[WeTrekology] Những quy tắc vệ sinh cần nhớ khi đi dã ngoại

Ngày đăng 21/09/2020 08:54 AM - 15.805 lượt xem
Đối với những người mới đi dã ngoại, đi vệ sinh trong rừng còn đáng sợ hơn bị rộp chân hay gấu tấn công. Đừng lo, đó là việc con người vẫn làm hàng nghìn năm nay rồi. Trước hết, khi khởi hành, đừng bỏ qua những việc sau đây:
 
Hiểu rõ quy tắc “Không Để Lại Dấu”: Giữ cho khu vực cắm trại luôn sạch và thậm chí sạch hơn lúc bạn mới đến là một trong những điều tuyệt vời nhất dành cho những người đến sau. 

Tham khảo bài viết [Leave No Trace] Nguyên tắc 3: Xử lý chất thải đúng cách trong loạt bài 7 nguyên tắc Outdoor khi đi cắm trại, dã ngoại tại WETREK.VN
 
Tìm hiểu xem có quy định nào đối với việc xử lý chất thải trong khu vực mà bạn đến  không. Có một số khu vực ở vùng cao, nhạy cảm hoặc đông khách du lịch có những quy định rất nghiêm ngặt.
 
quy-tac-ve-sinh-khi-di-da-ngoai-wetrek.vn
 

Tiểu tiện ở vùng hẻo lánh

Tìm một nơi thật xa đường mòn và khu vực cắm trại. Nếu bạn đi theo nhóm thì có thể tìm 2 vị trí tách biệt làm chỗ đi vệ sinh cho nam và nữ. Nhưng nói chung, khi chọn chỗ đi vệ sinh hãy nhớ những điều sau:
  • Nguồn nước lưu lượng nhỏ: Không bao giờ đi vệ sinh trực tiếp vào một cái ao, suối hoặc hồ nhỏ. Phải chọn chỗ cách xa nguồn nước ít nhất 60 mét.
  • Nguồn nước lưu lượng lớn: nếu bạn hạ trại ngay gần 1 con sông lớn, tốt nhất nên đi vệ sinh xuống sông thay vì gốc cây nào đó. Nước sông có thể hòa loãng được lượng chất thải, và khu vực cắm trại sẽ không bị ám mùi hôi.
  • Khu vực núi cao: Trên những vùng cao có dê sinh sống, đi tiểu lên đá là lựa chọn hàng đầu. Muối trong nước tiểu thường thu hút những con dê, do đó chúng có thể đào những cây yếu lên để tìm muối.
Mẹo đi vệ sinh cho phụ nữ
 
Dưới đây là một số mẹo đặc biệt dành cho phụ nữ.
  • Nếu có thể, hãy tìm một chỗ thấm nước nhanh (tốt nhất là gốc cây) để không bị bắn vào người. Dang chân rộng ra khi ngồi xổm sẽ giúp bạn giữ được cân bằng. Đảm bảo rằng quần, dây giày, đai...của bạn thật gọn gàng và nhớ ngồi theo hướng dốc khi đi vệ sinh để dòng nước không chảy vào chân bạn.
  • Khi đi, nhớ mang theo vài cuộn giấy vệ sinh hoặc khăn giấy và một túi khóa miệng bằng nhựa. Bỏ giấy đã dùng vào đó và đổ vào thùng rác trong nhà vệ sinh khi bạn trở về.
  • Trên đường đi, một vài chị em chọn cách để khô tự nhiên hoặc dùng khăn vệ sinh. Buộc chặt khăn bên ngoài ba lô cho khô và giặt sạch khi có thể.
  • Vào những hôm mưa rét, hoặc ở những vùng sa mạc hoặc vùng cao không có chỗ khuất, hãy sử dụng phễu đi tiểu cho nữ. Bạn có thể đứng tiểu khi dùng dụng cụ này (tập dùng ở nhà trước đã nhé). Rửa sạch nếu có thể và cất trong túi nhựa.
quy-tac-ve-sinh-khi-di-da-ngoai-wetrek.vn
  • Nếu bạn ngủ trong lều và không muốn ra ngoài vào đêm lạnh thì bạn có thể dùng đến phễu và một cái chai dành riêng để đựng nước tiểu (chắc chắn là phải thử dùng ở nhà trước nhé). Đóng nắp chai lại và để ngay bên ngoài lều của bạn. Sáng hôm sau, đổ nước tiểu vào bụi cây cách xa khu trại.
  • Nếu chỗ bạn đến không có nhiều chỗ khuất, bạn có thể quấn một chiếc khăn sarong, khăn tắm hoặc chăn nhẹ quanh mình khi ngồi xổm. Hoặc là, nếu bạn đang đi với ai đó, thì bảo họ canh chừng cho (và ngược lại).
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Cẩm nang dã ngoại cho phụ nữ trong “ngày ấy” tại WETREK.VN

Đại tiện khi đi dã ngoại

Trước khi đi đại tiện, nhớ mang theo dụng cụ vệ sinh và sử dụng các phương pháp phù hợp.
 
Dụng cụ vệ sinh

Ngoài những thứ cơ bản như giấy vệ sinh và nước rửa tay, bạn sẽ cần đến những thứ sau:
  • Túi nhựa miệng khóa: Một số nơi yêu cầu bạn cất giấy vệ sinh đã dùng vào túi (cho dù không bắt buộc thì đó vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường). Nếu không muốn mọi người nhìn thấy, hãy bọc túi rác bằng giấy bạc, quấn nhiều lớp băng dính hoặc tô kín bằng bút nhớ không trôi.
  • Xẻng cắm trại: bạn có thể mang theo một chiếc xẻng loại nhẹ, gấp gọn đươc để đào hố đi vệ sinh.
  • Túi đựng chất thải: Một số vùng cao, nhạy cảm hoặc nhiều khách du lịch yêu cầu du khách đi đại tiện trong túi; lúc đó, bạn phải mang theo túi đựng. Có một vài loại túi khác nhau: “túi xanh” là những túi nhựa đơn thuần, hoặc túi kín miệng 2 lớp có chứa gel  khử mùi. Mặc dù tất cả các loại túi này đều chống rò rỉ, tuy nhiên hãy bọc thêm 1 lớp túi nhựa nữa cho an toàn.
Tìm một chỗ thích hợp
  • Mang theo dụng cụ vệ sinh ra xa đường mòn, khu trại hoặc nguồn nước khoảng 60m. Chọn những nơi có bụi rậm nếu bạn muốn được kín đáo, và chú ý những thứ xung quanh để dễ tìm đường trở về trại hoặc ra đường mòn.
  • Nếu có thể, hãy tìm những chỗ có đất xốp và khô ráo để chất thải phân hủy nhanh hơn. Dùng một cái xẻng, que, đá hoặc giày cao gót để đào một cái lỗ rộng khoảng 10 cm và sâu khoảng 15-20 cm.
  • Nếu nền đất quá cứng hoặc có nhiều đá, hãy cố gắng di chuyển 1 tảng đá ra xa và đi vào đó. Sau khi đã xong, đặt viên đá vào chỗ cũ hoặc là đi vào túi và mang theo.
quy-tac-ve-sinh-khi-di-da-ngoai-wetrek.vn
 
Xử lý giấy vệ sinh
  • Cố gắng dùng ít giấy vệ sinh nhất có thể. Bạn có thể dùng những thứ có sẵn trong tự nhiên để chùi như lá cây bản lớn (phải chắc chắn là không phải cây độc nhé), đá trơn nhẵn và thậm chí là tuyết. Hãy đảm bảo rằng bạn tìm được những thứ đó trước khi đi vệ sinh.
  • Thả giấy vệ sinh, lá cây hoặc đá đã dùng vào hố, tốt hơn hết là bỏ giấy vệ sinh vào túi rác để mang theo.
  • Khăn ướt cũng rất hữu ích nhưng đừng vứt chúng vào hố, hãy bỏ chúng vào túi rác của bạn (như cách bạn xử lý dụng cụ vệ sinh kinh nguyệt)
Lấp hố
  • Dùng đất cát đã đào lên để lấp đầy hố (bao gồm cả giấy vệ sinh nếu bạn không muốn mang theo). Dùng chân dẫm chặt hố và đặt một hòn đá hoặc nhành cây lên miệng hố để tránh thú vật đào lên. Bạn cũng có thể đâm một cái cọc vào đấy để làm dấu cho người khác.
  • Cuối cùng, dùng nước khử trùng rửa tay thật sạch, rửa kỹ các ngón tay. 
quy-tac-ve-sinh-khi-di-da-ngoai-wetrek.vn

Mẹo giữ vệ sinh nơi hẻo lánh

Tay không được rửa sạch có thể gây ra các bệnh đường ruột trong hoặc sau chuyến đi. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn giữ tay luôn sạch khi đến những nơi hẻo lánh và khan hiếm nước.
 
Mẹo vệ sinh cá nhân
  • Mang theo dung dịch rửa tay sát khuẩn (hoặc khăn ướt, nhưng phải gói lại cẩn thận khi dùng xong) và nhớ dùng sau khi đi vệ sinh và trước khi cầm nắm thức ăn. Rửa tay với nước và xà phòng có thể làm sạch tay kỹ hơn. Nhưng dùng dung dịch rửa tay cũng mang lại kết quả tương tự.
  • Trong chuyến đi, nên rửa tay với nước và xà phòng mỗi ngày một lần.
  • Không dùng khăn lau bát đũa để lau khô tay.
quy-tac-ve-sinh-khi-di-da-ngoai-wetrek.vn
 
Giữ vệ sinh môi trường
  • Khi đi xa lâu ngày, bạn sẽ có thể cần tắm rửa hoặc ít nhất là đi bơi. Dưới đây là một vài mẹo giữ nguồn nước luôn sạch sẽ:
  • Không bao giờ rửa tay với xà phòng trực tiếp vào hồ hoặc suối, kể cả xà phòng sinh học, vì sẽ làm hại tới các sinh vật dưới nước.
  • Sử dụng chậu xách tay khi đi cắm trại (hoặc ấm đun) để xách nước tắm ra cách xa nguồn nước khoảng 60 mét.
  • Nếu sử dụng xà bông thì hãy dùng loại xà phòng sinh học không mùi.
  • Trước khi bơi, rửa sạch kem chống nắng và chống côn trùng trên cơ thể bạn để tránh việc các chất hóa học có trong các sản phẩm đó gây ô nhiễm tới môi trường nước trong ao hoặc suối.
  • Sau khi tắm, hãy đổ nước bẩn vào đất thay vì đổ vào bụi cây hoặc đá tảng.  
  • Nên mang theo một chiếc khăn tắm cỡ nhỏ và nhanh khô.
DUKI Hoàng
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Hướng dẫn cách xử lý đồ outdoor, thiết bị dã ngoại khi sắp hết tuổi thọ.

[WeTrekology] Hướng dẫn cách xử lý đồ outdoor, thiết bị dã ngoại khi sắp hết tuổi thọ.

Bạn phải làm gì để biết khi nào đồ outdoor, thiết bị dã ngoại của bạn đã sắp hết tuổi thọ? Hướng dẫn này sẽ giúp bạn xác định cách bán lại, quyên góp, tái chế, giảm thiểu hoặc (như phương án cuối cùng) tiêu hủy đồ dùng yêu thích của bạn.
[WeTrekology] Nấu Ăn Trên Hố Lửa Khi Cắm Trại

[WeTrekology] Nấu Ăn Trên Hố Lửa Khi Cắm Trại

Hố lửa thường là cách tốt nhất để nấu ăn trong các chuyến cắm trại. Đồ ăn không chỉ có thêm màu xém cháy và mùi thơm hun khói khi được nấu bằng than, củi, mà còn không đòi hỏi quá nhiều dụng cụ để nấu. Nấu ăn trực tiếp trên lửa tạo cảm giác rất tuyệt vời và làm cho bữa ăn trở nên ngon hơn rất nhiều, từ pizza cho tới mỳ Ý và thịt viên.
[WeTrekology] Đạp Xe Leo Núi Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

[WeTrekology] Đạp Xe Leo Núi Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

Có rất nhiều cách để tận hưởng bộ môn đạp xe leo núi, và bạn thậm chí không cần phải thực sự tới những ngọn núi. Các cung đường có thể trải dài từ những những con đường mòn xuyên rừng rộng rãi, bằng phẳng cho tới những con đường đơn làn đòi hỏi kỹ thuật cao sẽ khiến cho lượng adrenaline trong bạn tăng vọt.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Mũ Bảo Hiểm Xe Đạp

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Mũ Bảo Hiểm Xe Đạp

Mũ bảo hiểm là một vật không thể thiếu mỗi khi đạp xe, ở một vài nơi còn có các luật bắt buộc phải đội chúng. Tất cả các loại mũ bảo hiểm ở Mỹ đều đạt mức tiêu chuẩn mức độ chống va đập chung, nhưng trong quá trình chọn mua vẫn có một vài yếu tố bổ sung bạn có thể sẽ muốn cân nhắc tới.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Chế Tạo Kệ Bếp Cắm Trại Đa Năng Cho Riêng Bạn

[WeTrekology] Hướng Dẫn Chế Tạo Kệ Bếp Cắm Trại Đa Năng Cho Riêng Bạn

Một căn bếp gọn gàng là bí mật của một chuyến cắm trại vui vẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc giữ cho các dụng cụ nấu nướng khi cắm trại và các nguyên liệu dễ tiếp cận cũng dễ dàng khi bạn ở nơi cắm trại.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Lều Nóc Xe Hơi (Rooftop Tents)

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Lều Nóc Xe Hơi (Rooftop Tents)

Những chiếc lều nóc xe, được dựng bên trên những thanh trục trên cao, đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ những người đam mê cắm trại trong thời gian trở lại đây.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc