Vì sao khi lên núi một mình lại phải mang theo muối và bột vôi?

Ngày đăng 17/11/2023 04:59 PM - 490 lượt xem

Khi ngày càng có nhiều người lạc vào núi rừng, nhiều biện pháp phòng ngừa khi đi vào núi một mình cũng dần xuất hiện, phổ biến nhất là việc người ta phải mang theo muối và bột vôi khi đi vào núi một mình. Nếu không mang theo hai thứ này, bạn sẽ không thể tự cứu mình nếu gặp nguy hiểm trên núi.

Bột vôi đuổi côn trùng

Trong núi sâu có rất nhiều rắn độc và côn trùng. Trong đó có một số chất độc cực mạnh, người bị cắn sẽ choáng váng, nhẹ có thể bị ảo giác, ngất xỉu, nặng có thể bị tổn thương thần kinh và tử vong. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 5,4 triệu người bị rắn cắn và 80.000 đến 140.000 người chết vì rắn cắn và ngộ độc.

Những sinh vật có độc này thường không xuất hiện vào ban ngày mà vào ban đêm chúng ra ngoài săn mồi. Một khi bước vào màn đêm đen, núi rừng sẽ trở nên huyền bí và nguy hiểm, bạn không bao giờ biết được có rắn độc bò trong đám cỏ dưới chân mình hay không.

Vì sao khi lên núi một mình lại phải mang theo muối và bột vôi? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Để xua đuổi những con rắn và côn trùng độc này, người ta thường rắc bột vôi xuống đất. Bột vôi hấp thụ độ ẩm từ đất, tạo ra vôi ngậm nước. Vôi ngậm nước có tính ăn mòn, mặc dù tác dụng ăn mòn này đối với con người không gây nguy hiểm với số lượng ít nhưng lại không đơn giản như vậy đối với các loài động vật như rắn và côn trùng độc.

Chỉ cần rắn bò qua vôi ngậm nước, cơ bụng của chúng sẽ bị ăn mòn và gây ra thương tổn. Chỉ cần bạn nằm trong vòng an toàn của vôi ngậm nước, rắn độc và côn trùng độc sẽ không dám dễ dàng tấn công. Không có sự đe dọa của chúng, mọi người đương nhiên có thể qua đêm an toàn, đây là lý do chính khiến người ta mang theo bột vôi khi đi sâu vào núi.

Vì sao khi lên núi một mình lại phải mang theo muối và bột vôi? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Đánh dấu đường để tránh bị lạc

Sự có mặt của bột vôi có thể bảo vệ con người khỏi sự đe dọa của rắn độc và côn trùng. Ở mức độ lớn, nó đảm bảo an toàn cho người dân trên núi vào ban đêm, nhưng bột vôi còn có một vai trò rất quan trọng khác, đó là đánh dấu.

Đánh dấu đối với người ở trong núi sâu rất quan trọng, nếu như hoàn toàn lạc lối, xung quanh không có nhiều thứ có thể dùng để đánh dấu. Hầu hết mọi người sẽ xé quần áo của mình và buộc vào cành cây làm dấu, nhưng điều này sẽ để lộ da thịt của họ, hầu hết muỗi trong rừng đều có độc, bị chúng cắn chắc chắn sẽ không phải là một trải nghiệm dễ chịu.

Khi ngày càng có nhiều người lên núi, người ta dần phát hiện ra rằng bột vôi có tác dụng đuổi côn trùng và cũng có thể dùng để đánh dấu. Bột vôi trắng rất dễ thấy trong rừng, dù bôi lên thân cây hay rắc xuống đất, nhìn thoáng qua đều có thể thấy rõ.

Không những vậy, mùi của bột vôi còn rất hăng. Ngay cả khi bị gió thổi bay đi, mùi hăng vẫn sẽ đọng lại ở khu vực đó một thời gian. Vì vậy, người đi vào núi sẽ mang theo một túi nhỏ bột vôi, nếu cảm thấy có gì đó không ổn khi đi trong núi, họ có thể rắc bột vôi dọc đường làm dấu hiệu đã đi ngang qua nơi này.

Bằng cách này, dù có bị lạc, bạn vẫn có thể tìm đường ra khỏi núi bằng cách vượt qua những dấu vết còn sót lại trước đó. Và ngay cả khi bột vôi còn sót lại ban đầu bị gió thổi bay và không tìm thấy dấu vết, người ta có thể từ từ tìm ra hướng đi đúng đắn ra khỏi núi bằng cách ngửi mùi hăng để lại.

Tầm quan trọng của muối

Vôi có thể dùng để đuổi rắn, côn trùng và làm dấu, vậy tại sao phải mang theo muối? Muối thô là những khối tinh thể muối thô lớn chưa tinh chế, từng có một cuộc tranh luận giữa người dân về việc có nên mang theo muối khi đi sâu vào núi hay không. Thế hệ lớn tuổi khẳng định muối là thứ có thể cứu sống trong những tình huống khủng hoảng, trong khi một số người trẻ lại cho rằng việc mang thứ gia vị này vào núi là quá rắc rối và không cần thiết chút nào.

Bản chất của muối thô không khác gì muối tinh thông thường nhưng so với muối tinh thì nó to hơn, dễ bảo quản và mang theo hơn. Địa hình vùng núi sâu rất phức tạp, không cẩn thận sẽ lạc đường, nếu đã ăn hết lương thực chuẩn bị khi lên núi mà chưa tìm được đường ra thì không còn cách nào khác là phải săn bắn.

Lúc này, tầm quan trọng của muối được đặt lên hàng đầu vì nó có thể tẩm ướp con mồi. Lượng muối tiêu thụ hàng ngày của một người trưởng thành là trong khoảng 6g. Muối không chỉ là một loại gia vị quan trọng mà còn là chất quan trọng điều chỉnh sự phân bổ cân bằng nước trong cơ thể con người. Ion natri có thể duy trì sự cân bằng áp suất thẩm thấu của cơ thể con người. Vì vậy, quan điểm của thế hệ đi trước khi đi sâu vào núi phải mang theo một chút muối đề phòng trường hợp khẩn cấp là đúng đắn.

Vì sao khi lên núi một mình lại phải mang theo muối và bột vôi? - Ảnh 6.

Ảnh minh họa.

Trên núi có quá nhiều thứ nguy hiểm đang chờ con người chinh phục, trước kia người ta chỉ có thể dựa vào việc mang theo muối và bột vôi để đảm bảo an toàn cơ bản, nhưng bây giờ đã khác rất nhiều. Chúng ta có nhiều trang bị tiên tiến hơn đảm bảo an toàn cho người vào núi, nhưng con người hiện đại vẫn phải ghi nhớ trí tuệ mà các thế hệ đi trước để lại.

Nguồn: Zhuanlan.zhihu; Fanswong - Soha

THAM KHẢO CÁC SẢN PHẨM CHỐNG CÔN TRÙNG HIỆU QUẢ TẠI WETREK.VN

 
 
 

 

Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
5 lầm tưởng thường gặp về dinh dưỡng cho người chạy bộ

5 lầm tưởng thường gặp về dinh dưỡng cho người chạy bộ

Việc xác định đâu là kiến thức dinh dưỡng lỗi thời và đâu là điều nên làm theo có thể khá khó khăn, cho dù bạn là một vận động viên hay là một người hay chạy bộ và quan tâm tới chất lượng bữa ăn của mình. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số lầm tưởng phổ biến về dinh dưỡng cho người chạy bộ (running nutrition) mà chúng ta cần loại bỏ, theo lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng trong thể thao.
Suối Tía hồ Tuyền Lâm mùa lá vàng đẹp như tranh

Suối Tía hồ Tuyền Lâm mùa lá vàng đẹp như tranh

Đến Đà Lạt, phần đông du khách đều biết đến hồ Tuyền Lâm, nhưng không nhiều người biết nơi khởi nguồn của dòng nước đổ vào hồ, đó là suối Tía.
16 ngày phượt xe đạp qua ba nước dưới cái nóng 40 độ C

16 ngày phượt xe đạp qua ba nước dưới cái nóng 40 độ C

Nhằm khám phá giới hạn của bản thân, Trọng An và nhóm bạn ở Hà Nội đạp xe 16 ngày qua 3 nước Đông Nam Á dưới cái nóng có lúc lên tới 45 độ C hồi tháng 3.
Độc đáo mái nhà sàn hàng chục năm tuổi phủ kín rêu ở Hà Giang

Độc đáo mái nhà sàn hàng chục năm tuổi phủ kín rêu ở Hà Giang

Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, bản Xà Phìn (Hà Giang) mang nét độc đáo có một không hai với những ngôi nhà sàn mái rêu cổ kính.
Có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh? Lời khuyên của chuyên gia

Có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh? Lời khuyên của chuyên gia

Có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Câu trả lời cần phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hãy để WeTrek giải đáp cho bạn nhé!
Du khách leo nóc nhà, săn ảnh hoa sơn tra ‘view triệu đô’ ở Sơn La

Du khách leo nóc nhà, săn ảnh hoa sơn tra ‘view triệu đô’ ở Sơn La

Vượt qua nỗi sợ độ cao, chị Thủy Loan cẩn thận leo lên nóc nhà của một căn homestay ở bản Nậm Nghiệp rồi canh góc chụp để có những bức ảnh tuyệt đẹp với hoa sơn tra từ trên cao.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc