[WeTrekology] Giải thích công nghệ và vật liệu chống thấm nước trang phục

Ngày đăng 23/09/2016 01:24 AM - 7.504 lượt xem
Bạn thật sự cần khả năng chống thấm nước như thế nào cho trang phục? Và những yếu tố gì ảnh hưởng đến khả năng chống thấm nước của chiếc áo khoác bạn mặc? Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn câu trả lời.
 
trang-phuc-chong-tham-nuoc-waterproof-wetrek.vn.jpg

CÁC CÔNG NGHỆ VÀ VẬT LIỆU CHỐNG THẤM NƯỚC: 
 
Lớp màng (Membrane)

Khi mọi người hình dung về một chiếc áo khoác ngoài chất lượng cao, họ sẽ nghĩ tới những chiếc áo với một lớp màng chống thấm nước. Nhìn chung, đây là loại có chỉ số chống thấm nước và thoáng khí cao nhất. Nếu bạn dự đoán thời tiết sẽ xấu, đây là loại áo mà bạn cần. Nhược điểm duy nhất của loại này là lớp màng không quá bền, vậy nên phần lớn những chiếc áo khoác với lớp màng chống thấm nước còn có một lớp trong, nhẹ, để tăng khả năng bảo vệ. Chỉ những chiếc áo khoác siêu nhẹ, tối giản mới bỏ đi lớp trong này.
 
Màng ép (Laminate)

Màng ép được tạo ra khi một lớp màng chống thấm nước (membrane) được gắn vào mặt dưới của lớp vải ngoài trên trang phục, giống như giấy dán tường được dán lên bề mặt tường - nói một cách khác: lớp màng (= giấy dán tường) + lớp vải (tường) = màng ép.

Màng ép vô cùng bền, vậy nên những chiếc áo khoác có thể được thiết kế chỉ với một lớp màng ép và một lớp ngoài mà vẫn sử dụng được tốt trong nhiều năm. Nhược điểm chính màng ép là thoát hơi chậm, bởi vậy chúng có khả năng khiến bạn cảm thấy hơi lạnh và ẩm nếu bạn đổ nhiều mồ hôi nhiều trong suốt một ngày hoạt động.
 
Lớp phủ DWR (Durable Water Repellent)

Lớp phủ DWR đơn giản là một lớp polymer được phủ bên ngoài lớp ngoài của trong phục. Đây là lý do khiến nước đọng lại thành giọt và trôi ra khỏi bề mặt quần áo khi bạn đi ra ngoài trong cơn mưa. Dù đã là tiêu chuẩn của phần lớn các loại áo khoác, những chiếc áo chỉ có lớp phủ DWR mà không có thêm lớp màng hay màng ép có thể nhanh chóng bị “quá tải” bởi mưa to và trở nên thấm nước. Khi đứng một mình, lớp phủ DWR chỉ thật sự hữu ích trong điều kiện mưa nhỏ hay tuyết rơi nhẹ. 

Lớp phủ DWR có thể được phủ lại bởi người sử dụng với các dung dịch giặt hoặc phun sương chuyên biệt. Người dùng nên thực hiện việc này khi vải trang phục bị sờn và nước không còn đọng thành giọt nữa.
 
GIẢI THÍCH CÁC CHỈ SỐ VÀ BIỆN PHÁP CHỐNG THẤM ĐƯỜNG MAY
 
Chỉ số chống thấm nước (Waterproof Rating): Nói rằng thứ gì đó chống thấm nước cũng giống như nói một thứ gì đó nặng hay nhẹ. Mọi điều đều có tính tương đối. Khả năng chống thấm nước vừa đủ ở Hà Nội chưa chắc đã có thể giữ bạn khô ráo giữa tháng 11 tại Huế. Để làm mọi thứ thậm chí phức tạp hơn, các nhà sản xuất lại sử dụng những hệ thống chỉ số khác nhau, khiến cho việc so sánh một chiếc áo khoác này với một chiếc khác trở nên khó khăn. Tuy nhiên, dưới đây sẽ là lời giải thích đơn giản về các chỉ số.
  • 1K: Thường được coi là có khả năng kháng mưa, nhưng sẽ thấm qua lớp vải sau một vài phút.
  • 5K: Đây có thể được gọi là khả năng chống thấm nước mưa với bề mặt phẳng, nhưng trong một trận mưa khủng khiếp như trút nước, bạn cuối cùng sẽ vẫn bị ướt.
  • 10-15K: Đây là mức chống nước thực sự. Những chiếc áo khoác có thể chịu được mưa to cũng như tuyết rơi dày, ẩm ướt. Tuy nhiên, nếu bạn đặt chúng dưới sức ép (ví dụ như khi bạn bị ngã xuống nền tuyết ẩm, hay đang ngồi với trường hợp của quần dài), nước sẽ thấm qua.
  • 20K trở lên: Mưa gió ư? Không vấn đề. Tuyết ẩm ư? Hãy mặc nó! Đây là chiếc áo khoác bạn muốn nếu bạn gặp phải cơn bão tuyết tồi tệ nhất.
 
Seam Taping - Chống thấm đường may: Chính xác như tên gọi của biện pháp này. Khi chiếc áo khoác được thiết kế, một lớp băng chống thấm nước được phủ lên phía trên của các đường may để ngăn nước khỏi thấm vào. Có một số loại băng dán khác nhau, nhưng tất cả đều rơi vào một trong ba mức bảo vệ cơ bản dưới đây. Giống như chỉ số chống thấm nước, những gì có hiệu quả ở khu vực địa lý này có thể không đủ khi ở khu vực địa lý khác.
  • Không chống thấm (Not Taped): Như tên gọi của nó cho thấy, không có dải băng nào để ngăn nước không rò rỉ qua các đường may. Chiếc áo khoác này có thể ngăn nước mưa trong một vài phút, nhưng bạn tốt hơn nên tìm kiếm một nơi trú ẩn khi mưa.
  • Chống thấm một phần (Critically Taped): Phương pháp chống thấm này chỉ bảo vệ được những bộ phận có tiếp xúc nhiều nhất dưới thời tiết, như vai và đầu. Đây là một công nghệ phổ biến dùng cho loại áo mặc trong những lần đi trượt tuyết, khi mà một chiếc áo khoác với khả năng chống thấm nước toàn bộ có thể không cần thiết, và giá cả rẻ hơn loại áo chống thấm toàn bộ nhiều.
  • Chống thấm toàn bộ (Fully Taped): có nghĩa rằng áo được phủ dải băng chống thấm nước ở mọi đường may. Đây là khâu tiêu chuẩn cho lớp áo bên ngoài, loại áo làm từ vải chất lượng tốt, và rất cần được cân nhắc sử dụng với những người đi leo núi trong những ngày thời tiết thật sự xấu.
Chỉ số thoáng khi (Breathability Rating): Ngay cả một chiếc áo khoác ngoài loại tốt nhất cũng sẽ khiến bạn cảm thấy hơi lạnh và ẩm nếu bạn ra nhiều mồ hôi khi vận động mạnh. Cũng giống như chỉ số chống thấm nước, chỉ số thoáng khí càng cao thì sẽ đem lại độ thoải mái càng lớn.
  • 5,000 – 10,000g/m²: Chiếc áo khoác này sẽ chỉ có ích khi đi trượt tuyết hay đi dạo quanh khu vực cắm trại trong khi trời đang đổ mưa, nhưng bạn sẽ cảm thấy hơi lạnh và ẩm nến bạn phải đi bộ quá nhiều.
  • 10,000 – 15,000g/m²: Chiếc áo khoác này sẽ phù hợp cho những chuyến đi trượt tuyết, đi bộ leo núi ở nơi hoang dã miễn là bạn phải không đi một mạch qua tuyến đường mòn dày tuyết hoặc leo núi một mạch tới đỉnh.
  • 15,000 – 20,000g/m²: Nếu bạn có một ngày đi trượt tuyết trên quãng đường dài 10.000ft (khoảng hơn 3km), đi leo núi cao, hoặc bất kỳ hoạt động nào khác mà bạn sẽ phải hoạt động mạnh trong một thời gian dài thì một sản phẩm có chỉ số thoáng khí trong khoảng này là cần thiết.
Ethan Nguyen
 
>> Xem ngay các mẫu áo khoác gió chống nước, chống thấm tại WETREK.VN.
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Áo Ngực Thể Thao (Sports Bra)

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Áo Ngực Thể Thao (Sports Bra)

Một vài mẹo đơn giản khi giặt có thể giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng của áo ngực, tiết kiệm tiền và hỗ trợ bạn trong các buổi chạy, buổi tập và trong các hoạt động khác.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Chọn Trang Phục Cho Bé Khi Ở Ngoài Trời

[WeTrekology] Hướng Dẫn Chọn Trang Phục Cho Bé Khi Ở Ngoài Trời

Điểm mấu chốt để giữ bé thật thoải mái là đảm bảo các con mặc đồ thích hợp cho các điều kiện ngoài trời. Nhưng để biết làm sao để chọn đồ cho bé khi chơi ở ngoài, dù thời tiết có thay đổi nhanh đến cỡ nào từ nắng nóng sang ẩm ướt, lại không phải lúc nào cũng đơn giản.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Và Sử Dụng Xà Cạp

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Và Sử Dụng Xà Cạp

Tuyết, nước, bụi bẩn và đá cuội có thể chui vào cả những đôi giày không thấm nước tốt nhất. Để ngăn chặn điều này, hãy đeo xà cạp. xà cạp che phần đi phần cổ giày dễ hở nhất nhằm bảo vệ tuyệt đối đôi chân của bạn khỏi các tác nhân.
[WeTrekology] UPF Nghĩa Là Gì?

[WeTrekology] UPF Nghĩa Là Gì?

Bạn có biết chất liệu vải - thậm chí là màu sắc khác nhau ngăn ngừa tác hại của các tia bức xạ? Bài viết này sẽ giải thích các khái niệm -UV, UPF, SPF- và làm sao để có thể bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Đồ Đi Mưa Cho Bé

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Đồ Đi Mưa Cho Bé

Một vài điều sẽ khiến một đứa trẻ khổ sở hơn cả việc bị ướt và lạnh bởi cơn mưa phùn liên miên. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các loại đồ đi mưa cho bé và các bí quyết hướng dẫn lựa chọn món đồ phù hợp cho con bạn.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Phân Loại Kích Cỡ Giày Trẻ Em

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Phân Loại Kích Cỡ Giày Trẻ Em

Nắm bắt theo dõi được phần chân phát triển nhanh chóng của trẻ em có thể không những tốn tiền mà còn rắc rối. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ mọi việc với một cái nhìn kĩ hơn về những kích cỡ của giày cho trẻ em và sẽ cung cấp thêm nhiều bí quyết phiệu quả.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc