Người dân Hàn Quốc, họ là những chiến binh vào cuối tuần. Môn thể thao họ lựa chọn ư? Đi bộ leo núi (Hiking). Đồi núi có ở khắp mọi nơi, phần lớn đều có thể đi trong một ngày. Những điều kiện tiên quyết bạn cần khi đi leo núi chỉ bao gồm: một tình yêu với thiên nhiên, một vài món ăn được chuẩn bị sẵn, được đóng hộp trong cặp lồng, một vài chai rượu trắng, cùng các trang thiết bị leo núi chất lượng tốt.
Đi bộ leo núi từ lâu đã là một môn thể thao giải trí ở Hàn Quốc nhưng nó đã và đag dần trở thành một đặc sản quốc gia. Thông thường trong một tháng, cứ 3 người Hàn Quốc thì có 1 người đi leo núi nhiều hơn 1 lần. Vùng đồi núi trong vườn quốc gia Bắc Seoul thu hút lượng du khách hằng năm nhiều hơn cả Vườn quốc gia Grand Canyon - Mỹ.
Một phần của niềm đam mê này có thể được giải thích bởi đặc điểm địa lý. Đất nước Hàn Quốc có địa hình như một tấm đệm lượn sóng, được bao phủ bởi hàng trăm đồi dốc và đỉnh núi.
Tuy nhiên các nghi thức xung quanh việc leo núi mới là thứ định hình văn hoá nơi đây. Với những bước chân thoăn thoắt, khi lên đến đỉnh núi, nhóm leo núi bắt đầu ngồi trải đều ra, họ cùng ăn “ngấu nghiến” một bữa ăn thịnh soạn đã được chuẩn bị tỉ mỉ. Họ uống rượu, đôi khi là rất nhiều rượu. Và đáng ngạc nhiên, họ lại thoăn thoắt đi xuống núi.
Bậc thang lên núi tại Vườn quốc gia Odaesan (SeongJoon Cho / The Washington Post)
Mặc dù Hàn Quốc nổi tiếng với áp lực học tập, thi cử căng thẳng tại trường, 60 giờ học mỗi tuần, nhưng leo núi tiêu biểu cho một dạng bài thi sức bền thu hút hơn nhiều. Người dân Hàn Quốc giữ một sự tôn kính gần như đến bị hiểm đối với đồi nùi, cũng giống như sự tôn kính của người Mỹ đối với vùng không gian mở phía Tây. Nhưng dù vậy, chỉ gần đây, leo núi mới được đưa vào như là một hoạt động phục vụ quần chúng nhân dân, là một kết quả từ sự thịnh vượng quốc gia và chính sách tăng thời gian nghỉ (Mãi cho đến năm 2004 khi chính phủ quyết định giảm số ngày làm việc từ 6 ngày xuống 5 ngày một tuần). Điều này giúp rất nhiều những dãy núi hấp dẫn nhất đất nước làm rúng động vùng ngoại ô thủ đô Seoul với hơn 25 triệu dân.
“Nó gần như một cơn nghiện vậy,” bà Shin Soon-no, 65 tuổi, người mỗi tuần leo núi một vài lần chồng của mình, ông Kim Hong-seong, nói. “Cơ thể của bạn dần trở nên thèm khát nó.”
Mặc dù ngay cả ở những vùng xa, các dãy núi ở Hàn Quốc vẫn thường chật cứng dòng người đổ về - đặc biệt vào cuối tuần. Giao thông tắc nghẽn trên những con đường dẫn lên đường mòn. Ở nơi đỗ xe, từng nhóm người đổ ra khỏi xe buýt, xếp thành vòng tròn rồi tản ra. Phụ nữ thì đội những chiếc mũ lưỡi chai rộng vành.
Trang phục phù hợp
Ở nhiều quốc gia, đi leo núi bằng giày đế mềm (sneaker) và quần short có thể chấp nhận được. Nhưng ở Hàn Quốc, trang thiết bị leo núi là tiêu chuẩn quy định ngay cả đối với những vùng núi thuần nhất. Những người xuất hiện với trang phục đơn giản, xoàng xĩnh – thường là những người trẻ – sẽ có thể nhận được những lời quở trách nhưng một cách thận thiện về sự quan trọng của công nghệ vải thấm hút mồ hôi hay trang phục nhiều lớp. Vã bất kỳ ai cảm thấy ngượng ngùng sẽ nâng cấp trang phục của họ ngay lập tức. Ở chân núi Cheongye, một định núi vừa phải ở phía Nam Seoul, có cửa hàng của hơn 20 công ty outdoor (đồ du lịch dã ngoại) – như North Face, Marmot, Lafuma, Montbell. Áo khoác có giả khoảng $800, gậy leo núi khoảng $250. Nhưng nhà bán lẻ trang phục nói rằng, người Hàn Quốc mang trang phục leo núi mùa hè trung bình đáng giá khoảng $1000.
Một người leo núi tại Vườn Quốc Gia Odaesan (SeongJoon Cho / The Washington Post)
“Và có thể gấp đôi số đó vào mùa đông”, Kim Sang-beom, chủ sở hữu của của hàng Black Yak, nơi chuyên bán các nhãn hiệu đồ du lịch dã ngoại nội địa cao cấp, nói. “Tất nhiên, bạn có thể mặc quần jean đi leo núi, nhưng rất nhiều người Hàn Quốc tin rằng bạn cần sắm trang thiết bị một cách hoản hảo. Có rất nhiều câu lạc bộ leo núi ở Hàn Quốc, và hãy thử coi, bạn tham gia vào một câu lạc bộ, mọi người đều mang gậy leo núi và mặc những trang phục tốt nhất. Nếu bạn xuất hiện với quần jean, bạn rất có thể cảm thấy lạc lõng.”
Giữa năm 2006 và 2012, Thị trường quần áo dã ngoại Hàn Quốc tăng trưởng 500%, theo Chosun Ilbo, một tờ nhật báo lớn. Trang thiết bị cao cấp là đỗi rất bình thường đối với người Hàn, ngay với những người già, họ mặc chúng thậm chí cả khi tới những nơi không gần đồi núi. Chúng phù hợp với đi du lịch, đi mua sắm, đi nhà hàng hay đi uống café.
“Bất cứ chỗ nào trừ trong đám cưới và đám tang”, bà Kim Hye-yeong, 64 tuổi, với chiếc áo khoác The North Face màu xanh, bày tỏ, khi đang leo núi cùng những người bạn.
Đồ ăn
Có rất nhiều ý kiến được đưa ra xoay quanh việc tại sao người Hàn Quốc lại tiếp cận với hoạt động leo núi nhiều như hiện nay. Một số nói rằng Hàn Quốc đã đưa tính cạnh tranh trong hoạt động leo núi – những người leo núi đua với nhau, để chứng tỏ họ có phong cách và chứng tỏ họ có tiền để tiêu sài. Một số khác thì nói rằng, những ngọn núi là nơi để ta trải nghiệm ý thức cộng động, không phải thường xuyên mà bạn có thể nhìn thấy những người lạ chia sẻ với nhau đồ ăn, từ quả hồng khô cho đến những miếng thịt bò đã được tẩm ướp.
“Mục đích chính khi đi leo núi của hầu hết mọi người là để được khoẻ mạnh,” Kim Yong-won, một hướng dẫn viên du lịch đang dẫn đoàn, nói. “Nhưng đối với người Hàn Quốc, leo núi là để được ăn trên đỉnh những ngọn núi.”
Vào một ngày Chủ nhật gần đây, đoàn của Kim rời Seoul lúc 6h sáng, hướng tới Vườn Quốc gia Odaesan, mất khoảng 3h di chuyển về phía đông. Với nhiệt độ 26 độ C, đoàn người leo núi bắt đầu di chuyển hàng 1 từ con đường mòn đông đúc. Sau khoảng 30 phút, khi lối đi trở nên dễ dàng hơn, họ tiếp tục đi lên với hàng 2 hoặc hàng 3.
Tổng quãng đường di chuyển đã là 13 km – khoảng 8 dặm – nhưng một số người trong đoàn của Kim nói rằng, họ sẵn sàng cho những thứ nhiều thử thách hơn. Một người chuyển đi đường vòng, xa hơn vài dặm. 2 người phụ nữ khác, chạc 50 tuổi đùa rằng họ còn chưa cảm thấy mỏi. Một người leo núi khác, anh Lee Tae-guk, nói rằng anh đã dành nhiều năm trời để tìm kiếm những ngọn núi khó đi nhất, không chỉ ở Hàn Quốc. Anh đã từng leo nhiều ngọn núi như núi Phú Sĩ – Nhật Bản, núi Kinabalu – Malaysia, núi Kilimanjaro – Tanzania. Sau lần này, anh sẽ tiếp tục một chuyến đi mạo hiểm khác.
“Tây Tạng”, anh ấy nói, “Tôi có 4 ngày nghỉ trong tuần này và tôi sẽ được ngủ trong lều.”
Ethan Nguyen (The Washington Post)