George Mallory, người leo núi thiệt mạng bí ẩn trên dãy Everest năm 1924, có thể đã chết khi chưa kịp lên đến đỉnh vì thiếu dưỡng khí.
Vì sao 200 người bỏ mạng tại 'vùng đất chết' Everest?
5 lý do khiến K2 vượt mặt đỉnh Everest trở thành đỉnh núi khó chinh phục nhất thế giới
Những hình ảnh gây shock: Đỉnh Everest danh giá giờ đã trở thành bãi rác cao nhất thế giới
Năm ấy,George Mallory vàAndrew Irvine cùng nhau lên đường chinh phục nóc nhà thế giới. Họ là nhóm thứ hai dấn thân vào cuộc phiêu lưu này. Sau khi lập kỷ lục thế giới trong hai lần thử nhưng bị Edward Norton phá vỡ ở độ cao 8573 mét, hai người bạn quyết tâm trèo lên ngọn núi hiểm trở lần thứ ba. Đây cũng chính là lúc mọi người mất liên lạc với họ.
Sự mất tích kỳ bí củaMallory vàIrvine khiến dư luận xôn xao không ngớt vì chẳng rõ họ có lên đến đỉnh hay không, nhất là khi thi thể củaMallory được tìm thấy ở độ cao 8156 mét, manh mối đứt đoạn từ đó.
George Mallory có lẽ đã mất mạng vì thiếu dưỡng khí.
Song, chương trìnhLost in Everest của Nova tiết lộ cả hai đã đồng ý mang theo bình oxy trong lần leo núi định mệnh này. Người dẫn chuyện cho biết:“Lần đầu tiên,Mallory và Jeffrey Bruce không thể dựng trại dọc theo đường đi, bởi chỉ sau hai ngày, thành viên trong đội khuân vác của họ đã khăng khăng quay lại điểm cắm trại cũ.Norton, lãnh đạo đoàn thám hiểm, đã cùngHoward Somerville băng qua sườn phía bắc để tiếp cận đỉnh núi. Vì phải leo núi mà không có bình dưỡng khí,Somerville đành bỏ cuộc vì khó thở”.
Đoàn thám hiểm người Anh năm 1924.
“Norton đành đi một mìnhđể lập kỷ lục độ cao mới là 8595 mét, khi ấy, tình trạng của ông đã ở mức báo động.Somerville ho chết đi sống lại và nghẹt thở, còn bản thân ông thì gắng gượng tháo kính ra để đi tiếp trong lúc chịu đựng hai mắt đau buốt vì bị mù tuyết”, ông tiếp tục giải thích câu chuyện đằng sau quyết định dùng bình dưỡng khí củaMallory vàIrvine.
Họ khao khát vươn đến một đỉnh cao mới.
“Sau khi trở về,Somerville viết trên báoThe Times: 'Không có lý do gì để bào chữa cả, chúng tôi thực sự đã bị đánh bại bởi ngọn núi cao sừng sững và sự yếu đuối của con người'. Tuy nhiên,Mallory không tin lời ông ấy nói và quyết tâm thử lại lần cuối cùng. Lần đó, ông quyết định dùng bình dưỡng khí sau khi nhận ra hai cuộc thám hiểm trước mình đã bỏ sót yếu tố quan trọng này”.
Bình dưỡng khí năm 1924.
Song, trong một bức thư màIrvine gửi đến bạn bè, ông đã từng phàn nàn về chất lượng của bình dưỡng khí được cung cấp cho mình vàMallory.“Bình oxy lúc ấy hết sức thô sơ, hoạt động không hiệu quả và nặng đến 15 kg, đúng là cơn ác mộng với những nhà leo núi. Với kinh nghiệm của một kỹ sư,Irvine đã cải tạo những thiết bị này, giảm 2,3 kg trọng lượng và còn nâng cao hiệu năng của chúng. Nhưng rồi, ông hốt hoảng báo tin cho bạn bè: 'Bình oxy bị hỏng, nhưng họ không chịu dùng thiết kế của tôi mà cứ gửi kiện hàng gốc như cũ, những chiếc bình đó sẽ nổ tung nếu có người chạm vào. Khi đến Calcutta, đã có 15 trong số 19 bình oxy hết sạch dưỡng khí, 4 bình còn lại vẫn đang rò rỉ'”.
Đến nay, vẫn không ai biết liệu Mallory có thành công chạm đến đỉnh Everest hay chưa.
Nhiều người tin rằng chính vì vậy màMallory vàIrvine đã bỏ mạng khi còn chưa kịp lên đỉnh Everest.Phải đến gần hai thập kỷ sau, nóc nhà thế giới mới thực sự bị chinh phục. Năm 1953, Tenzing Norgay và Edmund Hillary đã ghi tên mình vào lịch sử với kỷ lục hoành tráng này bằng cách trèo lên từ sườn núi phía đông nam.
Một năm trước đó,Norgay đã đạt đến độ cao 8595 mét khi còn là thành viên củađoàn thám hiểm từ Thụy Sĩ. Đội leo núi Trung Quốc gồm Wang Fuzhou, Gonpo và Qu Yinhua đã xác lập kỷ lục dành cho nhóm thám hiểm chinh phục đỉnh Everest từ sườn phía bắcvào ngày 25/5/1960.
Nguồn: Saostar