Khoa học phát hiện một sự thật đáng sợ đang hiện diện ở ngọn núi cao nhất thế giới: Tác động của con người lớn đến vậy rồi sao?

Ngày đăng 15/07/2021 02:10 PM - 710 lượt xem

Rác nhựa, mỗi năm có đến hàng triệu tấn xuất hiện ngoài đại dương, khiến cuộc sống của các sinh vật biển và hệ sinh thái nói chung bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhưng đó mới chỉ là bề nổi thôi. Bề chìm của rác nhựa còn phải kể đến các hạt vi nhựa - microplastic. Chúng là các hạt nhựa siêu nhỏ, có thể lọt ra ngoài môi trường một cách dễ dàng thông qua đường ống nước, theo gió, theo mưa ngấm vào đất. Và thậm chí, chúng còn chạm đến cả những vùng núi được cho là tách biệt nhất đối với con người.

Đầu tiên, khoa học tìm ra các hạt vi nhựa ở dãy núi Pyrenees (Pháp), sau đó là dãy Rocky của Bắc Mỹ. Và giờ núi Everest - đỉnh cao nhất của Trái đất cũng đã xuất hiện hạt vi nhựa.

Khoa học phát hiện một sự thật đáng sợ đang hiện diện ở ngọn núi cao nhất thế giới: Tác động của con người lớn đến vậy rồi sao? - Ảnh 1.

"Tôi đã không biết kết quả gì sẽ xuất hiện (khi nghiên cứu về Everest), nhưng điều bất ngờ là hạt vi nhựa xuất hiện trong mọi mẫu tuyết tôi thu thập để phân tích," - trích lời Imogen Napper, nhà khoa học được mệnh danh là "thám tử nhựa" từ ĐH Plymouth.

"Núi Everest là nơi tôi luôn cho là tách biệt và sơ khai. Để biết rằng nhựa đã xâm lăng đến khu vực này thực sự là điều không tưởng."

Trước đây, sự chú ý của nhân loại dành cho việc ô nhiễm nhựa trên các đại dương. Nhưng theo các nghiên cứu gần đây, có rất nhiều sợi tổng hợp đang lẩn trốn trong đất và nguồn nước - chủ yếu đến từ quần áo của chúng ta.

Thành phố gần nhất với Everest là Kathmandu, cách đó 160km. Dẫu vậy, nóc nhà của thế giới cũng không thoát khỏi sự ảnh hưởng của hạt vi nhựa. Nghiên cứu phân tích tuyết và nước ngọt trong khu vực cho thấy sự hiện diện của các hạt vi nhựa ở đó - cũng là dấu vết ở nơi cao nhất từng được ghi nhận.

Khoa học phát hiện một sự thật đáng sợ đang hiện diện ở ngọn núi cao nhất thế giới: Tác động của con người lớn đến vậy rồi sao? - Ảnh 2.

Các khu trại trên Everest đang biến nó thành một bãi rác cao nhất thế giới

Cụ thể, trong mọi mẫu tuyết được thu thập từ năm 2019 đều có dấu vết của hạt nhựa. Lượng nhựa tập trung trong đó lớn hơn so với các mẫu nước chảy xuống từ núi, nhưng lý do có thể vì nước chảy quá nhanh và vì băng tan cũng khá thường xuyên.

Khu trại chính tại Everest cũng bị ô nhiễm nhựa khá nặng. Đây là nơi các nhà leo núi lưu lại - có thể cả tháng trời hoặc hơn, và dù rác họ thải ra có được thu gom gọn gàng cỡ nào cũng khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

Các hạt nhựa được tìm thấy trong nghiên cứu có kích cỡ nhỏ hơn 5mm, chủ yếu dưới dạng sợi polyester, sợi tổng hợp hoặc nylon - những vật liệu polymer vốn sử dụng trong quần áo của chúng ta và nhiều vật dụng như dây thừng, lều, cờ...

"Vậy nên, nhiều khả năng các hạt vi nhựa này đến từ quần áo và vật dụng của các nhà leo núi," - tác giả nghiên cứu kết luận.

Trước kia, núi Everest từng được mô tả là "bãi rác cao nhất thế giới". Trong hàng thập kỷ, lượng người đến đây thám hiểm đã tăng lên rất nhiều, kéo theo lượng rác thải không nhỏ xuất hiện. Năm 2019, quân đội Nepal đã thực hiện một chiến dịch dọn dẹp, thu gom được 10 tấn rác. Tuy nhiên, không phải rác nhựa nào cũng dễ thu lại, nhất là với hạt vi nhựa.

Khoa học phát hiện một sự thật đáng sợ đang hiện diện ở ngọn núi cao nhất thế giới: Tác động của con người lớn đến vậy rồi sao? - Ảnh 3.

"Việc nghiên cứu về hạt vi nhựa tại vùng núi chưa từng xuất hiện trước kia," - Napper cho biết. "Nhưng chúng có tồn tại, và việc thu gom chúng lại là rất khó." 

Gió cũng là một vấn đề. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hạt vi nhựa có thể theo gió tới những nơi xa xôi nhất. Đây có thể cũng là lý do vì sao hạt vi nhựa xuất hiện tại Everest, bởi xét cho cùng gió vẫn là một yếu tố hiện diện thường xuyên ở đây.

Ở thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể biết hạt vi nhựa sẽ gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe con người và hệ sinh thái. Nhìn chung, chúng ta hấp thụ trung bình khoảng 70.000 hạt vi nhựa mỗi năm, nhưng ngưỡng nhiễm độc thì chưa được xác nhận.

"Đây là những mẫu vi nhựa ở nơi cao nhất từng được tìm thấy," - Napper chia sẻ thêm. "Hạt nhựa đã được tìm thấy ở cả những nơi sâu nhất dưới đại dương nữa." 

"Hạt vi nhựa hiện tại đang rất phổ biến trong môi trường, nên rõ ràng đây là lúc cần tìm ra một giải pháp. Chúng ta cần bảo vệ và quan tâm hơn đến tinh cầu này."

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Press.

Nguồn: Science Alert

Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Thanh Vũ: Cô gái Việt chạy 500km trên tuyết trong gần 10 ngày

Thanh Vũ: Cô gái Việt chạy 500km trên tuyết trong gần 10 ngày

Nữ runner Thanh Vũ về đích sau 9 ngày 9 giờ và 18 phút khi tham gia nội dung 500km cá nhân giải Montane Lapland Arctic Ultra (MLAU).
TƯNG BỪNG KHAI TRƯƠNG CỬA HÀNG IKAMPER ĐẦU TIÊN TẠI SEATTLE

TƯNG BỪNG KHAI TRƯƠNG CỬA HÀNG IKAMPER ĐẦU TIÊN TẠI SEATTLE

iKamper tưng bừng khai trương cửa hàng đầu tiên tại Seattle. Tại đây, khách hàng không những được chiêm ngưỡng các dòng sản phẩm đình đám của iKamper mà còn được thưởng thức đồ ăn miễn phí và nhiều trải nghiệm thú vị khác nữa.
Giới thiệu thương hiệu đèn pin Magicshine

Giới thiệu thương hiệu đèn pin Magicshine

Magicshine đã được thành lập với chuyên môn tập trung vào thiết bị chiếu sáng ngoài trời. Và trong suốt 22 năm, Magicshine đã nghiên cứu, sản xuất, cung cấp và phát triển các loại đèn pin hiệu suất cao cho các hoạt động chuyên dụng ngoài trời vào ban đêm.
Giới thiệu thương hiệu đèn pin Fenix Light

Giới thiệu thương hiệu đèn pin Fenix Light

Fenix là thương hiệu đèn pin của công ty Shenzhen Fenixlight Limited, có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến Trung Quốc. Đèn pin Fenix có chất lượng rất cao, độ sáng mạnh, kích thước thường nhỏ nhẹ và có độ bền tốt, được đánh giá cao và rất thành công trên thị trường đèn pin chiến thuật, quân sự. Các sản phẩm Fenix hiện đang được bán cho hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới.
Giới thiệu thương hiệu đèn pin Klarus

Giới thiệu thương hiệu đèn pin Klarus

KLARUS LIGHTING TECHNOLOGY CO., LIMITED là một hãng đèn pin cao cấp của Trung Quốc, được thành lập tháng 6/2011, chuyên nghiên cứu phát triển và sản xuất ra những sản phẩm THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG CƠ ĐỘNG, ĐÈN PIN SIÊU SÁNG công nghệ tiên tiến với chất lượng cao cấp tầm cỡ thế giới. 
27 người leo núi trong chuyến huấn luyện leo núi thiệt mạng do trận tuyết lở lớn ở dãy Himalaya thuộc Ấn Độ

27 người leo núi trong chuyến huấn luyện leo núi thiệt mạng do trận tuyết lở lớn ở dãy Himalaya thuộc Ấn Độ

Một nhóm sinh viên leo núi và người hướng dẫn từ Học viện leo núi Nehru (NIM) nổi tiếng của Ấn Độ đã bị tuyết lở tấn công vào lúc 08:45 sáng ngày 4 tháng 10 khi đang đi xuống từ đỉnh Draupadi ka Danda 2 (5.670 mét), một đỉnh ở Gangotri thuộc dãy Garhwal Himalaya ở Uttarakhand, Ấn Độ.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc