[WeNews] Bão số 9 sắp đổ bộ, dự đoán mưa rất to và lốc xoáy ở TP.HCM

Ngày đăng 24/11/2018 10:03 AM - 2.128 lượt xem
Cơ quan khí tượng cho biết bão số 9 mạnh cấp 8 (60-75 km/h), giật cấp 10 và có khả năng mạnh thêm khi vào gần đất liền.
 
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết vào lúc 4h sáng 23/11, vị trí tâm bão số 9 (có tên quốc tế là Usagi) ở trên khu vực phía tây bắc quần đảo Trường Sa, cách đất liền các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 450 km về phía đông.
 
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/h), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100 km tính từ tâm bão. Dự báo ngày và đêm nay bão di chuyển theo hướng tây tây nam mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km và có khả năng mạnh thêm.
 
Đến 4h ngày 24/11, tâm bão số 9 cách bờ biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 230 km về phía đông, cách đảo Phú Quý khoảng 130 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100 km/h), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 180 km tính từ tâm bão.
 
Do ảnh hưởng của bão nên ở khu vực phía tây vùng biển giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7. Vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, sau tăng lên cấp 9-10, giật cấp 12.
 
bao-so-9-sap-do-bo-du-doan-mua-rat-to-va-loc-xoay-o-tphcm-wetrekvn
Hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: NCHMF.
 
Cũng theo cơ quan khí tượng, trong 24-48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km, đi vào đất liền các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ với cường độ mạnh cấp 8, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
 
Đến 4h sáng 25/11, tâm áp thấp nhiệt đới ở trên đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/h), giật cấp 9. 
 
Trong 48-60 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 16h ngày 25/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở ngay trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
 
Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/h). Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với rìa phía tây hoàn lưu bão số 9, từ trưa nay ở vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8.
 
bao-so-9-sap-do-bo-du-doan-mua-rat-to-va-loc-xoay-o-tphcm-wetrekvn
Hình ảnh bão số 9 qua vệ tinh. Ảnh: NCHMF.
 
Từ sáng mai (24/11) gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Sóng trên biển vùng gần tâm bão cao 5-7 m, vùng gần bờ cao 3-5 m.
 
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9 kết hợp với không khí lạnh, từ chiều tối và đêm nay (23/11) đến ngày 26/11 ở các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận và nam Tây Nguyên có mưa rất to (300-500 mm/đợt), bắc Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to (100-200 mm/đợt).
 
Từ ngày 24-27/11, trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Nam và khu vực Tây Nguyên khả năng ở mức báo động 1-2 và trên báo động 2.
 
Các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận ở mức báo động 2-3 và trên báo động 3. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên.
 
(Theo Zing)
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
16 ngày phượt xe đạp qua ba nước dưới cái nóng 40 độ C

16 ngày phượt xe đạp qua ba nước dưới cái nóng 40 độ C

Nhằm khám phá giới hạn của bản thân, Trọng An và nhóm bạn ở Hà Nội đạp xe 16 ngày qua 3 nước Đông Nam Á dưới cái nóng có lúc lên tới 45 độ C hồi tháng 3.
Độc đáo mái nhà sàn hàng chục năm tuổi phủ kín rêu ở Hà Giang

Độc đáo mái nhà sàn hàng chục năm tuổi phủ kín rêu ở Hà Giang

Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, bản Xà Phìn (Hà Giang) mang nét độc đáo có một không hai với những ngôi nhà sàn mái rêu cổ kính.
Có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh? Lời khuyên của chuyên gia

Có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh? Lời khuyên của chuyên gia

Có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Câu trả lời cần phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hãy để WeTrek giải đáp cho bạn nhé!
Du khách leo nóc nhà, săn ảnh hoa sơn tra ‘view triệu đô’ ở Sơn La

Du khách leo nóc nhà, săn ảnh hoa sơn tra ‘view triệu đô’ ở Sơn La

Vượt qua nỗi sợ độ cao, chị Thủy Loan cẩn thận leo lên nóc nhà của một căn homestay ở bản Nậm Nghiệp rồi canh góc chụp để có những bức ảnh tuyệt đẹp với hoa sơn tra từ trên cao.
Chạy Trên Đường Rừng: Hướng Dẫn Chuẩn Bị Chi Tiết Về Giày, Trang Thiết Bị & Địa Hình

Chạy Trên Đường Rừng: Hướng Dẫn Chuẩn Bị Chi Tiết Về Giày, Trang Thiết Bị & Địa Hình

Chạy bộ là một cách thông minh giúp bạn khám phá các con đường mới. Chạy bộ giúp tăng cường cơ bắp, giảm căng thẳng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Không quan trọng bạn chạy nhanh như thế nào hay đi xa được bao xa, điều quan trọng là bạn chạy trên đường rừng thì càng phải chuẩn bị cẩn thận và chi tiết nhất.
Các phương pháp hồi phục cho các trekkers không được bỏ qua: kết thúc buổi tập với một cơ thể khỏe mạnh

Các phương pháp hồi phục cho các trekkers không được bỏ qua: kết thúc buổi tập với một cơ thể khỏe mạnh

Cơ thể chúng ta đang chịu đựng rất nhiều, từ những buổi chạy dài trên những con đường rừng cho đến những buổi tập muộn và sớm. Sự mệt mỏi không chỉ đến từ những hoạt động thể chất mà còn từ áp lực hàng ngày của cuộc sống, khi bạn cần phải cân nhắc giữa việc tập luyện, công việc và cuộc sống. Bất kể bạn chọn môn thể thao nào, việc dành thời gian để hồi phục giữa các nỗ lực là vô cùng quan trọng. Tại bài viết này, hãy cùng WeTrek lắng nghe cơ thể và tìm ra công cụ và thói quen phù hợp nhất với bản thân nhé.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc