[WeNews] Rùng rợn và bi thương những mốc chỉ đường bằng… xác người trên Everest

Ngày cập nhật 20/10/2017 01:14 PM - 11.083 lượt xem
cot-moc-chi-duong-bang-xac-chet-tren-everest

 Có hơn 200 cái chết xảy ra ở Everest và rất nhiều thi thể vẫn còn lưu lại trên núi, được dùng như những mốc chỉ đường cho người đến sau.

cot-moc-chi-duong-bang-xac-chet-tren-everest
 Toàn cảnh dãy Everest
 
 Từ năm 1953 khi Edmund Hillary và Tenzing Norgay lần đầu tiên chạm đến đỉnh Everest và an toàn trở về, hơn 4000 người đã nối gót, dũng cảm đối mặt với thời tiết khắc nghiệt cùng những dãy núi nguy hiểm, chỉ để giành lấy vinh quang.

cot-moc-chi-duong-bang-xac-chet-tren-everest

 Nhưng rất nhiều trong số họ, mãi mãi nằm lại Everest.

 Phần đỉnh của ngọn núi gần như thẳng đứng với độ cao khoảng 7.900m, được gọi bằng cái tên “vùng chết”. Ở đó, mức oxi chỉ bằng 1/3 mức oxi ở cùng độ sâu dưới đáy biển. Ngoài ra, áp suất khí quyển làm chúng ta có cảm giác nặng nề hơn gấp 10 lần. Sự kết hợp của 2 yếu tố này khiến bạn thấy bản thân chậm chạp, khó điều khiển cơ thể, mỏi mệt và còn có thể gây ảnh hưởng đến nội tạng. Chính vì thế, các nhà leo núi không thường ở lại quá 48 tiếng trong khu vực này.
 
 Những người ở lâu thường gặp các di chứng về sau. Thậm chí có những người không may đã mãi ở lại “vùng chết”. Nghi thức thông thường là để họ ở lại đúng nơi đã mất, rồi cứ thế những các xác này nằm đó, vĩnh viễn dành đời mình trên núi để làm mốc chỉ đường và cảnh báo cho người đến sau.
 
 Một trong những thi thể nổi tiếng nhất tên là Giày Xanh, gần như bất cứ nhà leo núi nào đi qua “vùng chết” cũng đều phải gặp Giày Xanh. Danh tính của anh được tranh luận rất nhiều, nhưng phần đông mọi người cho rằng đó chính là Tsewang Paljor, một nhà leo núi người Ấn Độ ngã xuống đây năm 1996.
 
 Trước khi thi thể được chuyển đi gần đây, Giày Xanh nằm gần một cái hang mà mọi nhà leo núi phải đi qua trên đường chinh phục Everest. Cái xác trở thành một mốc chỉ đường đáng sợ dùng để báo hiệu bạn sắp đến được đỉnh. Anh nổi tiếng nhờ đôi giày xanh, và vì khoảng 80% người leo núi phải nghỉ ngơi trong cái hang nơi Giày Xanh an nghỉ, thật khó để làm ngơ khi có ai đó cứ nằm lỳ cạnh mình phải không?

cot-moc-chi-duong-bang-xac-chet-tren-everest
 
Anh tên Giày Xanh vì đôi giày neon anh mang khi chết.
 
 Năm 2006 một nhà leo núi khác đã ở lại cùng Giày Xanh trong hang cho bớt hiu quạnh, anh mãi mãi ngồi một góc trong hang, tay vòng qua gối.
 
 David Sharp định sẽ tự mình chinh phục đỉnh Everest, điều mà tất cả các nhà leo núi chuyên nghiệp luôn cảnh báo rằng đừng nên làm. Anh dừng chân nơi cái hang của Giày Xanh, như rất nhiều người trước đó từng làm. Vài tiếng sau, Sharp bị đóng băng đến chết, thân xác mắc kẹt trong một dáng hình lộn xộn, chỉ cách người bạn Giày Xanh nổi tiếng vài mét.
 
 Không như Giày Xanh, người bị bỏ lại trong giá lạnh vì lúc bấy giờ có rất ít người leo núi, ít nhất 40 người đã đi qua Sharp hôm đó nhưng không ai dừng lại.
 
 Cái chết của Sharp gióng một hồi chuông cảnh báo về văn hóa của những nhà leo núi Everest. Khoảng 40 người đi qua Sharp trong khi anh hấp hối, họ tận mắt chứng kiến và bảo rằng rõ ràng Sharp còn sống và đang rất mệt mỏi, thế nhưng không ai chủ động giúp đỡ cả.

cot-moc-chi-duong-bang-xac-chet-tren-everest
Tư thế ngồi khi chết của Sharp
 
 Ông Edmund Hillary, người đầu tiên chinh phục Everest, buộc tội những kẻ vô tâm bước qua Sharp, cho rằng họ bị ham muốn chinh phục Everest làm lu mờ lương tâm.
 
 “Nếu ai đó đang rất cần giúp đỡ, còn bạn đang rất khỏe mạnh, nhiều năng lượng thì bạn có nghĩa vụ giúp họ bằng tất cả những gì mình có, đưa họ xuống núi, việc chinh phục đỉnh núi không còn là ưu tiên hàng đầu nữa.” Ông nói với tờ New Zealand Herald, sau khi tin tức về Sharp tràn ngập trên mặt báo.
“Tư tưởng của những người muốn chinh phục Everest đang dần trở nên lệch lạc và kinh khủng.” – Ông nói thêm.. “Mọi người chỉ muốn lên đỉnh thôi. Họ không quan tâm cái quái gì đang xảy ra với ai cả. Điều này làm tôi rất bất ngờ, họ để mặc người ta đến chết trong một cái hang.”
 
 Truyền thông gọi hiện tượng này là “cơn sốt chinh phục” và nó xảy ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩ.

cot-moc-chi-duong-bang-xac-chet-tren-everest
Năm 1999 xác chết lớn tuổi nhất được tìm thấy ở Everest.
 
 George Mallory mất năm 1924 và được tìm thấy 75 năm sau, trong một mùa xuân ấm áp bất thường tại Everest. Mallory mong muốn trở thành người đầu tiên chinh phục Everest, song ông đã mất tích trước khi kịp thông báo cho mọi người biết mình đã chạm đến đỉnh Everest hay chưa.

cot-moc-chi-duong-bang-xac-chet-tren-everest
Phần còn lại của George Mallory được tìm thấy năm 1999.
 
 Thi thể được tìm thấy năm 1999, nửa thân trên, nửa chân trái, và tay trái gần như còn nguyên vẹn. Ông mặc một cái áo vải tweed, xung quanh là những dụng cụ leo núi thời xưa và một bình khí oxy rất nặng. Có một vết thương do dây thừng quanh eo. Những người tìm thấy ông tin rằng ông được cột vào một nhà leo núi khác nữa khi bị ngã khỏi vách núi.
 
 Đến nay vẫn chưa biết liệu Mallory đã lên đến đỉnh chưa, dù dĩ nhiên danh hiệu “người đầu tiên chinh phục Everest” đã thuộc về người khác.
 
 Dù sao ông vẫn được xếp vào một trong những nhà leo núi tiếng tăm lúc bấy giờ, khi được hỏi vì sao lại muốn chinh phục đỉnh núi bất khả chiến bại Everest, câu trả lời của ông vẫn nổi tiếng đến tận ngày nay: “Bởi vì nó ở đó.”

cot-moc-chi-duong-bang-xac-chet-tren-everest
Những dụng cụ leo núi xưa của George Mallory, có niên đại năm 1924.
 
 Một trong những câu chuyện kinh dị nhất về Everest là cái xác của Hannelore Schmatz. Năm 1979, Schmatz không chỉ trở thành công dân Đức đầu tiên mà còn là người phụ nữ đầu tiên bỏ xác trên núi.
 
 Schmatz đã hoàn thành mục tiêu của mình khi chinh phục được đỉnh núi rồi mới ngã quỵ vì kiệt sức trên đường đi xuống. Mặc dù người dẫn đường đã cảnh báo trước, cô vẫn cắm trại trong “vùng chết”. Sống sót qua cơn bão tuyết giữa đêm, và trụ vững đến gần hết đường đi xuống, nhưng chỉ còn cách trại chính (Base camp) khoảng 100m, cô lại thiếu oxy và cóng lạnh dẫn đến kiệt sức.

 Thi thể của cô ở lại với núi, được bảo quản cực tốt nhờ nhiệt độ ổn định dưới 0°C. Cô ở đó với khung cảnh đồng bằng hữu tình ở tuyến đường phía Nam ngọn núi, cơ thể tựa vào chiếc ba lô đã hỏng hóc, đôi mắt mở to và tóc bay trong gió, nhưng đến khi vận tốc gió lên đến 70-80 dặm/giờ, lớp tuyết phủ trên mình bị thổi đi và cô bị thổi luôn ra khỏi ngọn núi. Đến nay nơi yên nghỉ cuối cùng của cô là ở đâu vẫn chưa ai rõ.

cot-moc-chi-duong-bang-xac-chet-tren-everest
Thi thể bị đóng băng của Hannelore Schmatz.
 
 Vì những lý do như thế mà đôi khi việc tìm kiếm thi thể của các nhà leo núi trở nên rất khó khăn. Khi ai đó chết trên Everest, đặc biệt ở “vùng chết”, gần như là không thể đem thi thể về. Điều kiện thời tiết, đồi núi, và việc thiếu oxy khiến mọi thứ càng hiểm trở hơn. Nếu thi thể được tìm thấy, chúng lại thường bị kẹt trên đất hoặc đã đóng băng tại chỗ. Trên thực tế, có 2 người giải cứu đã chết khi tìm cách mang thi thể của Schmatz về và vô số những người khác biến mất khi cố tìm người mất tích.
 
 Mặc cho những hiểm nguy cùng số thi thể vô kể, hàng ngàn người vẫn tụ về mỗi năm để chinh phục một trong những kiệt tác của tạo hóa mang tên Everest.
 
 
(Nguồn: Dkn.tv)
 
Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Tôi cận cửa tử sau 20 giờ trekking không ăn, nghỉ tại châu Phi

Tôi cận 'cửa tử' sau 20 giờ trekking không ăn, nghỉ tại châu Phi

Nóc nhà châu Phi Kilimanjaro là điểm leo núi không dành cho dân nghiệp dư. Du khách phải thật sự có đầu tư về sức khoẻ cũng như dụng cụ trekking chuyên nghiệp.
Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ dài này bạn đã lựa chọn chưa? Có rất nhiều ngày Lễ Tết trong một năm, trong số đó có những ngày lễ mà người lao động sẽ được nghỉ theo quy định. Năm nay, ngoài Tết Nguyên Đán ra, chúng ta còn có một kỳ nghỉ dài vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương liền sát với 30/4 và 1/5. Do đó, người lao động sẽ được nghỉ nhiều ngày
Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Có rất nhiều khu vực cắm trại ở D’ran, trong đó có Taly đèo D’ran, P’ró Ngó, đồi Lâm Tuyền, miếu Ông Cọp, cửa rừng Đa Mân, đồi thông Châu Sơn, thung lũng Hoa Màu…
Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Mỗi năm, Măng Đen đẹp nhất chỉ kéo dài 3 tháng. Team thích xê dịch không nên bỏ lỡ “thời điểm vàng” này, nếu không phải đợi tới năm sau.
Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Cuối thu, những bông hoa tam giác mạch phớt hồng nở rộ, khoác lên cho thảo nguyên Suôi Thầu - “Thụy Sĩ thu nhỏ của Hà Giang” vẻ đẹp thơ mộng.
48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

Nhóm của anh Lê Chiêu (Hà Nội) vừa chinh phục đỉnh Lùng Cúng (tỉnh Yên Bái), trải qua hai ngày trong một cánh rừng nguyên sinh, "với những khung cảnh cổ tích tuyệt đẹp".
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc