Có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh? Lời khuyên của chuyên gia

Ngày đăng 04/04/2024 03:53 PM - 577 lượt xem

Không có gì khó chịu hơn việc bạn bị sổ mũi khi đang tập luyện. Bạn có thể luôn mong muốn duy trì lịch tập luyện của mình nhưng  không thể chắc chắn về việc chạy bộ khi bị cảm có thể ảnh hưởng đến mục tiêu, sức khỏe dài hạn như thế nào. Những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra vai trò của việc tập thể dục đối với bệnh tật, đặc biệt là cảm lạnh hay các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp. Dựa trên những bằng chứng này, có một số quy tắc đơn giản giúp bạn quyết định nên ra ngoài chạy bộ hay ở nhà nghỉ ngơi. 

Chạy bộ khi bị cảm lạnh

Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên sử dụng một quy tắc cơ bản để xác định xem bạn nên hay không chạy bộ khi bị cảm lạnh. Quy tắc này dựa trên vị trí của các triệu chứng. Hãy đánh giá cảm nhận và xác định xem những triệu chứng của bạn ở trên hay dưới cổ. Các triệu chứng ở trên cổ có nghĩa là bạn có thể chạy khi bị cảm lạnh một cách an toàn. Còn các triệu chứng ở dưới cổ như tức ngực thì hãy ngưng buổi chạy cho đến khi bạn cảm thấy khỏe hơn. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể:

Quy tắc cổ để kiểm tra chạy bộ khi bị cảm lạnh

Quy tắc trên cổ/dưới cổ là một bài kiểm tra đã được nghiên cứu và thử nghiệm bởi Trường Y học Havard mà bạn có thể sử dụng để xem xét việc tập luyện có phù hợp hay không. 

Các triệu chứng trên cổ Các triệu chứng dưới cổ
Đau đầu
 

Tức ngực và ho

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi Nhức mỏi cơ thể
Đau họng Sốt
Hắt hơi
 

Mệt mỏi

Chảy nước mắt
 

Nôn hoặc tiêu chảy

 

Theo quy tắc, bạn có thể tiếp tục chạy nếu các triệu chứng của bạn có thể kiểm soát được và "ở trên cổ", bao gồm nhức đầu, sổ mũi, chảy nước mắt, đau họng hoặc hắt hơi; điều này cho thấy rằng bạn đang mắc chứng bệnh bình thường, không quá nguy hiểm. 

 

Còn với bất kỳ triệu chứng nào "ở dưới cổ", chẳng hạn như tức ngực, ho, đau nhức cơ thể, nôn mửa hoặc tiêu chảy đều là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng hơn và có thể cần phải nghỉ ngơi. Việc tập luyện lúc này sẽ có hại nhiều hơn là có lợi.

Tuy nhiên, chỉ vì các triệu chứng của bạn ở mức “trên cổ” không có nghĩa là bạn phải tập luyện. Nếu bạn quyết định chạy bộ, hãy lắng nghe cơ thể và dừng lại nếu những triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc không thể kiểm soát được.

Trường hợp ngoại lệ với việc chạy bộ khi bị cảm lạnh

Quy tắc cổ cũng có những ngoại lệ quan trọng bạn cần phải chú ý:

Các triệu chứng toàn thân như sốt sẽ khiến bạn phải tạm nghỉ, ngay cả khi nó ở mức độ tương đối nhẹ. Mặc dù triệu chứng sốt có thể đi kèm với dị ứng theo mùa nhưng nó thường là dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đang phát triển. Nếu nghi ngờ, tốt nhất bạn nên bình tĩnh và thận trọng. 

Tương tự như vậy, triệu chứng chóng mặt không bao giờ nên được xem nhẹ. Chóng mặt xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân, từ tụt huyết áp đến nhiễm trùng tai giữa,... Nhưng bất kể nguyên nhân là gì thì việc chạy bộ trong khi chóng mặt có thể không an toàn. Hãy dừng lại và đến kiểm tra tại các cơ sở y tế nếu cần thiết.  

Có những lúc tình trạng nghẹt mũi làm suy giảm nghiêm trọng khả năng hô hấp của bạn. Nếu cảm thấy mình phải thở hoàn toàn bằng miệng thì bạn nên cân nhắc kỹ càng về việc chạy bộ. 

Mặc dù thuốc xịt mũi có thể hữu ích trong vài trường hợp, nhưng tốt nhất bạn nên ngừng tập luyện nếu cảm thấy khó thở hoặc cảm giác lâng lâng. Cho đến khi nhịp thở dễ dàng trở lại, bạn có thể giảm cường độ tập luyện xuống bằng việc đi bộ hoặc tập tạ nhẹ. 

Đọc thêm: Lợi ích của chạy bộ

Triệu chứng cảm lạnh và dị ứng

Quy tắc trên cổ cho thấy những triệu chứng dường như ít nghiêm trọng hơn. Và phần lớn điều đó đúng vì các triệu chứng ở vùng trên cổ thường liên quan đến dị ứng và cảm lạnh.

Khi bị dị ứng, bạn thường có thể tập thể dục mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Ngay cả những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng cũng có thể được điều trị mà không có nguy cơ biến chứng nặng. Tuy nhiên đối với cảm lạnh, nếu không được kiểm soát hợp lý thì tình trạng nhiễm virus có thể trở nên trầm trọng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm trùng tai, viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Vì lý do này, bạn cần có khả năng đọc được những dấu hiệu để nhận biết các triệu chứng trên cổ. Trong một số trường hợp, những gì bạn cho là viêm mũi dị ứng có thể là dấu hiệu ban đầu của cảm lạnh hoặc cúm.

Dị ứng so với cảm lạnh/cúm

  • Dị ứng có thể gây mệt mỏi khi làm việc quá sức; cảm lạnh và cúm gây mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi.

  • Dị ứng thường không kèm theo sốt; cảm lạnh và cúm thường gặp.

  • Dị ứng thường kèm theo phát ban và ngứa ngáy; cảm lạnh và cúm thì không.

  • Dị ứng không gây đau nhức cơ thể; cảm lạnh và cúm có thể.

Tập thể dục ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào

Nhiều người sẽ ép mình tập thể dục khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý vì tin rằng điều đó sẽ cải thiện hệ thống miễn dịch của họ. Những phát hiện thú vị được công bố trên tạp chí “Muscle and Exercise Physiology” tiết lộ rằng mặc dù tập thể dục vừa phải sẽ giúp tăng cường và cải thiện hệ thống miễn dịch; tuy nhiên những nhà khoa học khác cũng lưu ý rằng chưa đủ nghiên cứu để có thể định lượng được tác động của việc tập thể dục lên hệ miễn dịch có thể ngăn ngừa cảm lạnh không. 

Thậm chí, một số nghiên cứu còn cho thấy chức năng miễn dịch bị giảm xuống và nguy cơ nhiễm trùng tăng lên khi tập luyện với cường độ cao trong một thời gian tập luyện kéo dài. Theo đó, tập thể dục ở mức độ vừa phải sẽ kích thích sản xuất một loại tế bào bạch cầu được gọi là tế bào T-cell 1 (Th1) mà cơ thể sử dụng để vô hiệu hóa virus và vi khuẩn. Nhưng việc đột ngột tăng cường tập thể dục có thể gây ra phản ứng Th1 quá mức, điều này gây ra hệ thống miễn dịch đột nhiên ở trạng thái cảnh giác cao, gây viêm và làm tổn thương các mô hô hấp, đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh. 

Việc xem xét được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Cochrane đã kết luận rằng dựa trên bằng chứng hiện tại, họ không thể xác định "liệu tập thể dục có hiệu quả trong việc thay đổi sự xuất hiện, mức độ nghiêm trọng hoặc thời gian của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính hay không.". Trong khi một số nghiên cứu khác cho thấy tập thể dục có ích trong việc giảm các triệu chứng và thời gian mắc bệnh trong mỗi đợt. 

Đọc thêm: Lưu ý khi chạy bộ

Bạn có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh?

Chạy bộ khi bị cảm lạnh: Làm thế nào để quyết định?

  • Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng ở trên cổ, hãy giảm 50% cường độ và/hoặc thời gian tập luyện xuống.

  • Nếu xuất hiện các triệu chứng ở dưới cổ, hãy nghỉ ngơi và để hệ thống miễn dịch của bạn phục hồi hoàn toàn. Luôn điều trị cảm lạnh hoặc cúm một cách thích hợp bằng cách nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc nếu cần. 

  • Một khi bạn cảm thấy tốt hơn, đừng quay trở lại tập luyện cường độ cao ngay tức thì. Hãy bắt đầu ở mức 75% và tăng dần đến cường độ tối đa vào cuối tuần.

Lời khuyên từ WeTrek

Cuối cùng, bất kể các triệu chứng của bạn ở đâu, dù trên cổ hay dưới cổ, điều quan trọng nhất là bạn cần lắng nghe cơ thể mình. Hãy rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách với người khác nếu bạn có khả năng lây nhiễm bệnh. 

Cũng đừng quên trang bị cho mình những phụ kiện chạy bộ thiết yếu để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh chấn thương trong tập luyện. Và nếu bạn đang tìm kiếm một đôi giày chạy bộ chất lượng cao, công nghệ tiên tiến thì các sản phẩm giày chạy ON chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tốt nhất, đem lại cho bạn niềm vui trọn vẹn trên mỗi cung đường chạy.  

Hãy biến chạy bộ trở thành thói quen hàng ngày để tận hưởng những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và tinh thần!

WeTrek luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục những mục tiêu mới!

Liên hệ ngay với WeTrek để được tư vấn miễn phí:

Website: https://wetrek.vn    

Hotline: 02873051988

Email: chamsockhachhang@wetrek.vn 

Cửa hàng WeTrek tại Hà Nội: 530 Đường Láng, Đống Đa | 150 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên

Cửa hàng Wetrek tại TP Hồ Chí Minh: 235 Hoàng Văn Thụ, P8, Phú Nhuận

Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
5 lầm tưởng thường gặp về dinh dưỡng cho người chạy bộ

5 lầm tưởng thường gặp về dinh dưỡng cho người chạy bộ

Việc xác định đâu là kiến thức dinh dưỡng lỗi thời và đâu là điều nên làm theo có thể khá khó khăn, cho dù bạn là một vận động viên hay là một người hay chạy bộ và quan tâm tới chất lượng bữa ăn của mình. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số lầm tưởng phổ biến về dinh dưỡng cho người chạy bộ (running nutrition) mà chúng ta cần loại bỏ, theo lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng trong thể thao.
Suối Tía hồ Tuyền Lâm mùa lá vàng đẹp như tranh

Suối Tía hồ Tuyền Lâm mùa lá vàng đẹp như tranh

Đến Đà Lạt, phần đông du khách đều biết đến hồ Tuyền Lâm, nhưng không nhiều người biết nơi khởi nguồn của dòng nước đổ vào hồ, đó là suối Tía.
16 ngày phượt xe đạp qua ba nước dưới cái nóng 40 độ C

16 ngày phượt xe đạp qua ba nước dưới cái nóng 40 độ C

Nhằm khám phá giới hạn của bản thân, Trọng An và nhóm bạn ở Hà Nội đạp xe 16 ngày qua 3 nước Đông Nam Á dưới cái nóng có lúc lên tới 45 độ C hồi tháng 3.
Độc đáo mái nhà sàn hàng chục năm tuổi phủ kín rêu ở Hà Giang

Độc đáo mái nhà sàn hàng chục năm tuổi phủ kín rêu ở Hà Giang

Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, bản Xà Phìn (Hà Giang) mang nét độc đáo có một không hai với những ngôi nhà sàn mái rêu cổ kính.
Du khách leo nóc nhà, săn ảnh hoa sơn tra ‘view triệu đô’ ở Sơn La

Du khách leo nóc nhà, săn ảnh hoa sơn tra ‘view triệu đô’ ở Sơn La

Vượt qua nỗi sợ độ cao, chị Thủy Loan cẩn thận leo lên nóc nhà của một căn homestay ở bản Nậm Nghiệp rồi canh góc chụp để có những bức ảnh tuyệt đẹp với hoa sơn tra từ trên cao.
Chạy Trên Đường Rừng: Hướng Dẫn Chuẩn Bị Chi Tiết Về Giày, Trang Thiết Bị & Địa Hình

Chạy Trên Đường Rừng: Hướng Dẫn Chuẩn Bị Chi Tiết Về Giày, Trang Thiết Bị & Địa Hình

Chạy bộ là một cách thông minh giúp bạn khám phá các con đường mới. Chạy bộ giúp tăng cường cơ bắp, giảm căng thẳng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Không quan trọng bạn chạy nhanh như thế nào hay đi xa được bao xa, điều quan trọng là bạn chạy trên đường rừng thì càng phải chuẩn bị cẩn thận và chi tiết nhất.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc