Đứng giữa một đám đông hoảng loạn hết sức nguy hiểm nếu bạn không biết mình nên làm gì. Để bảo toàn tính mạng, bạn cần phải có sự chuẩn bị và nằm lòng một số phương pháp cơ bản.
Vào năm 2010, đám đông hàng nghìn người ở Phnom Penh đã gây ra một vụ dẫm đạp, chen lấn khủng khiếp khiến cây cầu - tuyến đường chính của mùa lễ hội bị đổ sập. Tai nạn tồi tệ này đã khiến 347 người thiệt mạng, nguyên nhân chủ yếu do dẫm đạp lên nhau.
Những gì diễn ra ở Phnom Penh là một ví dụ cực đoan. Tuy nhiên, việc đám đông hỗn loạn rồi dẫm đạp lên nhau là chuyện không hiếm gặp. Tiếng nổ trong phòng hòa nhạc vài trăm người, lũ quét và thậm chí là đoàn người xếp hàng chờ Black Friday... đều có thể gây ra những vụ dẫm đạp dã man.
Đứng giữa một đám đông hoảng loạn hết sức nguy hiểm nếu bạn không biết mình nên làm gì. Để bảo toàn tính mạng, bạn cần phải có sự chuẩn bị và nằm lòng một số phương pháp cơ bản.
Bạn cần phải tỉnh táo, đánh giá môi trường xung quanh trước khi cơn hỗn loạn xảy ra. Nếu đang ở giữa một sự kiện lớn với hàng trăm hay hàng nghìn con người, bạn phải đảm bảo mình biết hầu hết các lối ra hoặc cửa thoát hiểm. Nếu không chắc về lối thoát hiểm, hãy ngắm nghía xem cửa sổ có trở thành lối thoát thay thế an toàn hay không.
Nếu mối nguy chỉ đến từ đám đông (trừ lũ lụt, hỏa hoạn...), hãy tìm một nơi có thể trú tạm vào đó. Chui vào nhà hoặc tủ quần áo, nếu ở ngoài, hãy tìm cách leo lên cây, nóc xe hoặc bất cứ thứ gì cao lớn để trèo lên, tự bảo vệ mình khỏi sức càn quét của đám đông.
Nếu không thể tìm được chỗ trốn tạm thời, hãy tiếp tục di chuyển. Việc này tương tự như ở giữa dòng nữa, bạn càng cố kháng cự lại chiều di chuyển của đám đông, bạn càng mất sức và dễ ngã gục. Chỉ cần vấp ngã giữa cơn hỗn loạn, tính mạng của bạn sẽ bị đe dọa.
Tuy nhiên, không nên di chuyển theo hướng chính xác của đám đông. Hợp lý nhất chính là đi theo đám đông nhưng di chuyển dần theo hướng chéo, có thể bạn sẽ tìm được chỗ trú nhưng cũng dễ dàng rơi vào điểm chết (choke point).
Trái với giả định phổ biến, việc dẫm đạp không phải lý do duy nhất khiến con người tử vong trong đám đông hỗn loạn. Khi mắc kẹt giữa một đoàn người đang di chuyển, sự chen lấn có thể gây ra áp lực cực lớn, có thể nghiền nát một người theo nghĩa đen, hoặc nhẹ hơn là khiến người đó không thể hô hấp và ngất đi.
Thay vì phát hoảng và tìm cách di chuyển trong tuyệt vọng, hãy khép sát hai tay trước ngực để bảo vệ cơ thể và có chút không gian để hít thở.
Điểm chết là những khoảng trống hạn chế "dòng chảy" của đám đông. Ví dụ đơn giản như lối vào, hành lang hẹp, cầu thang bộ... Dù được tạo ra để thoát hiểm, các lối thoát thân khẩn cấp cũng dễ dàng trở thành điểm chết nếu hàng chục, hàng trăm người cùng lúc đi vào gây tắc nghẽn. Đây là lý do phổ biến gây ra tử vong trong những đám cháy có báo động, đừng cố gắng chen lấn vào những lối thoát đã chật cứng người.
Về cơ bản, con người là loài động vật bản năng và làm theo thói quen hoặc đám đông. Trong mọi cuộc hỗn loạn, gần như tất cả sẽ cố gắng thoát thân qua lối mà họ đã đi vào.
Vào năm 2003, một vụ nổ đã xảy ra tại CLB The Station, gần như tất cả đều lao ra phía cửa chính (cánh cửa mà họ đã đi vào). Tuy nhiên, hành lang quá chật hẹp khiến đám đông bị tắc lại, cộng với lửa và khói đã gây ra cái chết cho 100 người.
Như đã nói ở trên, cố gắng lao theo đám đông hỗn loạn là lựa chọn không hề khôn ngoan. Thay vì ra cửa chính, hãy chạy nhanh ra lối thoát hiểm dành cho cháy nổ hoặc dùng cửa sổ (nếu không quá cao). Nếu đám đông ở ngoài trời, đừng ngần ngại trườn, bò hoặc thậm chí trèo qua hàng rào. Điều quan trọng nhất là bảo toàn mạng sống, cố gắng thoát khỏi đám đông căng thẳng càng sớm càng tốt.
Theo Art of Manliness
THAM KHẢO THÊM KINH NGHIỆM OUTDOOR TẠI WETREKOLOGY