10 người Nepal chinh phục đỉnh núi cao thứ 2 thế giới ở -40 độ C

Ngày cập nhật 21/01/2021 11:17 AM - 742 lượt xem

10 người Nepal chinh phục đỉnh núi cao thứ 2 thế giới ở -40 độ C

Nhóm leo núi Nepal là những người đầu tiên trên thế giới chinh phục đỉnh núi K2 trên dãy Himalaya vào mùa đông - mùa nguy hiểm nhất trong năm.

Nhóm leo núi vui mừng sau khi chinh phục thành công K2 vào mùa đông. Ảnh: NatGeo

Lúc 17h40 phút ngày 16/1, theo giờ Nepal, Nirmal "Nims" Purja - một thành viên nhóm leo núi - viết trên Instagram: "Lịch sử cho nhân loại. Lịch sử cho Nepal". Thông báo này đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử có một VĐV chinh phục thành công đỉnh K2 - cao 8.611 mét trên dãy Himalaya - vào mùa đông.

"Đây là ngày lịch sử của leo núi", trang National Geographic bình luận.

K2 là một phần trong dãy Karakoram của Pakistan, và là ngọn núi cuối cùng trong số 14 ngọn núi cao nhất thế giới - tất cả đều cao hơn 8.000 mét - được loài người chinh phục vào mùa đông. Đường lên đỉnh K2 được coi là hành trình khó khăn và nguy hiểm nhất, bởi địa hình và thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông đòi hỏi người leo có kỹ thuật chuẩn xác để đi tới đỉnh.

Chinh phục K2 trong cái lạnh -40 độ C của mùa đông là kết quả từ nỗ lực hợp tác giữa các nhóm leo núi người Nepal: một do Purja dẫn đầu, đội còn lại do Mingma G Sherpa, thuộc tộc người bản địa Sherpa, chỉ huy. Vào đêm trước khi leo lên đỉnh núi, hai nhóm kết hợp thành viên, đưa ra chiến lược chung để cố định dây thừng trên ngọn phía trên và hy vọng sẽ cùng nhau trèo lên.

Với cả Purja lẫn Mingma G, việc chinh phục đỉnh K2 trong mùa đông thể hiện niềm tự hào dân tộc và khoe năng lực leo núi Himalaya của bộ tộc họ. Purja chia sẻ: "Cả 13 đỉnh khác cao trên 8.000 mét đều đã được cộng đồng leo núi quốc tế chinh phục vào mùa đông, vì vậy sẽ là một kỳ tích tuyệt vời nếu nhóm leo núi Nepal làm nên lịch sử với K2".

Nirma Purja xem việc nhóm leo núi 10 người của anh chinh phục thành công K2 vào mùa đông là một niềm tự hào của Nepal. Ảnh: NatGeo

Còn Mingma G viết trên trang cá nhân: "Chuyến thám hiểm K2 vào mùa đông là hành trình dành cho đất nước". Các thành viên còn lại của hai đội gồm Sona, Mingma David Sherpa, Mingma Tenzi Sherpa, Geljen Sherpa, Pem Chiri Sherpa, Dawa Temba Sherpa, Dawa Tenjin Sherpa và Kilu Pemba Sherpa lên đỉnh K2 lúc 5h chiều. Họ cùng nhau hát quốc ca Nepal sau khi chinh phục đỉnh này.

K2 được xem là mục tiêu số một của nhiều nhà leo núi, vì các đỉnh trên 8.000 mét khác đều không thể làm khó các chuyên gia chinh phục leo trong mùa lạnh nhất. Bất chấp Covid-19, trong năm 2020 đã có hơn 60 người tập trung tại Trại căn cứ trên sông băng Godwin Austen của Pakistan để chuẩn bị cho cuộc leo núi. Số này có cả những người trả tiền để được công ty lữ hành chăm sóc và hỗ trợ chinh phục ngọn núi.

Tuy nhiên, khác với Everest hay các đỉnh núi cao khác, K2 có các mặt dốc đứng và đòi hỏi kỹ năng vững vàng. Không những thế, người leo núi còn thường xuyên gặp tình trạng lở đá và tuyết. Tính đến tháng 6/2018, hơn 4.000 người đã lên đỉnh Everest, nhưng chỉ 367 người đứng trên K2. Số đông đều đi vào tháng Bảy hoặc Tám - lúc thời tiết ấm nhất. Chưa ai từng lên đỉnh K2 làm vào mùa đông.

Chinh phục K2 vào mùa đông từng là việc bất khả thi với giới leo núi hàng chục năm nay. Ảnh: NatGeo

Nhóm chinh phục phải chịu đựng nhiệt độ lạnh hơn -40°C và gió giật khoảng 80km/h khi leo lên Abuzzi Spur ở sườn phía nam K2. "Bạn không thể tưởng tượng việc leo lên K2 vào mùa đông khó khăn thế nào, so với mùa xuân và mùa hè", Alex Txikon nói với National Geographic khi anh thực hiện kỳ tích vào hè 2019.

Mùa đông năm 1980, Everest lần đầu tiên có người chinh phục. Nhưng tới tháng 12/1987, khi một đoàn thám hiểm người Ba Lan đến Pakistan, họ mới cố gắng lên K2 vào mùa đông. Lúc đó, người Ba Lan thống trị môn thể thao leo núi có độ cao lớn ở Himalaya. Nhóm do Krzystof Wielicki dẫn dắt đã có chuỗi thành công chưa từng có trong những năm 1980. Trong tám năm, họ bảy lần là những người đầu tiên chinh phục các đỉnh núi cao trên 8.000 mét trong mùa đông. Nhưng riêng K2, họ đã thất bại.

Trong ba thập kỷ tiếp theo, năm cuộc thám hiểm khác đã được thực hiện, trong đó có nỗ lực thứ hai của nhóm Wielicki năm 2018. Tuy nhiên, không đội nào có thể đến được Trại 4 trên đường lên K2.

Các nhà leo núi phải chinh phục những ngọn dốc dựng đứng trong thời tiết khắc nghiệt nhất thế giới để lên đỉnh K2 vào mùa đông. Ảnh: NatGeo

Bất chấp những điều kiện khắc nghiệt khó tin và vô số rủi ro sinh tử, một số nhà quan sát cho rằng Thách thức lớn nhất khi lên K2 vào mùa đông là khả năng lãnh đạo. Alan Arnette - người đã ghi chép nhiều năm về những chuyến chinh phục ở Himalaya - viết trên tạp chí Rock and Ice của Mỹ sau khi năm 2019 kết thúc mà không ai lên được K2: "Bất kỳ người leo núi nào muốn thử chinh phục K2 vào mùa đông cũng cần có những kỹ năng tuyệt vời. Và họ cũng cần người lãnh đạo mạnh mẽ để quản lý cả nhóm. Bản thân những người leo núi phải hoạt động cùng nhau như một đội gắn kết".

Cả hai đội leo núi người Nepal đều hoạt động cùng nhau khi chinh phục các đỉnh cao trên 8.000 mét. Năm 2019, Purja lập kỷ lục leo cả 14 đỉnh cao trên 8.000 mét trong 6 tháng và 6 ngày, nhanh hơn bảy năm so với tốc độ chinh phục trước đó. Anh nhận được sự hỗ trợ từ nhóm của Sherpa - họ thay nhau đồng hành cùng anh trên các ngọn núi khác nhau. Với dự án K2, hai nhóm hợp tác chặt chẽ.

Với các nhà leo núi, phần khó khăn nhất chính là tình trạng thiếu hụt oxy. Theo thống kê, cứ ba người leo lên đến đỉnh K2 thì có một người chết ở đâu đó trên núi. Nhiều trường hợp tử vong khi đang đi xuống. Mới đây nhất là tai nạn của nhà leo núi người Tây Ban Nha - Sergi Mingote hôm 16/1. Mingnote được cho là chết do một cú ngã khi xuống Trại 1. Tháng 8/2008, 11 nhà leo núi cũng bị thiệt mạng trên đoạn cuối cùng "Bottleneck", hẹp và nguy hiểm, dẫn lên đỉnh K2.

Nhiều người đã bỏ mạng khi chinh phục K2 cả trong mùa đông lẫn mùa hè. Ảnh: NatGeo

Trong khi nhóm 10 người Nepal đang tìm cách xuống núi an toàn, hàng chục người khác đang ở Trại căn cứ và cân nhắc việc chinh phục K2 vài ngày tới. Rất có thể nhiều người nữa sẽ lên tới K2, nhưng sức hấp dẫn của việc lần đầu lên được đỉnh núi đầy tuyết trong mùa đông khắc nghiệt đã không còn nữa.

K2 là một phần của dãy núi lớn Karakoram nằm ở biên giới giữa Trung Quốc – Pakistan. K2 được công nhận là dãy núi cao thứ hai trên thế giới với độ cao là 8.611 m, sau Everest.

Theo National Geographic

Xem thêm dụng cụ leo núi tại WETREK.VN

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
“Anh Hùng” trưởng thôn Ma Seo Chứ với quyết định ở thời khắc sinh tử cứu cả bản làng khỏi thảm kịch

“Anh Hùng” trưởng thôn Ma Seo Chứ với quyết định ở thời khắc sinh tử cứu cả bản làng khỏi thảm kịch

Câu chuyện cảm động và truyền cảm hứng về trưởng thôn Ma Seo Chứ với quyết định cân não, 8 giờ di tản sống cả bản làng Kho Vàng. Anh là người hùng của bản làng, một tấm gương sáng chói về lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm và trí thông minh đã cứu sống cả bản làng trước nguy cơ sạt lở. Hành động của anh sẽ truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ, đặc biệt là những thế hệ trẻ miền Núi vươn lên khắc phục khó khăn, nghịch cảnh, giúp đỡ dân làng. Hãy cùng WeTrek chia sẻ và lan tỏa câu chuyện tuyệt vời này!
Thanh Vũ: Cô gái Việt chạy 500km trên tuyết trong gần 10 ngày

Thanh Vũ: Cô gái Việt chạy 500km trên tuyết trong gần 10 ngày

Nữ runner Thanh Vũ về đích sau 9 ngày 9 giờ và 18 phút khi tham gia nội dung 500km cá nhân giải Montane Lapland Arctic Ultra (MLAU).
TƯNG BỪNG KHAI TRƯƠNG CỬA HÀNG IKAMPER ĐẦU TIÊN TẠI SEATTLE

TƯNG BỪNG KHAI TRƯƠNG CỬA HÀNG IKAMPER ĐẦU TIÊN TẠI SEATTLE

iKamper tưng bừng khai trương cửa hàng đầu tiên tại Seattle. Tại đây, khách hàng không những được chiêm ngưỡng các dòng sản phẩm đình đám của iKamper mà còn được thưởng thức đồ ăn miễn phí và nhiều trải nghiệm thú vị khác nữa.
Giới thiệu thương hiệu đèn pin Magicshine

Giới thiệu thương hiệu đèn pin Magicshine

Magicshine đã được thành lập với chuyên môn tập trung vào thiết bị chiếu sáng ngoài trời. Và trong suốt 22 năm, Magicshine đã nghiên cứu, sản xuất, cung cấp và phát triển các loại đèn pin hiệu suất cao cho các hoạt động chuyên dụng ngoài trời vào ban đêm.
Giới thiệu thương hiệu đèn pin Fenix Light

Giới thiệu thương hiệu đèn pin Fenix Light

Fenix là thương hiệu đèn pin của công ty Shenzhen Fenixlight Limited, có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến Trung Quốc. Đèn pin Fenix có chất lượng rất cao, độ sáng mạnh, kích thước thường nhỏ nhẹ và có độ bền tốt, được đánh giá cao và rất thành công trên thị trường đèn pin chiến thuật, quân sự. Các sản phẩm Fenix hiện đang được bán cho hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới.
Giới thiệu thương hiệu đèn pin Klarus

Giới thiệu thương hiệu đèn pin Klarus

KLARUS LIGHTING TECHNOLOGY CO., LIMITED là một hãng đèn pin cao cấp của Trung Quốc, được thành lập tháng 6/2011, chuyên nghiên cứu phát triển và sản xuất ra những sản phẩm THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG CƠ ĐỘNG, ĐÈN PIN SIÊU SÁNG công nghệ tiên tiến với chất lượng cao cấp tầm cỡ thế giới. 
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc