Kinh Nghiệm Leo Núi Bà Đen Đường Cột Điện Ban Đêm CỰC PHÊ

Ngày cập nhật 09/09/2020 04:35 PM - 32.024 lượt xem

Ở vùng đất phía Nam, núi Bà Đen được công nhận là "Nóc Nhà Đông Nam Bộ" với độ cao 986m hay còn có cái tên hoa mỹ hơn đó là "Đệ Nhất Thiên Sơn". Vậy nên, núi Bà Đen trở thành địa điểm chinh phục & khám phá thú vị của các bạn trẻ, Trekker miền Nam.

Tại đây, các bạn có thể thỏa thích vui chơi các hoạt động như:

Kinh nghiệm leo núi Bà Đen đường cột điện ban đêm

Kinh nghiệm leo núi Bà Đen đường cột điện ban đêm

Trekking núi Bà Đen không chỉ dành cho các bạn có sức khỏe, kinh nghiệm leo núi mà còn phù hợp với các bạn nữ muốn một lần được đặt chân lên đây. Bởi lẽ, leo núi Bà Đen có nhiều cung đường Trek khác nhau và độ khó của nó cũng khác biệt.

Bài viết này, WETREK.VN sẽ gửi đến các bạn lịch trình Trekking núi Bà Đen cũng như những "kinh nghiệm leo núi Bà Đen" đường cột điện để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất nhé.

  • Điểm đến: Núi Bà Đen

  • Vị trí: Thạnh Tân, Tây Ninh; Cách Sài Gòn gần 100km

  • Hoạt động Outdoor nổi bật: Trekking, leo núi, cắm trại, săn mây,...

  • Đường lên núi: Đường cột điện, đường chùa, Ma Thiên Lãnh, dốc Đá Trắng, núi Phụng và đường ống nước

  • Độ khó: Thấp

  • Sóng: Đỉnh núi vẫn có sóng

1. GIỚI THIỆU VỀ NÚI BÀ ĐEN

Núi Bà Đen còn biết đến với cái tên "nóc nhà Đông Nam Bộ" hay "Đệ Nhất Thiên Sơn" bởi vì núi có độ cao 986m - ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ. Núi Bà Đen thuộc quần thể di tích văn hóa Núi Bà bao gồm: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Trên núi lại có rất nhiều chùa như: chùa Trung, chùa Bà, chùa Hang,..

Bên cạnh đó, núi Bà Đen còn gắn liền với truyền thuyết Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen) nên thu hút được rất nhiều khách thập phương tới hành hương, khám phá và ngắm cảnh núi non.

Leo núi Bà Đen đường cột điện

Núi Bà Đen ở đâu tại Tây Ninh?

2. LEO NÚI BÀ ĐEN VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?

Theo kinh nghiệm leo núi Bà Đen của người dân bản địa thì các bạn có thể Trekking núi Bà Đen bất kỳ thời gian nào. Bạn có thể đi vào mùa hè, mùa thu hay mùa đông tùy theo sở thích của bạn.

Tuy nhiên, nếu mục đích leo núi của bạn là săn mây, cắm trại thì WETREK.VN khuyến nghị bạn nên leo núi Bà Đen vào mùa thu vì thời điểm này ít mưa, nắng không gắt và dễ săn được mây hơn.

Thời tiết 7 ngày ở núi đỉnh núi Bà Đen - Tây Ninh

Bên cạnh đó, để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi leo núi Bà Đen thì các bạn không nên leo núi vào những tháng lễ, Tết. Ví dụ: Những tháng đầu năm, những ngày lễ trong năm,... Bởi vì thời điểm này khách thập phương tới núi rất đông, bạn sẽ thật khó thưởng thức được không khí mát mẻ và cảnh sắc nơi đây. Đặc biệt, các bạn nên tránh leo núi vào những tháng có mưa lớn hoặc các tháng cao điểm của mưa bão nhé.

Nên leo núi Bà Đen vào thời điểm nào?

Nên leo núi Bà Đen vào thời điểm nào?

3. PHƯƠNG TIỆN ĐI TỚI CHÂN NÚI BÀ ĐEN

Muốn đi tới núi Bà Đen, các bạn có thể đi bằng nhiều phương tiện khác nhau như đi xe Bus, xe máy hoặc ô tô cá nhân. Tuy nhiên, mình vẫn muốn các bạn đi bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân cho thuận tiện trong việc đi lại:

- Với xe Bus, bạn sẽ phải đi khoảng 3 chặng đó là: Bến Thành - Củ Chi (vé 7.000đ); Củ Chi - Bến Xe Tây Ninh (15.000 - 25.000đ); Bến xe Tây Ninh - Núi Bà Đen (15.000đ)

- Hoặc bạn có thể đi xe khách thì chỉ cần đi 2 chặng: Bến xe An Sương - Bến xe Tây Ninh (50.000 - 60.000đ); Bến xe Tây Ninh - Núi Bà Đen (15.000đ)

- Nếu đi từ Tp. HCM bằng xe máy hoặc ô tô thì chỉ cần chạy theo quốc lộ 22, đến ngã 3 Trảng Bàng, đi Gò Dầu, rẽ trái đi Dương Minh Châu (cách di chuyển này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian)

4. CUNG ĐƯỜNG TREKKING NÚI BÀ ĐEN

Đường leo núi Bà Đen không chỉ có một đường mà có nhiều đường khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng. Cụ thể có các đường như: Cáp treo, đường cột điện, đường chùa, đường Ma Thiên Lãnh,...

4.1. Lên núi Bà Đen bằng cáp treo

Hệ thống cáp treo núi Bà Đen được đưa vào hoạt động từ tháng 1 năm 2020. Vì thế, các bạn không muốn leo núi Bà Đen hoặc Trekking núi Bà Đen trong ngày thì có thể đi bằng cáp treo để lên đỉnh núi.

Giá vé khứ hồi lên đỉnh núi Bà Đen sẽ dao động từ 80.000đ - 180.000đ người/ khứ hồi. Với người lớn hoặc trẻ em cao trên 1m40 thì có giá vé là 95.000đ/ lượt và 180.000đ/ khứ hồi. Còn với trẻ em cao từ 1 - 1m4 thì chỉ mất 50.000đ/ lượt và 80.000đ/ khứ hồi.

Nếu cho trẻ nhỏ đi cùng thì các bạn nên đi bằng cáp treo để đảm bảo an toàn nhé

Leo núi Bà Đen bằng cáp treo

Lên núi Bà Đen bằng cáp treo là cách tới đỉnh núi Bà Đen nhanh

4.2. Leo núi Bà Đen bằng đường chùa (độ khó 1)

Leo núi đường chùa khá ngắn, có nhiều trạm tiếp nước (3 -4 trạm) nên đường này khá đông vui, có cả các bạn leo núi và người dân bản địa đi đường này. Nhờ đó mà leo núi đường chùa không lo bị lạc hay gặp sự cố như các cung đường khác.

Tuy nhiên, đường chùa lại có nhiều vách đứng và là đường có nhiều rác nhất. 

Leo núi Bà Đen bằng đường chùa

Leo núi Bà Đen bằng đường chùa

4.3. Leo núi Bà Đen bằng đường cột điện (độ khó 2)

Leo núi Bà Đen bằng đường có độ khó nhất định, trên đường đi không có tiếp nước. Các bạn phải vượt qua 117 cột điện thì mới tới được đỉnh núi. Hành trình leo núi Bà Đen ban đêm sẽ được WETREK.VN chia sẻ ở bên dưới nhé.

Leo núi Bà Đen bằng đường cột điện

Leo núi Bà Đen bằng đường cột điện

4.4. Leo núi Bà Đen bằng đường ống nước (độ khó 3)

Đường ống nước có độ khó thứ 3 trong các con đường lên núi. Nó tương tự như đường cột điện vì bạn chỉ cần đi theo đường ống là có thể lên tới đỉnh núi. Tuy nhiên, đường này có nhiều chỗ khá dốc, trơn trượt và có nhiều cành, lá mục bên dưới. Vì thế khi đi cần chú ý điểm này.

Lưu ý: Mùa mưa không nên đi đường này nhé

Leo núi Bà Đen bằng đường ống nước

Leo núi Bà Đen bằng đường ống nước

4.4. Trekking núi Bà Đen bằng đường Ma Thiên Lãnh (độ khó 4)

Với đường Ma Thiên Lãnh chúng ta sẽ không gọi là leo núi mà nên gọi là Trekking bởi vì đường này rất dễ lạc, có nhiều nguy hiểm, không có đường mòn. Có nhiều người từng nói dù đi đường này mấy lần nhưng vẫn có thể bị lạc nên nó chỉ phù hợp với các bạn Trekker có kinh nghiệm và sức khỏe tốt.

Trekking núi Bà Đen đường Ma Thiên Lãnh thì nên có Poter và đi theo sự chỉ dẫn trên vách đá của người đi trước. Ngoài ra các bạn không nên đi tối vì dễ bị lạc và gặp nguy hiểm (có nhiều vách đá)

Leo núi Bà Đen bằng đường Ma Thiên Lãnh

Leo núi Bà Đen bằng đường Ma Thiên Lãnh 

4.6. Trekking núi Bà Đen đường núi Phụng (độ khó 5)

Núi Phụng là con đường mới có nhiều nét giống Ma Thiên Lãnh nhưng có tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và thử thách hơn rất nhiều. Đi đường này, các bạn phải vượt qua đỉnh núi Phụng trước rồi mới có thể leo núi Bà Đen. Vậy nên quãng đường di chuyển cũng dài hơn rất nhiều so với các cung đường khác.

Khi các bạn đi cung này cần chuẩn bị thật đầy đủ đồ ăn và nước uống bởi vì có rất nhiều nhóm đi gặp nguy hiểm vì bị thiếu nước, thiếu đồ ăn.

Trekking núi Bà Đen đường Núi Phụng

Trekking núi Bà Đen đường Núi Phụng

4.7. Đường Đá Trắng (độ khó 6)

Đường Đá Trắng có tầm nhìn đẹp nhất trong tất cả cung đường leo núi Bà Đen. Tuy nhiên đương này cực nguy hiểm vì trên đường có nhiều tảng đá lớn và leo dốc 700m. Vì vậy khi đi cung đường này, bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là tìm hiểu kỹ về cung đường.

Leo núi Bà Đen bằng đường Đá Trắng

Leo núi Bà Đen bằng đường Đá Trắng

5. CHUẨN BỊ ĐỒ TRƯỚC KHI LEO NÚI BÀ ĐEN

Trong bất kỳ chuyến đi nào thì các bạn cũng cần chuẩn bị đồ đạc, nhất là các đồ dùng thiết yếu, quan trọng cho chuyến đi:

- Đèn Pin (bắt buộc phải có vì đi ban đêm)

- Giấy tờ tùy thân, giấy tờ xe, bằng lái,....

- Balo leo núi

- Giày leo núi, Trekking hoặc giày thể thao

- Đồ điện tử: Máy ảnh, điện thoại, sạc dự phòng, máy quay

- Găng tay, mũ, trang phục thoải mái, áo mưa dự phòng

- Đồ dùng nấu ăn, nướng BBQ

- Mang đồ đựng rác của mình

- Đồ dùng vệ sinh cá nhân, nước rửa tay

- Thuốc men cơ bản, sơ cứu y tế.

Trọn Bộ Đồ Cắm Trại Tại WETREK.VN

Bên cạnh đó bạn cũng cần chuẩn bị thật đầy đủ đồ ăn (bánh kẹo, đồ ăn nhanh, đồ nướng BBQ), trái cây (chuối cung cấp calo nhanh, táo, quýt,...) và nước uống (mỗi người cần chuẩn bị ít nhất 3 lít nước vì trên đường không có trạm tiếp nước)

Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm một số dụng cụ nấu nướng như: nồi nấu, gia vị, vài đoạn dây thép, bàn ghế dã ngoại,.. và thêm một chút chanh, muối, đường hoặc mật ong để bù lại điện giải một cách nhanh nhất.

Chuẩn bị đồ trước khi leo núi Bà Đen

Chuẩn bị đồ trước khi leo núi Bà Đen

6. LỊCH TRÌNH LEO NÚI BÀ ĐEN ĐƯỜNG CỘT ĐIỆN BAN ĐÊM

Ngày 1:

- 13h tập trung ở ngã tư An Sương xuất phát đi Tây Ninh.

- 15h20 cả đoàn tới chân núi Bà Đen

- 15h30 chia đồ đạc, họp, nói chuyện với nhau về lộ trình và những điều lưu ý khi đi

- 16h có mặt tại chân núi, nghỉ ngơi 15 phút

- 16h30 xuất phát leo núi Bà Đen theo hướng cột điện (vừa leo vừa nghỉ, leo ngắn nghỉ ngắn)

- 21h30 có mặt tại đỉnh núi, hạ trái và nướng BBQ

- 23h30 ăn uống tưng bừng rồi đi ngủ

Lịch trình leo núi Bà Đen ban đêm

Bắt đầu leo núi vào buổi chiều

Ngày 2:

4h30 dậy vệ sinh cá nhân để chuẩn bị săn mây, ngắm bình minh

7h ăn sáng, uống cà phê

9h Dọn đồ ra về đường chùa (xuống bằng ván trượt cho nhanh và đỡ mệt)

10h Vì mấy anh em đều dùng ván trượt nên xuống rất nhanh

10h30 đi ăn, nghỉ ngơi

13h Đi chợ mua đồ rồi ra hồ Dầu Tiếng cắm trại tiếp

Nhóm được nghỉ hè 1 tuần nên đi thoải mái như vậy. Các bạn có thể đi hồ Dầu Tiếng cho lần sau nhé

Ngắm bình minh trên đỉnh núi Bà Đen

Ngắm bình minh trên đỉnh núi Bà Đen

6. HÀNH TRÌNH LEO NÚI BÀ ĐEN BAN ĐÊM ĐƯỜNG CỘT ĐIỆN

Đây là cung đường mà người dân đi rẫy và bộ đội thường đi, đường có bậc thang và lối đi nên có nhiều dấu vết. Tuy nhiên có một vài khu vực có ngã ba dễ bị lạc, toàn bộ cung đường này không có bất kỳ hàng quán hay trạm tiếp nước nào nên bạn cần chuẩn bị kỹ trước khi lên đường.

Đường chuẩn bị leo núi Bà Đen

Khi tới cổng chào chúng tôi rẽ tay trái sau đó đi tới biển chỉ dẫn lên núi. Từ đây hành trình leo núi Bà Đen ban đêm của chúng tôi bắt đầu.

Đường mòn dưới chân núi Bà Đen

Hành trình leo núi Bà Đen ban đầu chỉ đường đất, đường mòn nên cả đoàn không gặp nhiều khó khăn

Bắt đầu leo núi Bà Đen

Sau đường mòn, chúng tôi bắt đầu leo núi với những cột điện đầu tiên. Vẫn là đường mòn, cây mát 2 bên nên không có gì khó khăn trong đoạn đường này

Chặng đầu leo núi Bà Đen là những vách đá nhỏ

Khó khăn bắt đầu khi đường xuất hiện đá lớn. Mọi người khá chật vật để leo từng bước vì đồ sau lưng khá nặng, nhất là các bạn leo núi lần đầu như tôi

Chặng nghỉ đầu tiên của cả đoàn

Đi được hơn 10 cột điện thì ai lấy cũng thở phì phò phải bổ sung thêm nước và năng lượng mới tiếp tục

Chặng nghỉ thứ 2 khi leo núi Bà Đen

Leo ngắn nghỉ ngắn. Nghỉ liên tục để giúp cả đoàn điều phối sức hợp lý hơn

Leo núi Bà Đen có chữ chỉ dẫn

Trên đường đi có rất nhiều chữ viết hay các mũi tên chỉ hướng giúp mọi người leo núi không bị lạc. Vậy nên, leo núi Bà Đen đường cột điện là một trong những đường dễ đi nhất

Khung cảnh xung quanh trên đường leo núi Bà Đen

Đến cột điện thứ 21, cả đoàn lại nghỉ thêm một lần để lấy sức. Mặc dù mới chỉ cột thứ 21 nhưng quay lưng lại chính là....

Nhìn từ cột điện số 30 ra ngoài

...cảnh sắc tuyệt vời khi nhìn từ trên cao xuống. Tầm nhìn và cảnh sắc từ đây khác biệt hoàn toàn so với ở chân núi

Cột điện số 40 có khung cảnh khác hoàn toàn

Nhìn nắng và mây thế này thì chắc chắn sáng hôm sau sẽ săn được rất nhiều mây đây

Nghỉ ngơi lấy sức trước khi leo núi Bà Đen ban đêm

Tới cột điện 40, mọi người nghỉ thêm lần nữa. Sắc trời lúc này cũng sắp tối nên chúng tôi phải chuẩn bị sẵn đèn Pin để leo núi lúc ban đêm

Sắc trời chuẩn bị tối trên núi Bà Đen

Đến cột điện thứ 55 thì trời cũng đen thui. Cả đoàn nghỉ chân, rửa mặt, ăn nhẹ rồi mới tiếp tục đi (có suối nước ngầm). Vì trời tối nên mọi người đi rất chậm, đi chờ nhau để bị lạc và sự cố xảy ra

Ngắm nhìn ánh đèn dưới chân núi Bà Đen

Tại một góc khác, bạn sẽ thấy cảnh hoàng hôn lấp sau hàng cây

Thành phố lên đèn

Trời tối mịt cũng là lúc thành phố lên đèn . Dù mệt nhưng nhìn cảnh này cũng cảm thấy xứng đáng

Nghỉ nhẹ trên đường leo núi Bà Đen

IQ2000 của một thành viên trong đoàn. Bật đèn LED và đèn Pin để soi đường cho mọi người

8h tối là thành phố đã hoàn toàn lên đèn

WOW!!! Càng lên cao cả đoàn đều háo hức khi thấy hàng nghìn, hàng vạn ánh đèn phát sáng dưới núi

Tâm sự đêm khuya

 Sắp lên đỉnh rồi, cố lên nào các bạn ơi!!! - Không biết là mệt hay muốn ngồi tâm sự đây

Leo lên đỉnh núi Bà Đen thành công

Đồng hồ điểm đúng 21h30, CHÚNG TÔI ĐÃ LEO LÊN ĐỈNH NÚI BÀ ĐEN. Cả thành phố Tây Ninh như được thu vào trong mắt

Dựng trại, dọn đồ chuẩn bị nấu ăn

Dựng trại, bật đèn chuẩn bị ăn chơi xuyên màn đêm

Nướng BBQ và cơm lam

Chân gà, cơm lam,... Nhìn thôi là đã thấy thèm rồi (leo như vậy thì ai chả đói)

Buổi ăn đêm đầy thịt gà

Nướng gà cả con nhiều quá nên chán rồi. Chặt ra từng miếng nướng thử xem có vị gì đặc biệt không?

Thịt và rau củ quả cũng không thể thiếu

Thịt nướng, xúc xích, khoai, rau củ quả,... TUYỆT VỜI

Một nồi đầy thịt ăn đêm chống đói

Sợ đêm anh em đói, chúng mình phải làm thêm cơm lam và đun các loại thịt thừa này

Đun nước chuẩn bị pha trà trà chơi đêm thôi

Ăn xong rồi thì dựng bàn, đun nước pha chè ngồi ca hát, vui chơi, đánh bài,... chứ còn gì nữa

Sáng sớm thức dậy ở một nơi xa

Tỉnh giấc chợt trông thấy ở nơi xa. Dậy sớm ngắm bình minh là điều không thể bỏ qua trên đỉnh núi Bà Đen

Mặt trời bắt đầu ló rạng rồi

Mặt trời bắt đầu lên rồi này

Ánh nắng đầu tiên của ngày mới

Ánh mặt trời ló rạng sau biển mây. Thật may mắn khi vừa ngắm bình minh, vừa săn được mây

Buổi ăn sáng nhẹ nhàng cho anh em

Bữa sáng đơn giản với ít rau, xúc xích và cá viên chiên.

Buổi cà phê nhẹ nhàng, săn mây, ngắm bình mình

 Pha trà, uống cà phê ngắm mây thôi

Cốc bị vỡ nên đây là cốc cà phê của tôi

Kiểu uống cà phê vô cùng độc đáo (cốc rơi đâu mất đành uống kiểu này thôi)

Săn mây trên núi Bà Đen

Không phải ai cũng may mắn săn được mây như vậy đâu nhé

Chóp đồng trên đỉnh núi Bà Đen

Chóp đồng trên đỉnh núi Bà Đen. 

Check in trên đỉnh núi Bà Đen

Chụp nốt tẩm ảnh trên đỉnh rồi nhổ trại xuống núi thôi

Dấu hiệu cho một ngày nắng to

Nắng lên rực rỡ cũng là lúc mây tan - Các bạn không nên cắm trại ở khu vực cấm này nhé. Nó rất nguy hiểm đấy

Nhìn xa xa cả thành phố Tây Ninh

Trước khi xuống núi làm thêm kiểu nữa nhỉ

Nhìn thành phố Tây Ninh từ trên cao

Thêm một kiểu nữa thôi rồi đi xuống

Đường xuống núi có view đẹp vô cùng

Đường xuống núi không bao giờ thiếu cảnh đẹp

Chụp ké các bạn cũng leo núi Bà Đen

Thấy các bạn đoàn khác chụp vui quá nên cũng xin lấy ảnh các bạn

Check in đầu rùa núi Bà Đen

Check in đầu rùa núi Bà Đen là điểm chụp ảnh không thể bỏ qua. Xuống bằng đường chùa thì đừng quên địa điểm này các bạn nhé

Đường xuống núi Bà Đen bằng đường chùa

Bậc thang cực dốc, nguy hiểm nên các bạn cần đi cẩn thận

Xuống đến chùa thì tất cả anh em lựa chọn đi bằng ván trượt (80k/ người lớn) xuống núi để giữ sức sang hồ Dầu Tiếng cắm trại tiếp. Xuống tới chân núi cả đoàn nghỉ ngơi sau đó đi ăn rồi bắt đầu đi chơi, di chuyển sang hồ Dầu Tiếng

Vậy là hành trình leo núi Bà Đen đường cột điện ban đêm đã kết thúc. Vì là leo núi Bà Đen ban đêm nên độ khó của nó cao hơn bình thường rất nhiều. Nhưng tóm lại chuyến đi lần này đã mang đến nhiều cảm xúc cho cả đoàn, giúp các thành viên trong đoàn gắn kết với nhau hơn.

Xem Chi Tiết 9 Kinh Nghiệm Cắm Trại Hồ Dầu Tiếng

7. NHỮNG LƯU Ý KHI LEO NÚI BÀ ĐEN

Trong chuyến leo núi Bà Đen ban đêm đường cột điện, các bạn nhất định phải lưu ý những điều sau:

  • Nhất định phải có đèn Pin (leo núi Bà Đen ban đêm mà)

  • Rèn luyện thể lực trước nửa tháng leo núi

  • Nếu bạn chỉ leo núi Bà Đen thì chỉ cần chuẩn bị những vật dụng trên. Nhưng nếu muốn cắm trại hồ Dầu Tiếng như nhóm mình phải chuẩn bị hơn rất nhiều.

  • Thời tiết Tây Ninh thay đổi thất thường nên hãy mang sẵn áo mưa

  • Trong balo luôn có sẵn băng, bông, các loại thuốc cơ bản

  • Trên núi Bà Đen có rắn (không nhiều), rết, côn trùng nên bạn phải cẩn thận khi leo núi

  • Chuẩn bị củi trước từ dưới núi vì trên núi không có nhiều củi đâu nhé

  • Nhất định phải vệ sinh khu vực cắm trại trước khi ra về. Không Để Lại Dấu - Leave No Trace

  • Đảm bảo an toàn bản thân là trên hết.

8. CHI PHÍ LEO NÚI BÀ ĐEN

Sau chuyến đi, chúng mình có tổng hợp tất cả các chi phí leo núi Bà Đen. Tổng chi phí kết toán khi xuống núi là 350k/ người. Cụ thể như:

  • Ăn phở trước khi leo núi: 30k

  • Thuê lều trại: 80k/ lều 4 người - 20k/ người

  • Túi ngủ: 30k/ người

  • Đồ ăn, hoa quả, nước uống: 150k/ người

  • Trượt ván xuống núi: 80k/ người

  • Chi phí phát sinh: 50k

Chi phí hơi cao do phải thuê đồ cắm trại và trượt ván xuống núi nhưng cả đoàn đều cảm thấy xứng đáng vì có những trải nghiệm tuyệt vời. Nếu tiếp tục cắm trại Hồ Dầu Tiếng thì chi phí chỉ dao động 250k/ người

Bài viết này là câu chuyện leo núi Bà Đen đường cột điện ban đêm mà mình muốn chia sẻ tới các bạn có ý định leo núi Bà Đen Tây Ninh. Mình mong rằng những kinh nghiệm và hành trình leo núi Bà Đen này sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Tham khảo thêm:

"5 Địa Điểm Cắm Trại Sài Gòn Đậm Chất Hoang Sơ

"Kinh Nghiệm Cắm Trại Hồ Trị An Cực Chill

"Kinh nghiệm Trekking Tà Năng - Phan Dũng

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Tôi cận cửa tử sau 20 giờ trekking không ăn, nghỉ tại châu Phi

Tôi cận 'cửa tử' sau 20 giờ trekking không ăn, nghỉ tại châu Phi

Nóc nhà châu Phi Kilimanjaro là điểm leo núi không dành cho dân nghiệp dư. Du khách phải thật sự có đầu tư về sức khoẻ cũng như dụng cụ trekking chuyên nghiệp.
Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ dài này bạn đã lựa chọn chưa? Có rất nhiều ngày Lễ Tết trong một năm, trong số đó có những ngày lễ mà người lao động sẽ được nghỉ theo quy định. Năm nay, ngoài Tết Nguyên Đán ra, chúng ta còn có một kỳ nghỉ dài vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương liền sát với 30/4 và 1/5. Do đó, người lao động sẽ được nghỉ nhiều ngày
Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Có rất nhiều khu vực cắm trại ở D’ran, trong đó có Taly đèo D’ran, P’ró Ngó, đồi Lâm Tuyền, miếu Ông Cọp, cửa rừng Đa Mân, đồi thông Châu Sơn, thung lũng Hoa Màu…
Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Mỗi năm, Măng Đen đẹp nhất chỉ kéo dài 3 tháng. Team thích xê dịch không nên bỏ lỡ “thời điểm vàng” này, nếu không phải đợi tới năm sau.
Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Cuối thu, những bông hoa tam giác mạch phớt hồng nở rộ, khoác lên cho thảo nguyên Suôi Thầu - “Thụy Sĩ thu nhỏ của Hà Giang” vẻ đẹp thơ mộng.
48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

Nhóm của anh Lê Chiêu (Hà Nội) vừa chinh phục đỉnh Lùng Cúng (tỉnh Yên Bái), trải qua hai ngày trong một cánh rừng nguyên sinh, "với những khung cảnh cổ tích tuyệt đẹp".
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc