗi Sherpa phải di chuyển liên tục qua khu vực này hơn 20 lần mỗi mùa nhằm đem đầy đủ trang thiết bị lên Trạm I, dẫn đến số lượng Sherpa thiệt mạng lên đến hơn 4.000 người trong 10 năm vừa qua, tất cả chỉ vì thu nhập 5.000 USD/ người cho mỗi mùa chinh phục Everest.

chuoi-cung-ung-chet-nguoi-chinh-phuc-dinh-everest-cua-cac-sherpa-wetrekvn

Trở lại với chuỗi cung ứng chết người, trong khi "khách hàng" đang nghỉ ngơi và tắm nước nóng tại chân Everest, các Sherpa phải làm việc không ngừng để thiết lập Trạm II và Trạm III, ở độ cao 6.507 mét và 7.164 mét.
 
Hành trình bắt đầu
 
Vào giữa tháng 4, các nhà thám hiểm sẽ bắt đầu rời Trạm chân Everest, băng qua vực Khumbu để đến Trạm I. Cơ thể họ sẽ dần được thích nghi với điều kiện thời tiết cao, sau khi nghỉ ngơi một đêm ở Trạm I, họ sẽ tiếp lục lên thẳng Trạm II do đường đi giữa hai trạm là khá dễ dàng.
 

chuoi-cung-ung-chet-nguoi-chinh-phuc-dinh-everest-cua-cac-sherpa-wetrekvn

Đến trạm II, khách hàng sẽ có từ 2-3 ngày nghỉ ngơi để tiếp tục làm quen với độ cao. Dù các trạm ở quá xa so với mặt đất, nhưng các Sherpa vẫn liên tục vận chuyển hàng hóa và cung cấp nhiều tiện nghi cho khách hàng, đặc biệt là những bữa ăn nóng và nhiều dinh dưỡng.
 
Sau khi nghỉ ngơi, mọi người sẽ leo thêm một chút để gia tăng độ thích nghi của họ, trước khi quay ngược trở về chân núi để theo dõi điều kiện thời tiết nhằm chinh phục Everest. Dù đã quen với độ cao, nhưng việc thiếu hụt oxy vẫn dần hủy hoại cơ thể của mỗi người, việc liên tục bổ sung chất dinh dưỡng trở nên cực kỳ quan trọng.
 
Trong khi đó, các Sherpa lại tiếp tục vác mọi thứ trên lưng của mình để lập Trạm III và IV. Vì thiếu hụt oxy, tất cả động vật cũng như phương tiện di chuyển (trực thăng), không thể nào vượt qua độ cao của Trạm I, vì thế, chuỗi cung ứng Everest sẽ luôn đặt nặng lên đôi vai của các Sherpa.
 
Chặng đường cuối cùng
 
Sau khi nghỉ ngơi vài ngày, các nhà leo núi và Sherpa sẽ tiếp tục hành trình lên thẳng Trạm I, rồi Trạm II và lần đầu tiên đặt chân đến Trạm III. Lúc này thường là đã bắt đầu vào tháng 5, tất cả mọi người ở Everest sẽ dán chặt mắt vào màn hình để theo dõi tình hình thời tiết những ngày tới, họ cần ít nhất 5 ngày nắng đẹp và ít mây để chinh phục đỉnh núi Everest, và cơ hội không dễ dàng xuất hiện.
 
chuoi-cung-ung-chet-nguoi-chinh-phuc-dinh-everest-cua-cac-sherpa-wetrekvn

Một khi cửa sổ ngắn ngủi đó mở ra, một cuộc "di dân" gần 800 người từ trạm III thẳng tiến lên đỉnh Everest với bình oxy hỗ trợ sẽ bắt đầu.
 
Mỗi bình oxy chỉ cung cấp đủ không khí cho một người trong vòng 4 giờ, vì thế, họ sẽ xài hết hơn 200 bình Oxy trong một lần chinh phục đỉnh Everst, tất cả lại một lần nữa được vận chuyển trên lưng những Sherpa từ Trạm III, Trạm IV và lên tới độ cao 8.848 mét.
 
Ở Trạm IV, hệ thống tiêu hóa của con người gần như ngừng hoạt động, nhưng cả đoàn leo núi buộc phải tiếp tục ăn để không bị mất năng lượng ở những bước cuối cùng. Ở độ cao này, việc ngủ cũng trở nên khó khăn hơn, khiến khả năng sống sót của mỗi người sụt giảm theo từng giờ.
 
Nghỉ chưa được bao lâu tại Trạm IV, các đoàn leo núi lại xuất phát khi trời còn tối để tránh "kẹt xe" khi lên đỉnh Everest. Dòng người hơn 200 mạng kéo dài nhích từng bước trên các đoạn đường hẹp, gia tăng thời gian và nguy cơ mất mạng trên vùng này. Vô số người leo đã gục ngã do đứng chờ quá lâu, hoặc thiếu oxy vì họ không leo đủ nhanh để lên tới đỉnh.
 
Đến rạng sáng, những nhóm đầu tiên (thường xuất phát từ 8 giờ tối hôm trước) sẽ in được dấu chân mình lên nóc nhà của thế giới. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, không một ai có thể đứng trên những nhà vô địch này. Nhiều năm ước mơ, nhiều tháng chuẩn bị và hàng chục ngàn USD được bỏ ra chỉ để đổi lấy giây phút vinh quang này. Để vài phút sau, họ và những người Sherpa can trường lại một lần nữa đối mặt với hiểm nguy để quay về mặt đất.
 
Đó chính là Chuỗi cung ứng "chết chóc" của Everest, dù vấp phải nhiều tranh cãi về tính nhân đạo và điều kiện làm việc của các Sherpa, Nepal và Trung Quốc liên tục gia tăng số lượng giấy phép chinh phục Everest mỗi năm, biến Chuỗi cung ứng lên nóc nhà thế giới ngày một trở nên thương mại hóa và "chuyên nghiệp" hơn.
(Theo Cafebiz.vn)
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bạn có đam mê chạy bộ và muốn duy trì thói quen này ngay cả khi về già? Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết từ vận động viên marathon 70 tuổi Yuko Gordon, giúp bạn có thêm động lực và niềm vui để tiếp tục chinh phục đường chạy. Hãy cùng WeTrek khám phá những lời khuyên thú vị này nhé!
Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Cùng WeTrek tìm hiểu các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân và mọi người trong trường hợp xảy ra động đất. Tìm hiểu cách ứng phó đúng cách và kịp thời trong mọi tình huống khẩn cấp để đảm bảo an toàn.
Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Snowline là một thương hiệu Hàn Quốc chuyên về đồ leo núi và cắm trại đã có kinh nghiệm hơn 30 năm trên thị trường. Với sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng cao trong từng dòng sản phẩm của Snowline, đây là một thương hiệu uy tín bạn không thể bỏ qua trong những chuyến đi dã ngoại ngoài trời của mình. Hãy cùng WeTrek tìm hiểu về thương hiệu đồ outdoor đến từ "xứ sở kim chi" này nhé!
Captain Stag - Chú hươu đầu đàn của thương hiệu cắm trại Nhật Bản

Captain Stag - "Chú hươu đầu đàn" của thương hiệu cắm trại Nhật Bản

Captain Stag là thương hiệu lâu đời chuyên về các sản phẩm gia dụng phục vụ các hoạt động cắm trại và giải trí ngoài trời của Nhật Bản. Thương hiệu nối tiếng với các sản phẩm chất lượng cao và giá cả phải chăng gồm bếp nướng, lều, túi ngủ và các dụng cụ dã ngoại khác. Captain Stag cũng cung cấp nhiều loại phụ kiện ngoài trời đáp ứng đa dạng nhu cầu cho các hoạt động bên ngoài như đạp xe, leo núi, chèo thuyền. Hiện nay, các sản phẩm của Captain Stag đã có mặt tại thị trường Việt Nam, được nhập khẩu và bán chính hãng tại WeTrek. Khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin và nhận tư vấn qua website Wetrek.vn hoặc tới các cửa hàng của thương hiệu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi phí đi nóc nhà Yên Bái ngắm mùa hoa chi pâu đẹp lịm tim, đắm chìm giữa biển mây Tà Chì Nhù

Chi phí đi "nóc nhà" Yên Bái ngắm mùa hoa chi pâu đẹp lịm tim, đắm chìm giữa biển mây Tà Chì Nhù

Tà Chì Nhù - "nóc nhà" Yên Bái được mệnh danh là thiên đường cho giới trẻ ưa xê dịch thích đi săn mây, bắt gió Tây Bắc, ngắm hoa chi pâu. Bật mí chi phí đi trekking Tà Chì Nhù
[WeTrekology] 8 mẹo sẽ cứu mạng bạn nếu bị lạc nơi hoang dã

[WeTrekology] 8 mẹo sẽ cứu mạng bạn nếu bị lạc nơi hoang dã

Con người hiện đại đã quen với cuộc sống tiện nghi với công nghệ và bắt đầu quên đi ý nghĩa của việc tồn tại trong tự nhiên. Không có nhiều khả năng điều này xảy ra, nhưng bạn vẫn có thể bị lạc khi đi cắm trại với bạn bè chẳng hạn. Vì vậy, thật tốt khi biết một số thủ thuật đơn giản mà bạn có thể thực hiện nếu thấy mình cô đơn trong tự nhiên.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc