[WeTrekology] Cách xử lý nước khi đi dã ngoại thám hiểm

Ngày cập nhật 15/07/2024 01:18 PM - 9.622 lượt xem

Vì sao tất cả phiền toái liên quan đến xử lí nước đều đến khi dã ngoại? Câu trả lời là bởi không dễ gì để đảm bảo dòng suối trong vắt gần khu bạn hạ trại là sạch sẽ hay chứa đầy vi khuẩn gây bệnh. Nếu động vật, bao gồm cả con người, có thể đi đến được thì chắc chắn nước ở khu vực đó sẽ chứa đầy vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh. Có thể bạn sẽ gặp những người khẳng định chắc chắn rằng họ từng uống nước suối khi đi cắm trại rất nhiều lần mà chẳng sao cả. Đó chỉ là những trường hợp may mắn bởi họ có hệ miễn dịch đặc biệt tốt. Những người này tất nhiên vẫn sẽ nhiễm vi khuẩn tiềm ẩn trong cơ thể và mang theo chúng theo cùng đến những nơi họ tới. 

Xử lí nước uống dù lấy từ bất cứ đâu là thói quen của phần lớn những người có kinh nghiệm đi dã ngoại thám hiểm. Bài viết sẽ đưa ra tổng quan và những lưu ý khi xử lí nước trong các chuyến dã ngoại. Để hiểu thêm về các phương án xử lí khi đi du lịch nước ngoài, xem thêm thông tin tại bài viết Cách xử lí nước khi đi du lịch nước ngoài.  

cach-xu-ly-nuoc-khi-di-da-ngoai-tham-hiem-wetrek.vn

NHỮNG NGUY HIỂM TIỀM TÀNG TỪ NƯỚC

Bất cứ nguồn nước nào trên trái đất đều có thể chứa mầm bệnh, những mầm bệnh này sinh ra khi nước bị nhiễm bẩn do chất thải của người hoặc động vật. Chỉ cần hấp thụ khoảng 10 vi sinh vật gây bệnh là đủ để con người bị tiêu chảy hoặc mắc các triệu chứng mất nước khác

Một số mầm bệnh có thể tồn tại hàng tháng ngoài môi trường, bao gồm 3 loại chính sau:

Động vật đơn bào bao gồm Cryptosporidium parvum và Giardia lamblia (gây tiêu chảy). Những động vật đơn bào này có nang ngoài cứng giúp bảo vệ chúng khỏi các tác động hóa học từ bên ngoài. Dù vậy, kích thước khá lớn lại khiến chúng dễ dàng bị lọc bỏ khỏi nước. 

Vi khuẩn bao gồm Escherichia coli (E. coli), Salmonella, Campylobacter (các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột) và nhiều loại khác. Những vi sinh vật cỡ trung này cũng dễ dàng bị lọc khỏi nước. 

Sinh vật siêu vi bao gồm Hepatitis A (viêm gan A), virus Rota (tiêu chảy cấp ở trẻ em) và norovirus (gây nôn mửa). Vì sinh vật siêu vi nhỏ hơn động vật đơn bào và vi khuẩn rất nhiều nên rất khó để lọc bỏ chúng khỏi nước. Nói một cách chính xác, việc loại bỏ hoặc trung hòa những sinh vật siêu vi chính là quá trình “thanh lọc” nước. 

Mẹo: Luôn mang theo hệ thống lọc dự trữ đề phòng trường hợp thiết bị lọc thất lạc; hết pin hay hỏng hóc. Sử dụng các hóa chất cũng là một cách xử lí nước mà không cần mang theo đồ đạc cồng kềnh. Còn đun sôi nước là phương án thay thế chắc chắn nhất khi các thiết bị lọc bị hỏng: đun nước và để sôi khoảng 1 phút (3 phút nếu bạn ở độ cao từ 2000m).

NGUỒN NƯỚC CÓ THỂ LẤY

Những nguồn nước có khả năng sử dụng cao:

  • Dòng chảy, đặc biệt nếu nguồn nước là suối hoặc sông. Các dòng chảy sẽ ngăn cản sự sinh sôi của rong rêu hoặc vi sinh vật. Thêm nữa là muỗi không đẻ trứng ở những nơi có dòng chảy mạnh. 
  • Nếu không tìm được dòng nước chảy mạnh nào, hãy tìm dòng nước tĩnh (hồ, ao, suối chảy chậm) và không có nhiều bùn sình. Nước sạch chảy qua bộ lọc nhanh hơn và ít bị tắc hơn. 
  • Một địa điểm xa bờ mà bạn tiếp cận được. Nơi này thường ít tập trung vi sinh vật hơn khu vực bờ. 

Mẹo: Sau một trận mưa lớn, hãy đợi một lúc trước khi lấy nước mang đi lọc. Nước mưa rơi xuống làm mực nước sông hồ tăng lên, tuy nhiên các chất bẩn trên mặt đất cũng bị rửa trôi xuống, gia tăng lượng vi khuẩn và bùn đất trong nước. 

Những dấu hiệu nguy hiểm của nguồn nước:

Đây là những dấu hiệu của một nguồn nước không sạch. Nếu gặp các dấu hiệu này, hãy tìm nguồn nước khác. Nếu không, tuân thủ chỉ dẫn của nhà sản xuất thật cẩn thận để lọc nước sạch nhất có thể:

  • Nước (đặc biệt là nước tầng thấp) gần khu vực đồng cỏ nơi kiếm ăn của động vật hoặc gần các địa điểm cắm trại.
  • Dấu hiệu của một đàn động vật hoang dã đi qua hoặc động vật chăn nuôi gần đó.
  • Dấu vết phóng uế hoặc sinh hoạt của con người. 
  • Bọt xốp hoặc bọt nâu với số lượng lớn là dấu hiệu của rong rêu. Dù chúng không nguy hiểm nhưng lại chỉ ra rằng môi trường nước giàu dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển.
  • Tuyết bẩn cho thấy có sự xuất hiện của con người. Cũng đừng cho rằng tuyết-trông-trắng-trắng là “an toàn”, bởi vi khuẩn có thể tồn tại hàng tháng trong điều kiện đóng băng. 

cach-xu-ly-nuoc-khi-di-da-ngoai-tham-hiem-wetrek.vn

CÁCH LẤY NƯỚC

Điều quan trọng nhất khi lấy nước để lọc là tìm nguồn nước sạch nhất có thể. Lá cây, rong rêu và bùn đất tuy không gây hại nhưng lại khiến quá trình lọc nước khó khăn hơn. Nếu không thể tránh được bùn đất trong nước thì hãy thử các cách sau:

  • Lấy nước gần bề mặt: Dùng một cái nồi nhỏ và múc nước gần bề mặt, hoặc nơi có ít bùn đất nhất có thể. Đặt nồi một chỗ cho tới khi cặn lắng xuống đáy. Chú ý múc nhẹ nhàng không khuấy cặn nổi lên để lấy được nước sạch nhất. 
  • Dùng lưới lọc sơ: Nếu bạn dùng bộ lọc nước, phần miệng hút thường sẽ có thêm phần lưới lọc sơ, có tác dụng lọc sạch các cặn bẩn cỡ lớn khỏi xâm nhập và ảnh hưởng tới bộ lọc bên trong. Lưới lọc sơ thậm chí còn quan trọng hơn nếu bạn xử lý nước bằng tia UV, và thường được bán như phụ kiện đi kèm. Nếu không có lưới lọc, hãy dùng khăn hoặc vải mỏng.

Nhiều bệnh tưởng như do nguồn nước nhưng thật ra lại do an toàn vệ sinh kém, vì vậy hãy vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn uống. Mang theo dung dịch rửa tay và sử dụng thường xuyên, nhất là sau mỗi lần đi vệ sinh. Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, trước khi nhúng tay vào nước sạch và sau khi chạm tay vào nguồn nước tự nhiên cũng là thói quen tốt. 

cach-xu-ly-nuoc-khi-di-da-ngoai-tham-hiem-wetrek.vn

QUY TẮC "KHÔNG ĐỂ LẠI DẤU"

Xử lí nước cẩn thận là cách góp phần giữ gìn nguồn nước tự nhiên. Ngày nay khi ngày càng nhiều người đi dã ngoại, mỗi chúng ta càng cần tự gương mẫu chấp hành Quy tắc “Không để lại dấu”. Dưới đây là một số nguyên tắc liên quan đến việc giữ gìn chất lượng nguồn nước khu vực tự nhiên. 

  • Cắm trại cách xa nguồn nước ít nhất 60m. 
  • Vứt rác đúng chỗ, cách nguồn nước ít nhất 60m.
  • Mang theo nước để vệ sinh cá nhân và đặt nơi vệ sinh cách nguồn nước ít nhất 60m.
  • Không dùng hoặc ném xà phòng trực tiếp vào nước. Điều này nhằm ngăn chặn việc sinh sôi của vi sinh vật trong nước. 
  • Xả nước xà phòng bằng cách đổ từ từ ra đất chứ không đổ lên đá. Vi sinh vật sống trong đất có thể phân giải các chất bẩn.

Tham khảo thêm loạt bài "[Leave No Trace] 7 nguyên tắc Outdoor khi đi cắm trại, dã ngoại" tại WETREK.VN

DUKI Hoàng

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] 17 VẬT DỤNG THIẾT YẾU CHO CHUYẾN DU LỊCH BẰNG ĐƯỜNG BỘ (ROAD TRIP)

[WeTrekology] 17 VẬT DỤNG THIẾT YẾU CHO CHUYẾN DU LỊCH BẰNG ĐƯỜNG BỘ (ROAD TRIP)

Đã có một lần trong đời khi tôi không thực sự tận hưởng được chuyến du lịch bằng đường bộ (Roadtrip). Nhưng bây giờ tôi nhận ra rằng, đó đơn giản là bởi vì tôi đã chưa làm tốt nó. Thay vì ném đồ đạc vào trong ô tô vào thời điểm áp chót, một sự chuẩn bị nho nhỏ - và một vài chiếc chìa khóa - có thể nâng giá trị của một chuyến đi thực dụng đơn giản thành một chuyến đi dễ chịu và đáng nhớ hơn. Đây là một vấn đề khi đặt cả sự thoải mái vào con đường và cảm giác phiêu lưu ở bất kì nơi nào bạn dừng lại.
[Infographic] Phượt là gì? Khái quát về Phượt

[Infographic] Phượt là gì? Khái quát về Phượt

Định nghĩa về phượt: là một hình thức du lịch thu hút nhiều bạn trẻ năng động, chủ động lên lịch trình, tự do khám phá hành trình.
Một số quy tắc khi đi du lịch ba lô: làm thế nào để không trở thành người bất lịch sự

Một số quy tắc khi đi du lịch ba lô: làm thế nào để không trở thành người bất lịch sự

Dưới đây là 24 mẹo đã được kiểm chứng từ những dân du lịch ba lô (backpackers) dày dặn kinh nghiệm, những người có thời cũng từng là những tay mơ.
[WeTrekology] Luyện tập thể lực cho chuyến dã ngoại thám hiểm

[WeTrekology] Luyện tập thể lực cho chuyến dã ngoại thám hiểm

Nếu bạn chuẩn bị thực hiện một chuyến dã ngoại thám hiểm dài ngày, bạn cần đảm bảo sức khỏe của mình đủ tốt. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn một số bài tập và cách luyện tập thể lực cho chuyến dã ngoại thám hiểm của mình.
[Infographic] Bí quyết đóng gói hành trang dã ngoại

[Infographic] Bí quyết đóng gói hành trang dã ngoại

Ba lô là thứ mà bạn không thể thiếu trên mỗi chuyến hành trình khám phá. Bài viết sau sẽ cho bạn biết bí quyết đóng gói hành trang dã ngoại của mình thật gọn ghẽ.
[WeTrekology] Mẹo đi dã ngoại cho phụ nữ

[WeTrekology] Mẹo đi dã ngoại cho phụ nữ

Số lượng phụ nữ đi dã ngoại giờ đây đã tăng lên con số kỷ lục. Con số đó còn khuyến khích ngày càng nhiều phái nữ dám thử thách bản thân hơn. Tuy nhiên có một số mẹo đi dã ngoại cho phụ nữ bạn nên biết để chuẩn bị cho chính mình.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc