Phát hiện chấn động: Đàn khỉ dùng bè vượt gần 1500km qua Đại Tây Dương để tới Nam Mỹ 34 triệu năm trước -

Ngày đăng 13/04/2020 06:19 PM - 950 lượt xem
Một loài khỉ cổ đại cách đây 34 triệu năm đã vượt Đại Tây Dương để di chuyển từ châu Phi tới Nam Mỹ bằng một ‘chiếc bè’ làm từ thực vật. Đây là nghiên cứu mới được các nhà khảo cổ học của Đại học Nam California (USC) công bố, dựa trên các dữ liệu thu thập được từ 4 hóa thạch răng của loài khỉ cổ đại được tìm thấy ở Peru.

Theo CNN, hóa thạch trên thuộc về một loại khỉ chưa từng được phát hiện trước đây có tên Ucayalipithecus perdita, sinh sống tại khu vực bờ sông Yurua trong rừng Amazon của Peru. Khỉ Ucayalipithecus có kích thước khá nhỏ, chỉ nặng khoảng 350 gram.

Ảnh 1. Khỉ Ucayalipithecus perdita được cho là có kích thước tương tự với một số loài khỉ sinh sống tại Nam Mỹ ngày nay

Đáng chú ý, hoá thạch của loài khỉ này rất giống với một nhánh linh trưởng châu Phi đã tuyệt chủng có tên là Parapithecidae, từng sống cách đây 23-56 triệu năm tại khu vực hiện nay là Ai Cập, Libya và Tanzania – cách rất xa so với Nam Mỹ. Nói cách khác, đây có thể coi là bằng chứng đầu tiên về việc khỉ Nam Mỹ thực chất đã tiến hóa từ loài linh trưởng có nguồn gốc châu Phi, sau khi chúng ‘di cư’ đến đây vào thời điểm hàng chục triệu năm về trước.

Theo nhóm nghiên cứu, vào khoảng 34 triệu năm trước, các lục địa xích lại gần nhau hơn rất nhiều. Khoảng cách để di chuyển từ Châu Phi sang Nam Mỹ chỉ khoảng 1450km – gần hơn khoảng cách hiện tại rất nhiều. 

Ảnh 2. Những con khỉ cổ đại đã sử dụng những chiếc bè tự nhiên để vượt Đại Tây Dương (Ảnh minh họa)

Được biết, những con khỉ Ucayalipithecus perdita đã thực hiện chuyến hải trình vượt qua Đại Tây Dương trên một ‘chiếc bè’ đặc biệt. Một cơn bão khi đổ bộ vào đất liền đã cuốn trôi nhiều cây cối, thực vật ra biển.

Những đám cây và thực vật này đã mắc kẹt vào nhau, vô tình tạo thành một chiếc bè tự nhiên trôi nổi trên biển, giúp khỉ Ucayalipithecus perdita ‘dong buồm’ tới thẳng Nam Mỹ. Đáng chú ý, những ‘chiếc bè’ tự nhiên này cũng đồng thời là nơi các loại cây ăn quả phát triển, cung cấp thức ăn cho khỉ trong suốt hành trình.

Ảnh 3. Các hóa thạch răng khỉ Ucayalipithecus perdita được tìm thấy ở Peru.

Giáo sư Erik Seiffert, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Nam California cho biết, hành trình vượt biển Đại Tây Dương của khỉ Ucayalipithecus là ‘vô cùng khó khăn’". Tuy nhiên, kích thước rất nhỏ của loài khỉ tiền sử này lại là lợi thế so với động vật có vú lớn hơn khi vượt biển, bởi chúng sẽ cần ít thức ăn và nước uống hơn từ bè thực vật, theo giáo sư Erik Seiffert.

Tuy nhiên, khỉ Ucayalipithecus không phải loài động vật có vú đầu tiên thực hiện chuyến di cư từ Châu Phi sang Nam Mỹ. Trước đó, đã 2 loại động vật có vú khác từng vượt biển thành công qua Đại Tây Dương. Một loài là khỉ Tân thế giới (Platyrrhini), đặt chân tới Nam Mỹ vào khoảng 40 triệu năm trước đây. Loài còn lại là nhóm động vật gặm nhấm được đặt tên là Caviomorph, vốn được coi tổ tiên của chuột lang nước hiện đại. Mặc dù vậy, việc chúng đến Nam Mỹ bằng cách nào vẫn đang là một dấu hỏi lớn với các nhà khoa học.

"Đây là một khám phá độc đáo. Bên cạnh những con khỉ Tân thế giới và một nhóm động vật gặm nhấm được gọi là caviomor, đã có một loài động vật có vú khác bằng một cách nào đó đã thực hiện hành trình cực kỳ khó khăn, băng qua Đại Tây Dương để đi từ Châu Phi đến Nam Mỹ", Giáo sư Seiffert cho hay.

Tham khảo CNN
Tri Thức Trẻ
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Thanh Vũ: Cô gái Việt chạy 500km trên tuyết trong gần 10 ngày

Thanh Vũ: Cô gái Việt chạy 500km trên tuyết trong gần 10 ngày

Nữ runner Thanh Vũ về đích sau 9 ngày 9 giờ và 18 phút khi tham gia nội dung 500km cá nhân giải Montane Lapland Arctic Ultra (MLAU).
TƯNG BỪNG KHAI TRƯƠNG CỬA HÀNG IKAMPER ĐẦU TIÊN TẠI SEATTLE

TƯNG BỪNG KHAI TRƯƠNG CỬA HÀNG IKAMPER ĐẦU TIÊN TẠI SEATTLE

iKamper tưng bừng khai trương cửa hàng đầu tiên tại Seattle. Tại đây, khách hàng không những được chiêm ngưỡng các dòng sản phẩm đình đám của iKamper mà còn được thưởng thức đồ ăn miễn phí và nhiều trải nghiệm thú vị khác nữa.
Giới thiệu thương hiệu đèn pin Magicshine

Giới thiệu thương hiệu đèn pin Magicshine

Magicshine đã được thành lập với chuyên môn tập trung vào thiết bị chiếu sáng ngoài trời. Và trong suốt 22 năm, Magicshine đã nghiên cứu, sản xuất, cung cấp và phát triển các loại đèn pin hiệu suất cao cho các hoạt động chuyên dụng ngoài trời vào ban đêm.
Giới thiệu thương hiệu đèn pin Fenix Light

Giới thiệu thương hiệu đèn pin Fenix Light

Fenix là thương hiệu đèn pin của công ty Shenzhen Fenixlight Limited, có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến Trung Quốc. Đèn pin Fenix có chất lượng rất cao, độ sáng mạnh, kích thước thường nhỏ nhẹ và có độ bền tốt, được đánh giá cao và rất thành công trên thị trường đèn pin chiến thuật, quân sự. Các sản phẩm Fenix hiện đang được bán cho hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới.
Giới thiệu thương hiệu đèn pin Klarus

Giới thiệu thương hiệu đèn pin Klarus

KLARUS LIGHTING TECHNOLOGY CO., LIMITED là một hãng đèn pin cao cấp của Trung Quốc, được thành lập tháng 6/2011, chuyên nghiên cứu phát triển và sản xuất ra những sản phẩm THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG CƠ ĐỘNG, ĐÈN PIN SIÊU SÁNG công nghệ tiên tiến với chất lượng cao cấp tầm cỡ thế giới. 
27 người leo núi trong chuyến huấn luyện leo núi thiệt mạng do trận tuyết lở lớn ở dãy Himalaya thuộc Ấn Độ

27 người leo núi trong chuyến huấn luyện leo núi thiệt mạng do trận tuyết lở lớn ở dãy Himalaya thuộc Ấn Độ

Một nhóm sinh viên leo núi và người hướng dẫn từ Học viện leo núi Nehru (NIM) nổi tiếng của Ấn Độ đã bị tuyết lở tấn công vào lúc 08:45 sáng ngày 4 tháng 10 khi đang đi xuống từ đỉnh Draupadi ka Danda 2 (5.670 mét), một đỉnh ở Gangotri thuộc dãy Garhwal Himalaya ở Uttarakhand, Ấn Độ.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc