Trong thời đại ngày nay, những người đi dã ngoại, leo núi có thể bị cám dỗ bởi công nghệ định vị được hỗ trợ bằng hệ thống GPS mà lờ đi những tấm bản đồ hay la bàn. Nhưng bạn cần phải hiểu rằng Thiết bị thu phát tín hiệu GPS chuyên dụng hay thiết bị GPS (GPS Receiver) không thể thay thế được những công cụ này vì nó hoạt động phụ thuộc vào pin hay tín hiệu vệ tinh. Do đó, la bàn hay một tấm bản đồ chi tiết vẫn là công cụ định vị chủ yếu nơi hoang dã.
La bàn giúp bạn định hướng, xác định tọa độ và vị trí bạn đang đứng. Bạn có thể đi leo núi trong nhiều ngày trên một đường mòn và thậm chí là không thèm liếc nhìn chiếc la bàn, nhưng hãy thử tưởng tượng xem, nếu bạn bị lạc đường, mất phương hướng hay gặp một trận bão tuyết thì la bàn hoặc bản đồ sẽ trở thành công cụ sống còn của bạn.
Đừng quên rằng khả năng định vị bằng bản đồ và la bàn có vai trò rất quan trọng khi bạn đang ở nơi hoang vu, đặc biệt khi bạn đi ngoài đường mòn (off-trail hiking).
Các loại la bàn từ
Không giống với la bàn điện tử, la bàn từ dùng kim nam châm đặt trên trụ xoay để nam châm có thể định hướng từ trường Trái Đất. Thân kim được trám bằng chất lỏng mà có thể cố định kim, giúp định vị chính xác nhất có thể.
Có thể phân loại các la bàn truyền thống như sau:
La bàn cơ bản: hữu ích, giá rẻ, phù hợp với những người đi phiêu lưu, leo núi, dã ngoại trong ngày trên đường mòn. La bàn loại này có tất cả những bộ phận cần thiết nhưng không có một số tính năng bổ sung, chẳng hạn như điều chỉnh độ từ thiên hay gương.
La bàn cao cấp: Loại này có đầy đủ các tính năng và có cả những thành phần bổ sung (chẳng hạn như gương, kính lúp) để tăng độ chính xác và giúp người dùng định vị dễ dàng hơn. Nếu bạn thường xuyên đi du lịch ngoài đường mòn hoặc thám hiểm ở vùng hẻo lánh thì rất đáng để bạn chi thêm tiền để có được chiếc la bàn này.
La bàn phụ kiện: Bạn có thể thấy những chiếc la bàn phụ kiện trên móc chìa khóa hay đồng hồ, chúng cũng có thể là những chiếc la bàn tròn, nhỏ xinh nhưng không có tấm đế (base plate). La bàn loại này luôn chỉ về hướng bắc, nhưng chúng chỉ thiết kế để làm phụ kiện trang trí hơn là dùng để định vị.
Những tính năng chính của la bàn
Người đi dã ngoại thường dùng la bàn để định hướng. (Định vị: là hoạt động xác định vị trí chính xác bạn đang đứng; Định hướng: là hoạt động xác định điểm đến của bạn và hướng bạn đến điểm đó.)
Những bộ phận chính của la bàn gồm:
- Kim nam châm: thường có màu đỏ và có thể quay được. Phần chân kim có từ tính mạnh nhất và luôn quay về Cực bắc từ trường. “Cực bắc từ trường” khác với ‘Cực bắc địa lý”, nó là nơi giao nhau của tất cả các đường kinh tuyến. Cực bắc từ trường, là một trong hai cực từ trường của trái đất, nằm ở quần đảo Bắc cực thuộc Canada. Cực bắc địa lý và cực bắc từ trường cách nhau 1.000 mét. Do đó, khi sử dụng bản đồ, bạn phải bù trừ đi độ chênh lệch giữa cực bắc địa lý và cực bắc từ trường bằng nhiều cách khác nhau, sẽ được chia sẻ dưới đây.
- Hộp la bàn chứa chất lỏng: Cấu trúc (hay mặt) của la bàn gồm kim và chất lỏng. Loại chất lỏng không đóng băng này sẽ giúp kim la bàn ít bị rung lắc và giúp kim đứng im hơn so với loại có cấu trúc hộp khí. Ở độ cao và nhiệt độ thấp (lạnh), chất lỏng này có thể bị co ngót và nổi bong bóng. Tuy nhiên, bong bóng này sẽ không ảnh hưởng đến độ chính xác của la bàn, và sẽ biến mất khi la bàn ở nhiệt độ và độ cao bình thường.
- Niềng xoay (vòng phương vị): Ở vành của mặt la bàn được đánh dấu độ, từ 0 đến 360 độ, mỗi ly giác là 2 độ. Ly độ càng nhỏ thì càng dễ xác định được góc phương vị chính xác. Góc phương vị (azimuth hay bearing) là hướng mà bạn muốn đi (tính bằng độ), là góc được hình thành giữa hướng bắc địa lý và hướng bạn cần đo ngắm.
- Đế và thước tỉ lệ: Tấm đế là phần trong suốt, hình chữ nhật mà la bàn được đặt trên. La bàn tốt sẽ có các thước tỉ lệ (bằng inch hoặc centimet) khắc vào mép thẳng của tấm đế. Chúng rất hữu ích khi đo khoảng cách trên bản đồ. Hãy chọn loại la bàn có chia tỉ lệ (scale). Tỉ lệ bản đồ địa lý thông thường là 1:24.000 (bản đồ USGS) và 1:250.000. Mép thẳng sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc vẽ các góc phương vị trên bản đồ.
- Mũi tên định hướng và đường kinh tuyến (hay đường Bắc Nam): đặt ở phần dưới của thân la bàn. Phần mũi kim để chỉ hướng không có từ tính, và thường có màu đỏ. Bạn sẽ phải nhờ đến sự hỗ trợ của kim định hướng và các đường kinh tuyến (các đường kinh tuyến Bắc Nam trên bản đồ địa lý) để định hướng trên bản đồ.
- Đường chỉ số hay đường chỉ hướng di chuyển: nằm ở một đầu của tấm đế. Đây là điểm trên niềng xoay nơi bạn đặt hay đọc chỉ số góc phương vị.
Các tính năng của la bàn cao cấp
Các tính năng chính của la bàn cao cấp gồm:
- Điều chỉnh độ từ thiên: Công cụ điều chỉnh độ từ thiên là một mũi tên định hướng phức tạp hơn được tích hợp để có thể căn chỉnh giúp phản ánh “độ từ thiên” ở khu vực bạn đến. (độ từ thiên là độ lệch giữa hướng bắc địa lý và hướng bắc từ trường).
Trong nhiều trường hợp, bạn có thể sử dụng công cụ điều chỉnh nhỏ gọn (thường có dây buộc) để vặn chiếc đinh ốc nhỏ trên (hoặc gần) thân la bàn. Khi được xoay, mũi tên định hướng sẽ không còn song song với đường kinh tuyến Bắc Nam nữa, mà nó sẽ bù độ lệch của khu vực bạn đến. Tính năng này cho phép bạn dễ dàng điều chỉnh kim nam châm thẳng hàng với hướng bắc từ trường trong khi đo góc phương vị. Bạn có thể sử dụng tính năng này trong các chuyến đi.
Trong khi đó, mũi tên định hướng cố định yêu cầu bạn phải ‘giải toán’ và thực hiện điều chỉnh bằng tay. (Một số người sử dụng băng dính để đánh dấu góc lệch trên la bàn). Mặc dù mũi tên này cho phép bạn ‘thiết lập và xóa số đo cũ’ nhưng nó lại rất tiện lợi.
- Kính lúp: là một ống kính nhỏ được gắn với tấm đế, được dùng để đọc các ký hiệu bản đồ nhỏ xíu.
- Gương ngắm tọa độ: Gương ngắm tọa độ có phần nắp có thể gập vào/mở ra giúp tăng cường khả năng đưa ra các chỉ số chính xác. Khi mở gương, bạn có thể ngắm tọa độ thông qua đường vạch chuẩn ở trên cùng. Gương này cho phép bạn đọc góc phương vị và ngắm tọa độ ở một mốc xa cùng một lúc. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng như một thiết bị truyền tín hiệu trong tình trạng khẩn cấp hoặc dùng như gương cá nhân.
- Dụng cụ phát quang: Khi đi du lịch trong đêm, dụng cụ này rất hữu ích, chúng nằm ở hai bền của mũi tên định hướng hoặc thậm chí là ở 4 điểm chính của niềng xoay.
- Máy đo độ nghiêng: cho phép bạn đo góc thẳng đứng (độ dốc) của một sườn dốc; rất hữu ích khi đánh giá nguy cơ sạt lở và độ cao của các đối tượng.
- Kim la bàn toàn cầu (Global needle): rất phù hợp với những người đi thám hiểm ở bán cầu Bắc. Do độ lệch của từ trường trái đất nên kim la bàn – loại được thiết kế quay tự do khi ở Bắc Mỹ - có thể nghiêng khi ở những khu vực khác trên trái đất. La bàn có kim toàn cầu sẽ bù trừ độ lệch này và quay dự do, chính xác trên toàn cầu.
- Dây buộc: Là một sợi dây cho phép bạn buộc la bàn với đai lưng, ba lô hoặc cổ tay
La bàn điện tử
La bàn điện tử có nhiều tính năng tương tự như la bàn từ nhưng tính năng hiển thị dạng số sẽ giúp bạn dễ đọc chỉ số hơn. Chúng hoạt động bằng pin và có thể hiệu chỉnh, do đó nó có độ chính xác thấp hơn loại la bàn từ truyền thống. Hãy nhớ luôn mang theo pin dự phòng nhé.
Có thể sử dụng Thiết bị thu phát tín hiệu GPS chuyên dụng thay la bàn không? La bàn và thiết bị GPS vệ tinh là những công cụ hỗ trợ bổ sung. La bàn có tính năng mà thiết bị GPS không có, đó là luôn chỉ về hướng bắc từ trường. Trong khi đó thiết bị GPS tích hợp la bàn điện tử hiện nay rất phổ biến ở các công cụ cao cấp. Tuy nhiên, thiết bị GPS lại chạy bằng pin nên có thể bị hết pin. Bạn sẽ không phải bận tậm đến việc chiếc la bàn của bạn có bị hết pin hay không vì nó hoạt động dựa trên lực từ trường của trái đất. Do đó, ngay cả khi đã có thiết bị GPS thì bạn vẫn nên mang thêm một chiếc la bàn.
Thiết bị GPS thực sự rất tuyệt vời, được thiết kế để đo hướng chuyển động bằng cách tính toán độ chênh lệch giữa vị trí hiện tại bạn đang đứng và vị trí cuối cùng mà bạn đứng. Ngoài ra, thiết bị này cũng có thể đọc được vị trí của bạn mà không cần dấu mốc cho góc phương vị. Đây sẽ là cứu cánh cho bạn trong những ngày tuyết rơi hoặc sương mù dày đặc.
Một ưu điểm khác của thiết bị GPS, đó là: khi đi theo góc phương vị đo bằng la bàn, những chướng ngại vật đôi khi sẽ khiến bạn đi chệch khỏi ‘tuyến đường lý tưởng’ của bạn. Do đó, bạn phải hết sức cẩn thận với độ sai lệch của góc phương vị với vị trí bạn đứng khi vượt qua chướng ngại vật. Khi đã vượt qua chướng ngại vật, có thể bạn sẽ cần điều chỉnh góc phương vị của la bàn, nhưng nếu vậy thì bạn có thể sẽ không còn thấy được những dấu mốc quan trọng. Tuy nhiên, với thiết bị GPS, bạn có thể dễ dàng đọc một góc phương vị mới và thiết lập lại la bàn bằng một đường đi được sửa đổi.
Tóm lại: Thiết bị GPS và la bàn đều là những công cụ hữu ích có thể định vị theo những cách khác nhau. Khi bạn muốn biết trước mặt bạn là hướng nào thì bạn phải có một chiếc la bàn.
Thuật ngữ và mẹo sử dụng la bàn
- Kim loại đen có thể làm sai kết quả đo, nên bạn phải đứng xa ô tô, camera hay các vật bằng kim loại khi đo góc phương vị. Nhiễu sóng điện từ sẽ làm sai lệch chỉ số đo. Vì thế, nếu bạn đang đo góc phương vị trên một bàn ăn ngoài trời thì nhớ kiểm tra xem có bộ phận nào trên bàn làm bằng kim loại hay không (bu lông hay khung bàn) nếu không độ chính xác của la bàn sẽ bị ảnh hưởng. Điện trường (chẳng hạn như một động cơ đang chạy) cũng có thể làm giảm độ chính xác của la bàn, kể cả la bàn điện tử hay la bàn từ.
- Chú ý đến nơi bạn đặt la bàn. Ví dụ, không đặt la bàn trên loa stereo vì loa này có từ tính rất mạnh, không đặt la bàn ở nơi có dòng điện mạnh. Không để la bàn trong túi, gần điện thoại di động. Qua thời gian, kim la bàn có thể bị khử từ do tiếp xúc với vật có từ tính hay điện từ mạnh. La bàn phản ứng với từ trường nhiều nhất nên hãy để nó thuộc về trái đất.
- Phải biết những vùng nào có từ tính. Không cần phải giữ la bàn ở vị trí mà nó ‘quay’ chính xác, chỉ cần giữ ở vị trí phù hợp với vĩ tuyến. Nhìn chung, trái đất có 5 vùng có độ từ khuynh (magnetic dip). Những vùng này có thể làm cho kim la bàn quay ra ngoài thân la bàn, ảnh hưởng đến độ chính xác của góc phương vị. Một tin vui cho những người hay đi du lịch là: Toàn bộ nước Mỹ đều nằm trong vùng có độ từ khuynh.
Chú ý: Hầu hết các la bàn đều đạt được độ chính xác cao khi sử dụng tại vùng có độ từ khuynh (magnetic dip) bằng cách làm kim nam châm hơi nghiêng. Nó sẽ hoạt động hiệu quả chỉ cần bạn ở gần vĩ tuyến chuẩn. Nếu bạn đến một mơi ở xa vĩ tuyến chuẩn (chẳng hạn như Nam bán cầu) thì la bàn có thể sẽ không hoạt động chính xác. Một số la bàn được thiết kế đặc biệt để sử dụng ở bất kỳ nơi nào trên trái đất.
- Trên la bàn có 4 hướng chính: đông, tây, nam, bắc, gọi là các điểm mốc. mặt của la bàn đôi khi được gọi là hoa hồng la bàn.
- Góc phương vị là hướng mà bạn muốn đi (tính bằng độ) – bạn nên đi theo góc phương vị để có thể đến được nơi bạn muốn.
Lưu ý: Để tránh nhầm lẫn, bạn nên đo tất cả các góc phương vị ở hướng bắc. Ví dụ: 30o ở hướng bắc địa lý; 10o ở hướng bắc từ trường.
Định vị bằng bản đồ và la bàn Bản đồ và la bàn có 4 tính năng chính:
- Đo góc phương vị ngoài đời thực
- Đi theo góc phương vị ngoài đời thực
- Đo góc phương vị trên bản đồ
- Vẽ góc phương vị trên bản đồ
Bạn nên lấy một chiếc la bàn và một tấm bản đồ ra để làm thử. Cuối cùng, tất cả những gì bạn cần làm là thực hành để cải thiện kỹ năng định vị. Sau đây là một số gợi ý:
- Tham gia hội thảo định vị hoặc khóa học định vị tại nơi hoang vu (thường được tổ chức tại các trường đại học hoặc các tổ chức quốc gia)
- Đọc sách hướng dẫn định vị và tuân theo những nguyên tắc đó trong các chuyến đi bộ đường dài trong ngày, các chuyến đi ngắn, hay thạm chí là khi đi trong thành phố.
- Hãy thực hiện một chuyến đi với người bạn đồng hành là Savvy định vị và học hỏi tất cả những gì bạn có thể học.
- Tham gia các câu lạc bộ định hướng tại địa phương. Chạy định hướng – phổ biến ở những nước Bắc Âu – có thêm cả yếu tố có liên quan đến thể thao trong định vị bằng la bàn và bản đồ. Các cuộc đua sức bền, truy tìm kho báu, đố trí tuệ, chạy định hướng là những sự kiện thường xuyên được các câu lạc bộ của Hoa Kỳ và Canada tổ chức.
Tóm lại: La bàn là người bạn đồng hành không thể thiếu khi bạn đến một nơi hoang vu, nó sẽ bảo đảm an toàn cho bạn. Luôn trau dồi những kiến thức và kỹ năng sử dụng bản đồ và la bàn qua các chuyến đi sẽ giúp bạn ngày càng tự tin khi đến một nơi xa xôi, hẻo lánh.
WETREKOLOGY