Trekking Đỉnh Sa Mu: Xuyên rừng nguyên sinh khám phá đỉnh núi mới ở Tà Xùa

Ngày cập nhật 23/10/2024 05:03 PM - 6.529 lượt xem

Đỉnh U Bò (còn gọi là đỉnh Sa Mu) là một trong 3 đỉnh núi nằm trong khu vực dân gian vẫn hay gọi là Tam giác quỷ, thuộc rừng đặc dụng Tà Xùa. Thời điểm này hàng năm, nơi đây là vương quốc của các loài kỳ hoa, dị thảo giữa khu rừng nguyên sinh mang đầy vẻ huyền bí, ma mị, khiến nhiều người ao ước được một lần tận mắt chiêm ngưỡng. Đây là đỉnh hoang sơ mới toanh của Tà Xùa, mới được cắm chóp vào tháng 12/2022.

Nếu đi vào dịp cuối năm bạn còn được săn mây trên đỉnh Sa Mu Tà Xùa. Ảnh: Tuyeen DV

Trekking đỉnh Samu

  • Vị trí: Đỉnh Sa Mu nằm ẩn mình sâu trong vùng cao nguyên của tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Với tọa độ khoảng 22°24'30.0"N latitude và 103°30'51.5"E longitude, nó nằm gần ranh giới với tỉnh Điện Biên. Đỉnh Sa Mu là một phần của dãy
  • Độ cao: 2756m
  • Độ khó: 6/10 điểm
  • Đặc điểm: Tổng quãng đường lên xuống của cung là 12km (mất khoảng 3 tiếng)
  • Thời gian leo: 3 ngày 2 đêm
  • Hoạt động nổi bật: trekking, khám phá rừng nguyên sinh
  • Thời điểm leo đẹp nhất: tháng 11 tới tháng 3
  • Tên gọi khác: Đỉnh Samu (Sa Mu hay U Bò)
  • Đánh giá từ người đã từng leo: Đỉnh núi này được xem là một trong những điểm đến leo núi phù hợp với đa số mọi người, bởi vì độ khó vừa phải và cảnh quan đẹp mắt. Đỉnh Sa Mu có đa dạng địa hình, từ rừng nguyên sinh, rừng rêu đến đỗ quyên, những địa điểm này tạo nên một không gian thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ.

1. Đôi nét về Rừng Samu Tà Xùa

Nói tới Tà Xùa có lẽ nhiều người nghĩ ngay đến vùng núi Tà Xùa ở Trạm Tấu, Yên Bái, địa danh đã quá quen thuộc với những người yêu thiên nhiên và đam mê trekking. Nhưng ít người biết rằng còn có một Tà Xùa khác ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, chính là khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, nơi có rừng Samu mà tôi vừa được chiêm ngưỡng.

Samu là tên gọi của khu rừng nguyên sinh ở Tà Xùa, Bắc Yên, Sơn La. Đây là một trong 3 khu rừng già thuộc rừng Tà Xùa, vốn được người dân địa phương gọi là Tam giác quỷ. Hai nơi còn lại trong tam giác quỷ là đỉnh U Bò và khu vực xác máy bay Pháp rơi.

Khu rừng còn giữ được vẻ nguyên sơ, kỳ bí với nhiều thảm thực vật chồng lên nhau: cỏ dại xanh mướt trên nền đất, lá khô rơi rụng phủ lên trên, rêu bám đầy lối đi, trên đá và trên những thân cây cổ thụ cao vút hàng trăm năm tuổi. Tất cả chung sống hài hòa, cộng sinh, cứ thể bền bỉ qua thời gian chẳng biết bao lâu, để tới bây giờ có khu rừng đẹp không lời nào tả hết. 

Ảnh: Sưu tầm Internet

Hiện có hai cung trek rừng Samu đi theo hai lối khác nhau. Một đường phía Xím Vàng, cách sống lưng khủng long Háng Đồng chừng 30km. Đường còn lại chính là đường chúng tôi đã đi, nằm ngay gần sống lưng khủng long Háng Đồng, cách chừng 2km. Theo kinh nghiệm của các hướng dẫn viên địa phương, hai khu vực này tương đồng nhau về thời tiết, thảm thực vật, chỉ khác nhau về địa hình, cảnh quan và hướng đi.

2. Cách đi tới rừng Samu Tà Xùa

Có 3 điểm xuất phát chính để chinh phục đỉnh Samu: Trạm Tấu của Yên Bái, Xím Vàng của Bắc Yên và Háng Đồng cũng của Bắc Yên. Từ 03 điểm xuất phát này chúng ta có 3 tuyến trek cơ bản là:

  • Tuyến Trạm Tấu - Đỉnh Samu – Háng Đồng: tuyến này có cảnh quan đẹp nhất và không bị lặp lại
  • Tuyến Xím Vàng - Đỉnh Samu - Xím Vàng: tuyến này dành cho những người chỉ cần tới đỉnh Samu. Tuyến này UA đánh giá là kém sắc nhất trong 3 tuyến cơ bản.
  • Tuyến Háng Đồng - Đỉnh Samu - Háng Đồng: tuyến này phổ biến nhất và dễ nhất tuy nhiên hiện trên tuyến này chưa có lán nên phải cắm trại.

Ngoài ra có thể đi theo tuyến Xím Vàng - Đỉnh Samu - Háng Đồng hoặc ngược lại.

Cách đi tới rừng Samu Tà Xùa

Gợi ý một số điểm lưu trú khi bạn đi trekking Samu:

Từ Hà Nội, bạn di chuyển đến Sơn La, về huyện Bắc Yên, về tận thị trấn Tà Xùa. Nếu không biết đường thì cứ men theo chỉ dẫn của Google là tới. Đường dễ đi nhưng nhiều khúc cua quanh co, rất dễ say xe. 

Ở Tà Xùa, bạn dễ dàng tìm thấy nhiều homestay dọc đường, nhìn về phía sống lưng khủng long, nơi các tín đồ săn mây thường tìm tới nhằm “test nhân phẩm”.

Dưới đây là 3 địa chỉ lưu trú ở Tà Xùa cho bạn lựa chọn:

  • Homestay Phố Núi: khu nghỉ có nhiều căn nhà tổ chim riêng biệt nhìn ra thung lũng, nằm gần lối xuống sống lưng khủng long.
  • Homestay Sơn Tra: cách sống lưng khủng long chừng 10p đi xe máy, nằm trên lưng chừng núi nhìn toàn cảnh thung lũng và sống lưng khủng long. Khu nghỉ có phòng riêng khép kín và phòng cộng đồng. Phòng cộng đồng chỉ có các đệm đôi được phân cách nhau bởi ri-đô rất dày. Kéo kín bốn góc thì cũng thành khu riêng biệt (không có cách âm). 
  • Tà Xùa Ecolodge: khu nghỉ dưỡng mới đi vào hoạt động ở Tà Xùa, có các căn bungalow riêng biệt hướng thung lũng, có bể bơi và khuôn viên rộng.

3. Độ khó của các tuyến Trekking Rừng Samu

Độ khó của cả 3 tuyến trek cơ bản đều ở mức độ trung bình. Theo cách xếp loại của UA thì là khoảng 6/10. Tức là những người mới nhập môn và trẻ em tầm 10 -12 tuổi có thể đi được.

4. Ngủ đêm trên núi Samu như nào?

  • Leo tuyến Trạm Tấu (Yên Bái) có 2 lán ngủ đêm.
  • Tuyến Xím Vàng (Bắc Yên) hiện chỉ có 3 lán.
  • Tuyến Háng Đồng thì không có lán nên phải cắm trại.

5. Leo đỉnh Samu cần bao nhiêu ngày?

Thông thường leo đỉnh Samu cần 2 ngày nhưng cũng có thể leo 1 ngày nếu đi theo tuyến Háng Đồng - Samu - Háng Đồng (Tất nhiên là bạn phải đủ khỏe để đi 1 ngày)

6. Thời điểm đẹp để khám phá rừng nguyên sinh Samu Tà Xùa

Bạn có thể khám phá Samu vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên tháng 11 vẫn được coi là tháng đẹp nhất để trải nghiệm toàn bộ vẻ đẹp khu rừng.

Thời tiết tháng 11 tương đối lạnh. Vừa mới sau mùa mưa nên cây cối vẫn còn xanh mướt, lá phong đỏ tươi trong rừng, cũng là lúc hoa đỗ quyên bắt đầu nở. Đi trek rừng Samu trong giai đoạn này phải lưu ý đồ giữ ấm cho đêm cắm trại giữa rừng.

Sau tháng 11, bạn có thể chọn giai đoạn từ tháng 1 tới tháng 3, cây cỏ tuy bớt xanh hơn, những vẫn còn hoa đỗ quyên. Lá phong đã rụng, cùng với các lá cây khác tạo thành lớp lá khô phủ đầy trên mặt đất. Đặc biệt trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều hoa đào nở đỏ trên sườn núi. 

Sang đến tháng 12 đến tháng 2 năm sau lại là mùa săn mây cực đỉnh của Sa Mu. Thậm chí, vào những ngày trời đẹp, đứng trên đỉnh Sa Mu còn thấy đỉnh núi nổi tiếng là Tà Xùa và Tà Chì Nhù của Yên Bái. Tháng 3 và tháng 4, cung đường trekking Sa Mù Tà Xùa lại chiêu đãi bạn bởi mùa hoa đỗ quyên rừng, từng khóm hoa cứ nở rực rỡ và đầy ma mị.

Khung cảnh ma mị bên trong cánh rừng nguyên sinh Sa Mu Tà Xùa. Ảnh: Trìa Con

7. Cần chuẩn bị gì trước khi leo núi Samu?

Theo kinh nghiệm trekking của nhiều người, đỉnh Sa Mu Tà Xùa có độ khó vừa phải, khoảng 6/10, phù hợp với đại đa số những ai có sở thích leo núi. Đường chinh phục Sa Mu có nhiều đoạn dốc không gắt nhưng khá dài nên cũng đòi hỏi thể lực tốt.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như giày leo núi, áo khoác chống nước mà vẫn đảm bảo ấm áp, quần áo nhanh khô thoáng mát để thay khi cần, đèn pin đeo đầu, khăn, sạc dự phòng, xịt chống côn trùng, nước uống, đồ ăn nhẹ, thanh năng lượng cũng như rèn luyện sức khỏe trước khi khởi hành. Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, có khi xuống -2 độ C nên nếu đi vào mùa đông cần chuẩn bị kỹ càng đồ đạc cá nhân.

 
 
 
 
 
 

Đỉnh U Bò này mới được biết đến nên trên các diễn đàn chưa có nhiều kinh nghiệm chinh phục. Bạn nên thuê hướng dẫn viên dẫn đường để không bị lạc và đảm bảo an toàn cho chuyến đi của mình.

Cung đường chinh phục Sa Mu Tà Xùa đưa bạn đi qua cánh rừng nguyên sinh với nhiều loài động thực vật quý. Ảnh: kieuanh1101

8. Sự tích bí ẩn về rửng Sa Mu Tà Xùa?

Trong quá trình chinh phục đỉnh Sa Mu Tà Xùa, bạn sẽ được nghe hướng dẫn viên kể về sự tính, về những câu chuyện bí ẩn xung quanh ngọn núi khiến quãng đường bớt đi sự mệt mỏi và thêm sự kỳ bí.

Sở dĩ đỉnh U Bò Tà Xùa này gắn với tên “Tam giác quỷ” cũng bởi do địa hình có nhiều đỉnh núi cao, mây và sương quanh năm, cách đây khoảng 60 năm, đã có máy bay đ.âm vào vách núi.

Thậm chí, xung quanh khu vực lán dừng chân vẫn còn nhiều mảnh vỡ của máy bay còn sót lại và vật dụng của đoàn người tìm kiếm đã bỏ lại. Những mảnh vỡ này rất nhỏ, chỉ bằng vài ngón tay hoặc bàn tay nên phải tinh mắt lắm bạn mới có thể nhìn ra. Đã có không ít đoàn thám hiểm về khí tượng, địa chất tìm l.ên đ.ỉnh U Bò để nghiên cứu nguyên nhân về việc tai nạn nhưng đến nay vẫn chưa có lời giải.

Ở trên núi cao là vậy nhưng lại có những khe suối chảy róc rách, nước thì trong veo, mát lành, hai bên có cỏ rừng mọc trông rất đẹp mắt. Nơi đây có thể cho bạn thư giãn, nghỉ ngơi và tiện thể check in những bức hình hết nước chấm. Trong không gian xanh rì rào không chút khói bụi, tiếng chim hót líu lo, tiếng suối như bản nhạc hòa ca, cảm giác thật khoan khoái làm sao.

9. Những lưu ý khi đi Trekking Samu Tà Xùa

Hành trình trekking gian nan, khó nhằn lên đỉnh U Bò Tà Xùa được đền đáp bởi vẻ đẹp của thiên nhiên. Càng lên cao, thiên nhiên hiện ra càng ấn tượng và kỳ thú, khiến bạn như lạc vào một miền cổ tích xa xôi, không có thực trên Trái đất.

Khi thời gian chuyển sang buổi chiều cũng là lúc bạn lên tới đỉnh Sa Mu sau nhiều thử thách cam go. Một kinh nghiệm trekking Sa Mu Tà Xùa là bạn nên xuất phát từ sáng sớm, nghỉ lại qua đến ở lán nghỉ rồi sáng hôm sau tiếp tục leo l.ên đ.ỉnh núi. Từ lán tới đỉnh chỉ tầm 1km, do địa hình dốc cao nên thời gian leo khoảng 1 tiếng đồng hồ. Nếu bắt đầu từ 4-5h sáng, du khách có thể đón bình minh, ngắm đại dưỡng mây trên đỉnh Sa Mu.

Ảnh: Sưu tầm Internet

Người bản địa quen thuộc với địa hình rừng rậm có thể leo l.ên đ.ỉnh rồi trở về trong ngày. Nhưng các du khách sẽ mất tầm 2 ngày 1 đêm để chinh phục được U Bò. Quãng thời gian này cũng cho bạn nhiều trải nghiệm tuyệt vời khi vừa được ngắm hoàng hôn, vừa được chiêm ngưỡng bình minh lại thử thách cảm giác qua đêm trên đỉnh núi hơn 2000m.

Sáng hôm sau, hãy cố gắng dậy thật sớm, bắt đầu hành trình l.ên đ.ỉnh cao nhất của Sa Mu. Từ trên cao nhìn xuống, cảnh tượng không khác nào một chốn bồng lai tiên cảnh. Mây trôi tầng tầng lớp lớp, cuộn trào vào nhau như không có điểm dừng. Ánh nắng ban mai bắt đầu len lỏi xuống phía dưới khiến khung cảnh như được tráng bạc, lấp lánh và tràn đầy sức sống. Bầu không khí thật trong lành khiến bạn quên đi mọi âu lo muộn phiền.

10. Gợi ý và chỉ dẫn hành trình khám phá Đỉnh Sa Mu từ kinh nghiệm thực tế của người leo núi

Khởi đầu hành trình khám phá Sa Mu

6h giờ sáng, đoàn leo núi có mặt tại chợ trung tâm Trạm Tấu, chuẩn bị cho hành trình chinh phục đỉnh Sa Mu. Xe xuất phát từ trung tâm Trạm Tấu lên UBND xã Bản Mù, từ đây phải đi xe ôm khoảng 8km nữa mới đến điểm leo. Đi xe ôm đến điểm leo cũng là đường khó đi, vì đường đang làm và cũng như biết bao nhiêu cung leo trèo khác, đường xe ôm luôn là những ổ gà, ổ trâu, ổ voi… Nhưng như vậy mới đem đến cho ta những cảm giác thật đặc biệt, cảm nhận được cái vất của đúng không gian leo trèo. Sau khoảng 45 phút di chuyển bằng xe ôm, đoàn chúng tôi tập kết tại điểm leo, lúc này cũng có rất nhiều đoàn đang tập kết và chuẩn bị hành trình.

Đúng 8h45, sau khi check in toàn đoàn, chúng tôi bắt đầu hành trình chinh phục Sa Mu. Trước chuyến đi, tôi cũng đã lên mạng tìm hiểu rõ về cung đường và cách di chuyển. Các trekker đi trước đều nói rằng Sa Mu rất dễ đi, chỉ khó hơn Lão Thẩn một chút. Do đã leo các cung top độ khó như Nam Kang, Bạch Mộc, Pusilung… tôi có phần chủ quan, coi Samu chỉ là cung… “dưỡng sinh” thôi. 

Nhưng thực tế khác xa so với tưởng tượng. Chỉ có những “anh hùng bàn phím” hay dân leo trèo chuyên nghiệp, sức khỏe hơn người mới có thể mạnh dạn ví von Sa Mu như “cung đường dưỡng sinh”, còn chúng tôi vẫn phải rất chật vật mới chinh phục được đỉnh U Bò đầy thử thách này.

Hành trình chinh phục đỉnh Sa Mu với những thăng trầm

Bắt đầu chặng leo là những con dốc nhỏ, sau đó là liên tiếp những con dốc lên và lên, gần như không có nhiều dốc xuống, ngoài ra còn có một số thang gỗ và có một số vách treo leo đã được các porter lát gỗ cho dân phượt di chuyển (đoàn chúng tôi phải trả 20k/người do không ở tại lán của những người lót đường trek).

Đường Trek Sa Mũ nhiều dốc liên tiếp

Ảnh Nguyễn Duy Tùng

Chúng tôi đi tầm 2 tiếng thì đến một con suối, lúc này mới khoảng 11h00, chúng tôi ngồi nghỉ và ăn trưa tại đây. Con suối này rất đẹp và có một số cây gỗ to bắc qua, tạo nên một điểm chụp ảnh lý tưởng. Ăn trưa, check in và nghỉ ngơi đến 12h15, chúng tôi xuất phát lên lán.

Đoạn đường từ suối lên lán tiếp tục là những con dốc liên tiếp, xen kẽ bậc thang và cầu gỗ… Đoạn đầu tiên gần như không có cảnh nào đẹp để chụp ảnh, nhưng càng lên cao, khung cảnh hé mở càng nhiều, đẹp hơn và thích hợp cho việc lưu giữ kỷ niệm.

Hướng từ Bản Mù lên đỉnh Sa Mu có hai hướng đi, một hướng có 1 lán và hướng chúng tôi chọn có 2 lán. Ở đây tôi sẽ chỉ nói về hướng lên của mình. Lán số 1 có view nhìn thẳng xuống thung lũng, xung quanh có vài cây đỗ quyên rất đẹp, tuy nhiên từ lán này di chuyển phải mất khoảng hơn 2 tiếng mới lên đến đỉnh, có nghĩa là muốn đón bình minh trên đỉnh thì phải dậy từ rất sớm để vệ sinh, ăn sáng và xuất phát.

Chúng tôi chọn ở lán nghỉ số 2, cách đỉnh khoảng 1 giờ 30 phút đi đường. Lán này nằm ở một thung lũng nhỏ, dưới chân một ngọn núi, không có cảnh đẹp nhưng kín gió và ấm cúng. Lán này nhỏ, chỉ đủ chỗ cho khoảng 20 người. Vì vậy 24 người chúng tôi phải sang bớt gian dành cho porter để ngủ, còn các porter thì tìm chỗ ngủ khác ở kho cạnh đó. Khi chúng tôi lên đến lán là 16h40, nhóm đi nhanh hơn đến lán chỉ khoảng lúc 15h00, nhóm còn lại đi muộn hơn thì đến lán lúc 17h00.

Bữa tối tại Lán số 2 tên đỉnh Sa Mũ

Ảnh Tung Tran Thanh

Trong lúc porter chuẩn bị bữa tối, chúng tôi lấp đầy thời gian chờ đợi với những hoạt động thư giãn, vệ sinh cá nhân, ăn nhẹ, thưởng thức cà phê và trò chuyện cho đến 17h30. Chúng tôi quây quần bên mâm cơm giữa núi rừng Tây Bắc, thưởng thức bữa lẩu với một ít rượu ngon trong trong bầu không khí ấm cúng và náo nhiệt. Khoảng 20h00, chúng tôi lên giường nghỉ ngơi. Rừng núi Tây Bắc vào cuối tháng 3 đã đỡ lạnh hơn, chúng tôi cũng dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Sáng sớm, các porter đã thức dậy từ 3h30 để chuẩn bị bữa sáng và đồ ăn trưa cho hành trình lên đỉnh và xuống núi. Chúng tôi thức dậy lúc 4h00, vệ sinh buổi sáng, đóng gói đồ đạc, ăn sáng và khoảng 5h hơn thì xuất phát lên đỉnh.

Dậy sớm chinh phục Đỉnh Sa Mu

Hành trình từ lán lên đỉnh lúc tờ mờ sáng là một trải nghiệm đầy thách thức, chúng tôi mò mẫm đi trong ánh đèn đội trán, tạo thành một vệt sáng đẹp chỉ có thể thấy bằng mắt thường. Và đoạn đường từ lán lên đỉnh lại tiếp tục là những con dốc, bậc thang, đường lát gỗ. Chúng tôi cố gắng đi nhanh nhưng cũng phải 6h15 đội đầu tiên mới lên đến đỉnh, trước mắt chúng tôi là một biển người đang vây quanh chóp Sa Mu.

Lúc này mặt trời đã lên được một đoạn, chúng tôi đã bỏ lỡ khoảnh khắc mặt trời mọc từ biển may và những triền núi xa xa. Sau đó chúng tôi cùng chụp ảnh tập thể, ảnh cá nhân để lưu lại những khoảnh khắc đẹp với đỉnh Samu.

Xuống núi lúc 7h30, chúng tôi xuất phát xuống núi. Đường xuống núi về hướng Làng Chếu, Bắc Yên, Sơn La. Đường xuống núi từ đỉnh đến cây thần kỳ có rất nhiều cảnh đẹp, rừng rêu, cây cổ thụ, hoa đỗ quyên,... 

Tuy nhiên đoạn đường từ chóp xuống đến cây thần kỳ là một đoạn khó đi và lầy lội. Nhóm chúng tôi đi vào ngày nắng, và trước đó mấy ngày cũng không có mưa, nhưng đường xuống vẫn lầy lội, nhiều bùn đất và trơn trượt. Đôi giầy trek của tôi là loại cổ thấp, bị bùn đất bám đầy chân. Chắc chắn rằng nếu đi vào ngày mưa thì các trekker sẽ còn vất vả hơn và mất rất nhiều thời gian để di chuyển từ đỉnh Samu xuống đến điểm nghỉ trưa.

Điểm nghỉ trưa: Đến khoảng 11h50, chúng tôi đến điểm nghỉ trưa, đây là một bãi cỏ lớn, cách đó khoảng 50m là cây thần kỳ, một cây cổ thụ rất đẹp và là điểm chụp hình nổi tiếng của dân trek khi leo Sa Mu. Nghỉ ngơi và chụp hình cho tới 12h50, chúng tôi xuất phát, tiếp tục xuống núi.

Đoạn đường từ bãi nghỉ xuống núi bằng phẳng, ít dốc hơn, đi gần xuống chân núi thì cảnh quan dần thay đổi từ rừng cây thành các đồi trọc và hoa chi pâu. Buổi chiều hôm đó trời nắng nên đoạn đường này đi khá mất sức, song cũng có không ít cảnh đẹp.

Khép lại hành trình 2 ngày ăn bụi, ngủ rừng trên đỉnh Sa Mu

Đến 16h30, chúng tôi xuống đến chân núi, đội đi chậm thì khoảng 16h45 mới xuống đến điểm đón xe Làng Chếu. Đội nhanh hơn đã xuống núi từ khoảng 15h30 và di chuyển về điểm tập kết trước. Chúng tôi tập kết ở một homestay rất đẹp, nằm trên đỉnh một ngọn đồi sát ĐT12, nghỉ ngơi và cùng ngắm mặt trời lặn để xả đi những mệt nhọc.

Lưu ý với các bạn rằng do đoàn chúng tôi là những người leo tốt đã từng chinh phục nhiều đỉnh núi nên thời gian leo của đoàn chúng tôi cũng ngắn hơn so với thực tế của nhiều đoàn leo khác. Các bạn có thể lượng sức mình mà cộng thêm từ 1-2h từng chặng lên và xuống so với thời gian mà tôi chia sẻ cho các bạn ở trên để đảm bảo sức khoẻ và an toàn.

Sau đó chúng tôi lên xe di chuyển về một quán ăn ở thị trấn Bắc Yên, Sơn La rồi lên xe về Hà Nội. Về tới thủ đô đã là 0h00.

Sa Mu có thể nói là một cung đẹp, không quá khó và hiểm trở như Pusilung, Nam Kang, nhưng cũng không dễ đi như Lão Thẩn hay Nhìu Cồ San. Để đi được Samu thì phải lên cung 2 ngày, đi lên Bản Mù, Trạm Tấu, xuống Háng Đồng, Xím Vàng hay làng Chếu. 

WeTrek tổng hợp

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Bình Giữ Nhiệt Hydro Flask: Cách Bảo Quản và Vệ Sinh

Bình Giữ Nhiệt Hydro Flask: Cách Bảo Quản và Vệ Sinh

Khám phá cách vệ sinh và bảo quản sản phẩm Hydro Flask của bạn, từ cốc, bình giữ nhiệt đến hộp ăn và quần áo. WeTrek hướng dẫn chi tiết giúp bạn giữ cho các sản phẩm luôn sạch sẽ, bền đẹp và an toàn cho sức khỏe.
Khoảnh khắc ấy tôi nhận ra điều bố muốn nói để tôi dũng cảm chinh phục những đỉnh cao mới…

Khoảnh khắc ấy tôi nhận ra điều bố muốn nói để tôi dũng cảm chinh phục những đỉnh cao mới…

Cùng bố đứng trên đỉnh núi Lảo Thẩn cao 2862m – Nóc nhà Y tý Tôi muốn chinh phục nhiều đỉnh cao nữa trong cuộc đời mình
Top ghế dã ngoại Naturehike bền và đáng mua nhất - Đánh giá từ chuyên gia outdoor

Top ghế dã ngoại Naturehike bền và đáng mua nhất - Đánh giá từ chuyên gia outdoor

Được đánh giá bởi các chuyên gia outdoor hàng đầu, các mẫu ghế dã ngoại Naturehike dưới đây không chỉ nổi bật với thiết kế thông minh mà còn với chất liệu bền bỉ, phù hợp cho mọi loại hình dã ngoại. Hãy cùng Wetrek khám phá các lựa chọn ghế dã ngoại hàng đầu này để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất cho những chuyến đi của bạn.
Top phụ kiện dã ngoại Naturehike không thể thiếu - Tối giản và cần thiết trong chuyến đi của bạn

Top phụ kiện dã ngoại Naturehike không thể thiếu - Tối giản và cần thiết trong chuyến đi của bạn

Naturehike, với danh mục sản phẩm phong phú, cung cấp những phụ kiện dã ngoại không thể thiếu, từ lều cắm trại, đệm tự bơm hơi đến bộ dụng cụ nấu ăn và bàn ghế dã ngoại. Các sản phẩm của Naturehike không chỉ nổi bật về chất lượng mà còn được thiết kế tinh tế, phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng và điều kiện môi trường khác nhau. Cùng WeTrek điểm qua những phụ kiện dã ngoại hàng đầu của Naturehike, giúp bạn lựa chọn những món đồ hoàn hảo cho chuyến phiêu lưu của mình.
Hướng dẫn cách chọn túi ngủ Naturehike đúng cách

Hướng dẫn cách chọn túi ngủ Naturehike đúng cách

Chọn đúng túi ngủ cho chuyến phiêu lưu của bạn có thể làm thay đổi toàn bộ trải nghiệm cắm trại. Để giúp bạn tìm ra lựa chọn phù hợp, WeTrek sẽ hướng dẫn chi tiết về cách chọn túi ngủ Naturehike theo các yếu tố quan trọng phù với với đa dạng nhu cầu của khách hàng và đặc điểm của từng chuyến cắm trại.
Cập nhật các mẫu lều cắm trại mới cho mùa cắm trại 2024

Cập nhật các mẫu lều cắm trại mới cho mùa cắm trại 2024

Chào đón mùa cắm trại 2024 với những mẫu lều mới nhất, sẵn sàng mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong các chuyến phiêu lưu ngoài trời! Được thiết kế với công nghệ tiên tiến và phong cách hiện đại, các mẫu lều cắm trại mới sau đây đảm bảo sự thoải mái và bảo vệ tuyệt vời mà còn mang đến sự tiện nghi tối ưu cho khách hàng. Hãy cùng Wetrek khám phá ngay thôi!
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc