Du khách kể lại chặng leo núi ám ảnh, cạn kiệt lương thực ở Tà Chì Nhù

Ngày cập nhật 16/11/2023 10:20 AM - 666 lượt xem

 Ở chặng đi xuống hành trình leo Tà Chì Nhù, Trung Anh gặp một thực tập sinh lạc đoàn, tình trạng thể lực yếu, tinh thần hoảng loạn. Cả hai phải dùng đến những thanh sô-cô-la cuối để trụ lại.

"Còn sống là may rồi", Trung Anh lặp lại câu nói này hai lần, tự mình cảm thấy biết ơn trước khi bắt đầu kể lại chặng leo núi ám ảnh, ngày 23-24/9.

Theo kế hoạch, Nguyễn Trung Anh (25 tuổi, Hà Nội) sẽ thử thách bản thân với lịch trình leo núi một mình, chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù (Yên Bái), cao 2.979m.

Chưa có nhiều kinh nghiệm đi đường rừng nhưng tinh thần lạc quan, sáng 23/9, Trung Anh xuất phát lúc 9h với hành trang duy nhất là chiếc ba lô 15kg đồ dùng cá nhân, gồm quần áo, đồ ăn uống, thuốc và thiết bị y tế…

Nguyễn Trung Anh trên đường lên đỉnh Tà Chì Nhù ngày 23/9 (Ảnh: NVCC). 

Chặng lên thuận lợi vì thể lực tốt và thời tiết đẹp. Đến 7h ngày 24/9, chàng trai 9x đã chạm tay vào cột mốc đỉnh Tà Chì Nhù, lúc này anh nghĩ mình đã thành công 70% ở hành trình này. 

Nhưng biến cố lại xảy ra ở chặng về.

Chia nhau thanh sô-cô-la cuối cùng trong ba lô

Trên đường xuống núi chiều 24/9, Trung Anh gặp H., hướng dẫn viên thực tập của một công ty bán tour leo núi, tại điểm gần lán nghỉ ở độ cao 2.400m.

Theo lời kể của H. với Trung Anh, H. bị lạc đoàn trong quá trình đi theo phục vụ 30 khách leo núi mua tour của công ty, trong hai ngày 22/9-24/9. 

"Gặp H. ở ven lối mòn tôi thấy mặt em tái xanh, quần áo lấm lem. Hỏi ra mới biết khi cố gắng tăng tốc để theo kịp đoàn em bị trượt ngã, lật cổ chân. Cùng lúc đó, trời đổ mưa lớn không có chỗ trú, H. gào thét phát ra tín hiệu nhưng không ai nghe thấy", Trung Anh kể.

H. bật khóc nói với Trung Anh, chưa bao giờ thấy cuộc đời mình bất lực như vậy. Đây là lần đầu H. leo núi lại được giao vị trí chốt đoàn, không ai hỗ trợ. Nỗi hoảng sợ và cạn kiệt sức lực hiện rõ trên đôi môi tái nhợt của H.

Thấy tình trạng của H., Trung Anh quyết định đi cùng với cậu ấy ở chặng xuống. Chàng trai 9x nhường gậy leo núi chuyên dụng cho H. sau đó tự bẻ một cành cây gỗ làm gậy di chuyển.

17h, trời chập choạng tối hai anh em mới xuống tới điểm cây cô đơn. Ở đây, chân H. bắt đầu sưng tấy, đau nhức không cử động được. Trung Anh đã dùng băng gạc quấn hai cổ chân H. thật chắc. Sau đó cả hai tiếp tục di chuyển.

Do chân quá đau và mất sức, H. có biểu hiện tụt huyết áp, chân tay run rẩy, đi lại không vững. "Tôi phải lấy những thanh sô-cô-la cuối cùng trong ba lô và ít đồ ăn còn lại để hai anh em chia nhau ăn lấy sức. Vì tốc độ của H. đi rất chậm nên các đoàn đi về cũng đã đi qua hết, chỉ còn mình hai anh em ở giữa rừng", Trung Anh kể.

Từ điểm Trung Anh gặp H. xuống tới Mỏ Chì (Trạm Tấu, Yên Bái) ở chân núi chỉ hơn 5km, thời gian dự kiến leo khoảng 3-4 tiếng. Nhưng với tình trạng sức khỏe và sự hoảng loạn về tinh thần của H.,tổng thời gian xuống núi lên tới 9 tiếng.

Khi trời tối mịt, điểm nhìn duy nhất là vòng tròn ánh sáng phát ra từ chiếc đèn pin cầm tay. Lúc này, không chỉ H., chính Trung Anh cũng bắt đầu lo sợ.

Bất lực tìm kiếm sự trợ giúp

Khi đã hết đồ ăn bổ sung năng lượng, thứ duy nhất còn lại là vài lát bánh mì và nửa chai nước lọc. Lúc này trời đã tối đen, bao quanh là cây cối với lối đi rất nhỏ ven bìa rừng, chỉ còn lại Trung Anh và H.

Bóng tối bao phủ giữa rừng, chỉ có vòng tròn ánh sáng từ chiếc đèn pin cầm tay. Trung Anh đi sau, vừa soi đèn vừa dìu H. (Ảnh: NVCC).

Gặp rắn độc giữa rừng (Ảnh: NVCC).

Lúc gần cuối ngày, khoảng 19h, trời tối om và đã cạn kiệt lương thực. Bộ đàm của H. bị hỏng, điện thoại đã sập nguồn nên không có số ai để liên lạc.

Trong lúc đó, điện thoại Trung Anh còn khoảng 17% pin, ngay khi đến được vị trí có sóng, anh gọi điện về để tìm kiếm sự trợ giúp, chỉ kịp gọi 2 cuộc thì mất sóng.

"Gọi không được tôi đã nhắn tin về nhưng không có phản hồi ngay, nếu đợi người đến đón thì phải ngồi im tại chỗ đó đến khi có người mà tôi không chắc có ai đến không và phải đợi đến khi nào. Nên tôi quyết định di chuyển, để dành pin điện thoại làm đèn soi đường lỡ lúc đèn pin cũng sắp cạn nhiên liệu", Trung Anh nói.

Theo lời Trung Anh, thời điểm đó, thứ duy nhất hai anh em còn lại trong hành trang là ý chí. Toàn bộ lương thực đã cạn kiệt mà đường xuống núi không biết đâu là đích cuối cùng.

"Cố lên em, sắp đến rồi", Trung Anh liên tục nói câu này động viên H. nhưng H. kiệt sức đến nỗi không thể trả lời, chỉ nghe được tiếng thở dốc.

Vừa đi, vừa bò bằng tay, vừa lê lết bằng mông để di chuyển, đến khoảng 22h, Trung Anh và H. xuống được dưới Mỏ Chì và đi về nhà nghỉ ở Trạm Tấu để nghỉ ngơi. 

"Khi nhìn thấy điểm sáng ở Mỏ Chì mình biết đã làm được rồi. Bọn mình đã sống ở chặng cuối chỉ bằng cách duy trì nhịp thở và thật kiên định, lúc ngồi trên xe ôm về nhà nghỉ, bọn mình chỉ nhìn nhau vì không ai còn sức để nói câu gì", Trung Anh xúc động nhớ lại.

Cung leo núi Tà Chì Nhù có địa hình dốc cao, nhiều sỏi đá và lối đi khá nhỏ (Ảnh: NVCC).

Chia sẻ về kinh nghiệm leo núi một mình và gặp sự cố, Trung Anh cho biết cần có sự chuẩn bị kỹ hành trang và tâm lý thật vững.

Một số vật dụng chàng trai 9x mang theo như: bộ dụng cụ y tế, bếp ăn và bộ nồi mini, quần áo giữ ấm, thật nhiều đồ ăn vặt, thanh năng lượng, sô-cô-la... và khoảng 2 lít nước, sạc dự phòng để luôn giữ điện thoại còn pin.

Cung leo Tà Chì Nhù nhiều đoạn vẫn có sóng, nên khi gặp nạn cần định vị chỗ mình đứng và gọi điện tìm kiếm sự trợ giúp. Ngoài ra, nếu có thể cần di chuyển về lán hoặc trở về Mỏ Chì trước khi trời tối, khi bóng tối bao phủ, đứng giữa rừng một mình nỗi hoảng sợ sẽ lên cao tột độ.

"Khi quá lo lắng, hoảng sợ sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim, nhịp thở. Việc thiếu oxy gây mất sức và khả năng đột quy cao nên bất cứ khi nào thấy khó thở bạn cần dừng lại và chậm rãi hít thở theo nhịp hít vào đếm một, thở ra bằng miệng đếm hai, ba", Trung Anh chia sẻ.

Đỉnh Tà Chì Nhù, nóc nhà của Yên Bái thuộc địa bàn khu vực bản Xà Hồ, huyện Trạm Tấu. Với độ cao 2979m, Tà Chì Nhù xếp thứ 7 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam.

Hai năm trở lại đây, Tà Chì Nhù được khai thác tour leo núi nhiều hơn do sở hữu mùa hoa chi pâu mỗi năm chỉ nở một lần. Cung đường chinh phục Tà Chì Nhù được đánh giá độ khó 8/10, thậm chí gian nan hơn nhiều so với chặng leo Fansipan.

Đường lên đỉnh núi là những con dốc thẳng đứng, nhiều đá sỏi. Lối đi có đoạn bề ngang chưa đến 1m và ngay sát bìa rừng hoặc vực sâu. Du khách chinh phục Tà Chì Nhù nếu chưa có kinh nghiệm leo núi cần đảm bảo sức khỏe và tinh thần tốt trước khi tham gia.

(Nguồn Dân Trí)

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Bình Giữ Nhiệt Hydro Flask: Cách Bảo Quản và Vệ Sinh

Bình Giữ Nhiệt Hydro Flask: Cách Bảo Quản và Vệ Sinh

Khám phá cách vệ sinh và bảo quản sản phẩm Hydro Flask của bạn, từ cốc, bình giữ nhiệt đến hộp ăn và quần áo. WeTrek hướng dẫn chi tiết giúp bạn giữ cho các sản phẩm luôn sạch sẽ, bền đẹp và an toàn cho sức khỏe.
Khoảnh khắc ấy tôi nhận ra điều bố muốn nói để tôi dũng cảm chinh phục những đỉnh cao mới…

Khoảnh khắc ấy tôi nhận ra điều bố muốn nói để tôi dũng cảm chinh phục những đỉnh cao mới…

Cùng bố đứng trên đỉnh núi Lảo Thẩn cao 2862m – Nóc nhà Y tý Tôi muốn chinh phục nhiều đỉnh cao nữa trong cuộc đời mình
Top ghế dã ngoại Naturehike bền và đáng mua nhất - Đánh giá từ chuyên gia outdoor

Top ghế dã ngoại Naturehike bền và đáng mua nhất - Đánh giá từ chuyên gia outdoor

Được đánh giá bởi các chuyên gia outdoor hàng đầu, các mẫu ghế dã ngoại Naturehike dưới đây không chỉ nổi bật với thiết kế thông minh mà còn với chất liệu bền bỉ, phù hợp cho mọi loại hình dã ngoại. Hãy cùng Wetrek khám phá các lựa chọn ghế dã ngoại hàng đầu này để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất cho những chuyến đi của bạn.
Top phụ kiện dã ngoại Naturehike không thể thiếu - Tối giản và cần thiết trong chuyến đi của bạn

Top phụ kiện dã ngoại Naturehike không thể thiếu - Tối giản và cần thiết trong chuyến đi của bạn

Naturehike, với danh mục sản phẩm phong phú, cung cấp những phụ kiện dã ngoại không thể thiếu, từ lều cắm trại, đệm tự bơm hơi đến bộ dụng cụ nấu ăn và bàn ghế dã ngoại. Các sản phẩm của Naturehike không chỉ nổi bật về chất lượng mà còn được thiết kế tinh tế, phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng và điều kiện môi trường khác nhau. Cùng WeTrek điểm qua những phụ kiện dã ngoại hàng đầu của Naturehike, giúp bạn lựa chọn những món đồ hoàn hảo cho chuyến phiêu lưu của mình.
Hướng dẫn cách chọn túi ngủ Naturehike đúng cách

Hướng dẫn cách chọn túi ngủ Naturehike đúng cách

Chọn đúng túi ngủ cho chuyến phiêu lưu của bạn có thể làm thay đổi toàn bộ trải nghiệm cắm trại. Để giúp bạn tìm ra lựa chọn phù hợp, WeTrek sẽ hướng dẫn chi tiết về cách chọn túi ngủ Naturehike theo các yếu tố quan trọng phù với với đa dạng nhu cầu của khách hàng và đặc điểm của từng chuyến cắm trại.
Cập nhật các mẫu lều cắm trại mới cho mùa cắm trại 2024

Cập nhật các mẫu lều cắm trại mới cho mùa cắm trại 2024

Chào đón mùa cắm trại 2024 với những mẫu lều mới nhất, sẵn sàng mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong các chuyến phiêu lưu ngoài trời! Được thiết kế với công nghệ tiên tiến và phong cách hiện đại, các mẫu lều cắm trại mới sau đây đảm bảo sự thoải mái và bảo vệ tuyệt vời mà còn mang đến sự tiện nghi tối ưu cho khách hàng. Hãy cùng Wetrek khám phá ngay thôi!
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc