[WeTrekology] Mẹo dã ngoại cho người mới

Ngày đăng 30/08/2017 11:18 AM - 7.078 lượt xem
Bạn lần đầu tiên đi dã ngoại? Một số lưu ý cơ bản sau có thể góp phần đảm bảo cho bạn và cả nhóm có một khoảng thời gian tuyệt vời. Trước khi bạn bắt đầu cuộc phiêu lưu về miền hoang dã, hãy tham khảo danh sách 10 trang bị thiết yếu cho hoạt động dã ngoại và chắc chắn bạn biết cách sử dụng những món đồ mà bạn mang đi.

backpacking-tips-for-beginners-wetrek_vn
 
Dưới đây là một số mẹo nhỏ để chuẩn bị cho chuyến đi dã ngoại đầu tiên của bạn:

CHỌN BẠN ĐỒNG HÀNH CÓ KINH NGHIỆM DÃ NGOẠI

Đi cùng với một người bạn giàu kinh nghiệm. Việc đi cùng một người bạn có nhiều kinh nghiệm giúp bạn yên tâm hơn và đi cùng người khác thường sẽ vui hơn là đi một mình. Một người bạn đã có kinh nghiệm sẽ giúp bạn đẩy nhanh quá trình học hỏi bằng cách chia sẻ hiểu biết của họ về lĩnh vực này.
 
Tham gia vào một nhóm. Những chuyến đi theo nhóm (thường gồm 4-6 người) sẽ mang đến nhiều kỷ niệm. Phần lớn các khu vực hoang dã giới hạn số người trong nhóm là 12 người (để giảm đến mức tối thiểu tác động lên khu vực cắm trại).

CHỌN MỘT HÀNH TRÌNH DÃ NGOẠI PHÙ HỢP

Bạn sẽ muốn xem xét đến những yếu tố như độ dài và độ khó của chuyến đi, cũng như bất cứ vấn đề đặc biệt nào cần quan tâm (đi bộ đường dài với chú chó của bạn hoặc trẻ em) hoặc các sở thích của bạn (những loài hoa hoang dã, thác nước, lịch sử).
 
Độ dài chuyến đi 

Một chuyến đi một đêm là phù hợp với những người mới bắt đầu. Quãng đường nên ngắn hơn 16 km. Điều đó đảm bảo rằng khu dân cư không ở quá xa, khó tiếp cận.
 
Bạn cũng có thể xem xét một chuyến đi 2 đêm. Dựng trại trong đêm đầu tiên, ngày tiếp theo để thư giãn hoặc đi bộ đường dài tới nơi nào đó có cảnh đẹp, sau đó trở lại trại trong đêm đó. Với cách này, bạn sẽ có một chuyến dã ngoại hoàn chỉnh chỉ trong hai ngày.
 
Thông tin chuyến đi
 
Có một số nguồn thông tin hữu ích để bạn có được thông tin về chuyến đi của mình.
 
Sách hướng dẫn: Một số tác giả đánh giá những chuyến đi về cảnh vật - tiêu chí này rất hữu ích để bạn lựa chọn được hành trình tốt nhất cho mình. Những nơi được họ xếp hạng 5 sao thường thu hút nhiều người đến nên đừng mong đợi ở đó sẽ vắng người trừ khi bạn đi vào giữa tuần.
 
Các trang web, tạp chí: Có rất nhiều trang web về dã ngoại và đó có thể là một nguồn thông tin hữu ích cho bạn, mặc dù độ tin cậy có thể khác nhau. Một số tạp chí đưa ra thông tin khá tin cậy và cũng có một số vườn quốc gia luôn duy trì đăng tải các bản báo cáo trực tuyến về điều kiện địa hình, đường mòn. 
 
Những người bạn đi du lịch nhiều: Họ có thể chỉ cho bạn các điểm đến phù hợp với sở thích và khả năng của bạn.
 
Dịch vụ của các vườn quốc gia: Bạn có thể tìm thấy thông tin từ nhân viên kiểm lâm của các vườn quốc gia hoặc trên trang web của họ về khu vực bạn muốn khám phá.

backpacking-tips-for-beginners-wetrek_vn-4

CHỌN ĐỒ DÃ NGOẠI

10 vật dụng cần thiết

Đó là trang bị đã được kiểm chứng là những món đồ cần mang theo khi đi dã ngoại ở nơi hoang dã, bảo đảm cho bạn có những dụng cụ cơ bản để giữ an toàn và sự thoải mái, giúp bạn đối mặt với những tình huống khẩn cấp nếu có. Bạn có thể không bao giờ dùng đến la bàn hay mồi lừa - hai trong số những vật dụng cần thiết - nhưng tốt hơn nên mang theo chúng để đề phòng.
 
Tham khảo một danh sách các đồ đạc cần mang theo trước. 

Tham khảo thêm tại WETREK.VN:
Danh sách bao gồm nhiều món đồ hơn những gì bạn sẽ mang theo trong chuyến đi, nhưng hãy sử dụng nó để đảm bảo bạn không quan bất cứ thứ gì quan trọng. 
 
Không nhất thiết phải chịu đựng sự không thoải mái khi đi dã ngoại. 
 
Nhiều món đồ tạo nên sự thoải mái ở nhà cũng có những dạng khác được thiết kế cho phù hợp cho đi dã ngoại với khối lượng rất nhẹ như bếp đun, đệm ngủ, gối cắm trại.
 
Hành lý nhẹ nhàng.

Bạn rất dễ mang theo quá nhiều đồ. Đúng vậy, bạn muốn mang máy ảnh, giấy vệ sinh, đèn đeo trán và kem chống nắng. Nhưng bạn có thể bỏ qua đèn xách tay, sách để đọc giải trí và chai nước thứ 3 (thay vào đó mang một thiết bị lọc nước và lấy nước trên đường đi). Giữ khối lượng ba lô ở mức vừa phải, khoảng 13,5 kg.

Mượn hoặc thuê đồ.

Dùng thử những món đồ đắt tiền (túi, lều) trước khi mua để bạn hiểu rõ hơn sở thích của mình.

CÁCH CHỌN VÀ ĐÓNG GÓI BA LÔ

Tham khảo bài viết Hướng dẫn cách chọn, sử dụng balo leo núi đầy đủ nhất tại WETREKOLOGY. Đây là một số hướng dẫn ngắn gọn:

Sức chứa. Con số ở trên ba lô thể hiện sức chứa của ba lô với đơn vị lít. Kích cỡ thông thường cho những chuyến đi cuối tuần (1 - 3 đêm) là 35 - 50 lít. Các chuyến đi nhiều ngày (3 - 5 đêm) đòi hỏi  loại ba lô 50 - 80 lít. Với những chuyến đi dài hơn, hoặc nếu bạn sẽ mang nhiều đồ mùa đông hoặc đồ cho trẻ nhỏ, hãy chọn loại 70 lít trở lên. 

Kích cỡ. Chọn ba lô theo độ đài thân trên, chứ không phải chiều cao của cơ thể. Cách tốt nhất để có chiếc ba lô với kích cỡ phù hợp là ghé thăm WETREK Store để nhận được sự tư vấn. Nếu không, bạn có thể nhờ một người bạn đo chiều dài thân trên cho mình, được xác định bằng cách đo khoảng cách giữa phần trên của hông tới đốt sống C7 - đốt xương nhô ra gần cổ.

Tham khảo thêm bài viết Lựa chọn ba lô dã ngoại theo chiều dài thân trên và số đo vòng hông tại WETREKOLOGY

Chất đồ và điều chỉnh ba lô. Ba lô được thiết kế để dồn phần lớn trọng lượng ở hông trong khi ít hơn ở vai. Đặt những đồ đạc nặng gần lưng và vai.
 
Tham khảo thêm [Infographic] Cách đóng gói một chiếc balo chuẩn! tại WETREK.VN

backpacking-tips-for-beginners-wetrek_vn-1

TRANG PHỤC DÃ NGOẠI

Lớp lót. Vải cotton đẫm mồ hôi sẽ lâu khô, nên hãy chọn một loại vải như polyester hút ẩm hoặc vải len, cho đồ lót và đồ lót dài.

Quần dài hoặc quần short. Những chiếc quần dài tháo ống rất phổ biến. Phần chân ống của chúng có thể tháo ra nếu bạn muốn. 

Giày dép. Những đôi giày cao cổ và giày cổ thấp là lựa chọn truyền thống khi đi dã ngoại, mặc dù một số người thích giày leo núi và giày chạy địa hình hơn. Giày tennis và giày cho vận động viên cũng phù hợp khi đi trên đường mòn nhiều đá và rễ cây. Những đôi xăng đan để đi dạo quanh trại là một món đồ xa xỉ nếu bạn không ngại tăng thêm khối lượng cho hành lý. 

Tham khảo bài viết Hướng dẫn cách chọn giày leo núi, giày trekking tại WETREKOLOGY

Tất. Tránh vải cotton. Đi tất cotton trên đường mòn sẽ gây ra các vết phồng rộp. Chọn tất làm từ len hoặc vải tổng hợp với trọng lượng hoặc độ dày phù hợp với giày dép của bạn.

Che đầu. Mũ có vành, mũ lưỡi trai, khăn rằn - sẽ là thông minh nếu bạn chú ý đến việc che chắn cho phần đầu không bị phơi nắng cả ngày. Mang đủ nhiêu kem chống năng để bôi. 

Áo khoác ngoài. Ngay cả khi thời tiết được dự báo là khô ráo, một chiếc áo mưa sẽ che chắn cho cánh tay và người bạn khỏi những rệp và bọ khi ở trong trại. Một lớp trang phục giữ nhiệt (áo khoác hoặc áo lót) giúp bạn không bị lạnh vào thời điểm đầu và cuối ngày.

ĐÔ ĂN VÀ VIỆC CẤT TRỮ

Bữa tối. Để đơn giản, hãy chọn đồ ăn sấy đông lạnh chỉ cần môt vài chén nước đun sôi và 10 phút chờ đợi. Những người sành ăn hay những ai có máy sấy thực phẩm có thể tạo ra các bữa ăn sáng tạo hơn.

Phần còn lại của ngày. Một số người đi dã ngoại dành thời gian để nấu bữa sáng; những người khác tiết kiện thời gian với đồ ăn liền. Bữa trưa có thể là một bữa ăn chính hoặc vài bữa phụ với đồ ăn nhẹ như trail mix, thịt bò khô, hoa quả sấy, pho mát và thực phẩm năng lượng (dạng thanh, kẹo và gel).

Cà phê. Hộp cà phê Pháp khối lượng nhẹ.

Cất trữ đồ ăn. Đừng bao giờ lờ là sự chú ý với đồ ăn. Bạn có thể sẽ bị động mất tha mất đồ ăn. Mang theo hộp đựng đồ ăn hoặc học cách treo đồ ăn để cất giữ (kể cả là bất cứ món đồ có mùi thơm nào) khỏi các động vật gặm nhấm.  

backpacking-tips-for-beginners-wetrek_vn-3

ĐI DÃ NGOẠI VỚI TRẺ EM

Tham khảo thêm bài viết Kinh nghiệm đi du lịch, dã ngoại với trẻ nhỏ tại WETREKOLOGY. 
Đây là một vài điểm then chốt:

Điều chỉnh kỳ vọng của bạn. Bạn sẽ đi chậm hơn và đi trên quãng đường ngắn hơn, nhưng (với tình thương yêu và sự kiên nhẫn) bạn nó thể nuôi dưỡng tình yêu đối các cuộc thám hiểm ngoài trời ở trẻ nhỏ.

Dạy lũ trẻ sự tôn trọng với đất đai. Khuyến khích trẻ em đi trên đường mòn và không đi tắt trên những đoạn đường ngoặt gấp vá. Nhắc trẻ không hái hoa, nhặt đá hoặc khắc tên mình vào thân cây.

VIỆC LIÊN LẠC VÀ DÙNG ĐỒ ĐIỆN TỬ KHI ĐI DÃ NGOẠI

Đừng hy vọng nhận được điện thoại ở khu vực hoang dã. Các trạm sóng điện thoại có thể được tìm thấy gần những trung tâm du lịch ở một số vườn quốc gia, nhưng ở nơi hoang dã, khả năng nhận được điện thoại rất hiếm hoi.
Những lựa chọn liên lạc khác gồm điện thoại vệ tinh (đắt, nhưng là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn nếu bạn phải liên lạc), tin nhắn vệ tinh (có thể truyền các tin nhắn văn bản 1 chiều hoặc ngay cả 2 chiều), bộ đàm 2 chiều (phù hợp nhất với các nhóm tản ra trên một khu vực rộng lớn; khoảng cách trung bình là 3,2 km) và máy phát tín hiệu định vị cá nhân (để gửi đi một tín hiệu khẩn cấp).
Những nguồn điện di dộng (như sạc pin năng lượng mặt trời) có thể tạo ra đủ điện để sạc đầy một chiếc điện thoại thông minh.

TRƯỚC KHI BẠN ĐI

Tập luyện ở nhà hoặc ở một khu cắm trại. Dựng lều ở sân sau. Bơm đệm ngủ. Bật bếp. Kiểm tra đèn đeo trán. Hiểu cách mọi thứ hoạt động ở một nơi thoải mái trước khi bạn chịu áp lực trong một bối cảnh không quen thuộc.

Gọi điện trước. Tránh những điều bất ngờ. Liên lạc với một văn phòng kiểm lâm ở điểm đến hoặc gần đó. Hỏi về đường xá, tình trạng đường mòn, các yêu cầu về giấy phép, hoạt động của động vật hoặc bất cứ hạn chế tạm thời nào.

Chia sẻ kế hoạch với một người bạn. Để lại một bản kế hoạch về hành trình cho một người bạn sẽ ở lại thị trấn. Nếu bạn không trở lại vào thời gian phù hợp, người bạn đó có thể thông báo cho nhân viêm kiểm lâm rằng bạn cần giúp đỡ.

backpacking-tips-for-beginners-wetrek_vn-2

NẾU BẠN BỊ LẠC

Hãy nhớ đến một cụm từ S-T-O-P. 
S - Stop: Dừng lại
T - Think: Suy nghĩ
O - Observe: Quan sát
P - Plan: Lên kế hoạch.

Dừng lại: Nếu bạn cảm thấy không thoải mái, đừng đi xa hơn. Cũng đừng hoảng sợ. Quy tắc thay đổi nếu khu vực đó không an toàn hoặc ai đó trong nhóm cần sự chăm sóc y tế. Đếm tới 10, uống một ít nước hoặc ăn một ít đồ ăn. Những hành động này thường khiến cho bạn tỉnh táo hơn và giúp bạn đánh giá tình huống tốt hơn.

Suy nghĩ: Lần cuối khi bạn chắc chắn về vị trí của mình ở đâu? Bạn có thể tìm đường trở về nơi đó không? Bạn có nghe hoặc nhìn thấy những cột mốc hữu ích như một con đường bộ hay đường mòn không? Nếu vậy, cẩn thận trở lại địa điểm đó và đánh giá lại những lựa chọn của bạn.

Quan sát: Đặt các giác quan của bạn vào sự cảnh giác cao độ. Hình dung ra trong đầu tất cả những điểm nổi bật mà bạn đã thấy khi bạn đến vị trí hiện tại. Bạn có thể dùng chúng như những điểm chỉ đường để dẫn bạn trở về một nơi mà bạn biết rõ vị trí không? Nếu vậy, trở lại vị trí đó. Bạn có thể đến một con đường mòn được nhiều người biết đến từ đó không? Nếu không, hãy ở nguyên vị trí. Những người cứu hộ sẽ dễ tìm thấy bạn hơn khi bạn ở gần đường đi ban đầu.

Lên kế hoạch: Nếu bạn đi lạc cùng với những người khác, hãy thảo luận một kế hoạch. Nếu không, việc nói kế hoạch thật to như thể bạn đang giải thích nó cho ai đó khác có thể hữu ích. Nếu hợp lý, hãy làm theo kế hoạch đó. Nếu không, điều chỉnh lại kế hoạch. Nếu tình huống thay đổi khi bạn đang làm theo kế hoạch đó, hãy bắt đầu lại từ S để tăng sự an toàn cho mình. 

NGUYÊN TẮC Ở NƠI HOANG DÃ

“Dọn sạch những gì bạn xả ra.” Đó là một câu nói cũ những vẫn còn giá trị, cùng với “Chỉ chụp ảnh, chỉ để lại dấu chân.” Ở nơi hoang dã, không ai dọn dẹp phía sau bạn. Vậy nên hãy luôn giữ vệ sinh. Nhặt hết giấy gói, dọn hết vỏ cam. Bất cứ món đồ nào không bắt nguồn ở nơi hoang dã, ngay cả lõi quả táo, cũng không nên bị bỏ lại ở đó. Ở một số khu vực, bạn cũng phải dọn cả giấy vệ sinh. 
Tìm hiểu các quy tắc Leave No Trace - Không Để Lại Dấu để khung cảnh nơi hoang dã vĩnh viễn mang vẻ nguyên sơ và lôi cuốn theo cách mà bạn muốn nhìn thấy. 
 
Hiểu rằng những nơi xa xôi, heo lánh có sự hoang dã và không đoán trước được, chứ không phải là một công viên. Bạn sẽ không tìm thấy tay vịn, chốt điện thoại công cộng, người phục vụ, nhà vệ sinh hiện đại, đài phun nước, quầy bán đồ ăn nhẹ. Đó là một nơi tiềm ẩn nguy hiểm. Đây cũng là một phần tạo nên sức hấp dẫn cho những nơi đó - những vùng đất hoang dã là một thế giới khác biệt. Tự lập là một kỹ năng cần thiết để chinh phục nơi xa xôi, hoang dã này. Bạn sẽ cần thích nghi với những vấn đề không ngờ tới. 

Không tiếng ồn. Phần lớn mọi người đến nơi hoang dã vì sự yên bình và khung cảnh nơi đây - một sự giải thoát khỏi cuộc sống thành thị ồn ào. Hãy tận hưởng niềm vui và nhớ tự điều chỉnh mức độ âm thanh của mình.

Cuối cùng, hãy thư giãn và tận hưởng. Thân thiện với những người bạn đồng hành cùng đi dã ngoại, với các loài động vật và mảnh đất mà bạn đến. Hít thở sâu, thả mình giữa thiên nhiên và chìm đắm vào thế giới mới.

Phương Dung
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là gì?

[WeTrekology] Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là gì?

Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là một hoạt động kết hợp giữa chạy bộ địa hình đường dài và đi bộ đường dài với trang bị siêu nhẹ. Bạn di chuyển nhanh chóng - chủ yếu là chạy hoặc đi bộ, đôi khi đi bộ nhanh - trong khi di chuyển quãng đường dài và mang theo các vật dụng cần thiết nhất cho một chuyến đi nhiều ngày. Di chuyển nhanh chóng với một bộ đồ nhẹ cho phép bạn thoát khỏi đám đông, đi sâu hơn vào nơi hoang dã và ở lại lâu hơn nếu bạn chỉ chạy đường mòn. Hãy cùng WeTrek tìm hiểu về Fastpacking nhé!
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn, Sử Dụng Balo Leo Núi Đầy Đủ Nhất

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn, Sử Dụng Balo Leo Núi Đầy Đủ Nhất

Hướng dẫn đầy đủ nhất về cách lựa chọn, sử dụng các loại balo leo núi, balo dã ngoại. Balô leo núi có các tính năng thông dụng như: Có khả năng thu gọn balô tới trọng lượng tốt thiểu (tháo nắp đậy, khung balô, đai hông) để sử dụng khi vượt núi. Hẹp hơn, bóng bẩy hơn và đôi khi có chất lượng cao cấp hơn các loại balô thông thường, cho phép cử động tay không bị vướng víu.
[WeTrekology] Ngăn Ngừa Và Chăm Sóc Khi Bị Phồng Rộp

[WeTrekology] Ngăn Ngừa Và Chăm Sóc Khi Bị Phồng Rộp

Ngày nay, phồng rộp dưới bàn chân biến thành một trong những chấn thương phổ biến nhất với các nhà leo núi. Tin tốt là tri thức ngày nay của chúng ta về chúng cũng đã tiến bộ
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lên Kế Hoạch Dã Ngoại Cùng Gia Đình

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lên Kế Hoạch Dã Ngoại Cùng Gia Đình

Hướng Dẫn Cách Lên Kế Hoạch Cho Chuyến Đi Dã Ngoại Cùng Gia Đình, Từ Trẻ Nhỏ Đến Người Già.
[WeTrekology] Bạn Sẽ Cần Bao Nhiêu Nhiên Liệu Đốt Lò Trong Một Chuyến Đi Dã Ngoại?

[WeTrekology] Bạn Sẽ Cần Bao Nhiêu Nhiên Liệu Đốt Lò Trong Một Chuyến Đi Dã Ngoại?

Theo hướng dẫn chung, bạn chỉ nên mang vừa đủ nhiên liệu để đun sôi một lít nước cho mỗi người, mỗi bữa ăn và hãy tính toán cả thời gian bếp sôi cũng như tổng thời gian cháy. Đọc tiếp để tìm hiểu cách tính toán nhu cầu nhiên liệu của bạn.
[WeTrekology] Khái Niệm về Trekking

[WeTrekology] Khái Niệm về Trekking

Trekking là gì? Bài viết này phân tích chi tiết và làm rõ trekking nghĩa là gì? Được WETREK.VN tổng hợp và chuẩn bị công phu. Trekking là một hoạt động giải trí ngoài trời hay một hoạt động dã ngoại (Outdoor Recreation hay Outdoor Activity) mà người đi trekking (hay được gọi là trekker) có những chuyến đi bộ đường dài, đi bộ leo núi nhiều ngày (multi-day hiking) tới những vùng ngoại ô, ngoài đô thị, phần lớn tới vùng đồi núi có địa hình gồ ghề, lởm chởm. Trekking ở đây khác với trekking mang ý nghĩa “đi di cư”. Nhiều trekker còn tham gia vào những chuyến đi dài ngày hơn, vượt qua nhiều vùng miền trên khắp thế giới, họ coi trekking như là một cách để di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc