Trung Quốc xây cả nghìn km đường cao tốc xuyên “Sa mạc Tử thần” như thế nào?

Ngày cập nhật 20/06/2023 09:14 AM - 5.034 lượt xem

Thành tựu lớn

Đường cao tốc sa mạc Tarim – đi qua sa mạc Taklimakan ở Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc – không chỉ là đường cao tốc lớn nhất từng được xây dựng trên sa mạc, mà còn là một thành tựu thực sự trong ngành kỹ thuật Trung Quốc.

Tuyến đường dài 522 km đi qua một trong những vùng khắc nghiệt nhất hành tinh, có diện tích 270.000 km². Tên gọi của sa mạc này, theo tiếng Duy  Ngô Nhĩ, có nghĩa là “chỉ có thể đi vào mà không thể đi ra”. Đối với người Trung Quốc, nơi này còn được gọi là “Biển tử thần”.

Kể từ khi được xây dựng vào năm 1995, một vấn đề vẫn luôn ám ảnh những người xây dựng con đường này là: làm thế nào để cồn cát không vùi lấp đường cao tốc? Trong mười năm đầu tiên, con đường liên tục bị ảnh hưởng bởi cát, địa hình và môi trường đã “chặn đứng” hàng chục chuyến xe tải vận chuyển dầu từ lưu vực Tarim về phía nam.

Để tìm ra giải pháp, các kỹ thuật viên đã xây dựng một vành đai xanh khổng lồ ở hai bên đường cao tốc, được hỗ trợ bởi các đường ống tưới nhỏ giọt để thảm thực vật phát triển. Theo cách này, vành đai bụi rậm và cây nhỏ sẽ ngăn cát vượt qua và giữ cho đường cao tốc thông thoáng.

Để duy trì cơ sở hạ tầng khổng lồ này và để duy trì con đường thông suốt cho hoạt động vận chuyển dầu, chính phủ Trung Quốc đã thuê một đội ngũ công nhân đông đảo làm việc ở chân đường cao tốc. Cứ 4km lại có một ngôi nhà nhỏ màu xanh lam được cấp cho hai người Trung Quốc ở, chuyên giám sát và sửa chữa hệ thống thủy lợi trên đoạn đường cao tốc của họ. Mỗi cặp ở đây tối đa hai năm và thường không liên lạc với bất kỳ ai khác trong thời gian này, kể cả hàng xóm của họ.

Thiếu điện nước, địa hình khắc nghiệt cùng cực: Trung Quốc xây cả nghìn km đường cao tốc xuyên Sa mạc Tử thần như thế nào? - Ảnh 2.

Thiếu điện nước, địa hình khắc nghiệt cùng cực: Trung Quốc xây cả nghìn km đường cao tốc xuyên Sa mạc Tử thần như thế nào? - Ảnh 3.

Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã trồng khoảng 2 triệu cây mỗi năm, xây dựng hàng chục giếng nước và tăng kích thước của vành đai chống cát lên khoảng 70 mét chiều rộng và 400 km chiều dài. Việc trồng cây trên đường cao tốc Tarim đang được nghiên cứu bởi các học giả thế giới như một ví dụ điển hình về cách phát triển hệ thống tưới tiêu ở những vùng khô hạn.

Vào tháng 1/2022, chi nhánh mỏ dầu Tarim của PetroChina đã khởi động dự án chuyển đổi nhằm chuyển đổi tất cả các máy phát điện diesel thành máy quang điện.

Thiếu điện nước, địa hình khắc nghiệt cùng cực: Trung Quốc xây cả nghìn km đường cao tốc xuyên Sa mạc Tử thần như thế nào? - Ảnh 4.

Thiếu điện nước, địa hình khắc nghiệt cùng cực: Trung Quốc xây cả nghìn km đường cao tốc xuyên Sa mạc Tử thần như thế nào? - Ảnh 5.

Các máy phát điện năng lượng mặt trời cũng được trang bị các thiết bị lưu trữ năng lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định và cung cấp điện cho công nhân bảo trì.

Thiếu điện nước, địa hình khắc nghiệt cùng cực: Trung Quốc xây cả nghìn km đường cao tốc xuyên Sa mạc Tử thần như thế nào? - Ảnh 6.

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy một đường cao tốc mới đi qua sa mạc Taklimakan ở Khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ, phía tây bắc Trung Quốc, ngày 23/6/2022. Ảnh: Tân Hoa xã

Thiếu điện nước, địa hình khắc nghiệt cùng cực: Trung Quốc xây cả nghìn km đường cao tốc xuyên Sa mạc Tử thần như thế nào? - Ảnh 7.

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy một đường cao tốc mới đi qua sa mạc Taklimakan ở Khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ, phía tây bắc Trung Quốc, ngày 25/6/2022. Ảnh: Tân Hoa xã

Thiếu điện nước, địa hình khắc nghiệt cùng cực: Trung Quốc xây cả nghìn km đường cao tốc xuyên Sa mạc Tử thần như thế nào? - Ảnh 8.

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy một đường cao tốc mới đi qua sa mạc Taklimakan ở Khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ, phía tây bắc Trung Quốc, ngày 26/6/2022. Ảnh: Tân Hoa xã

Thiếu điện nước, địa hình khắc nghiệt cùng cực: Trung Quốc xây cả nghìn km đường cao tốc xuyên Sa mạc Tử thần như thế nào? - Ảnh 9.

Công nhân trải lưới cỏ dọc theo đường cao tốc mới đi qua sa mạc Taklimakan ở Khu tự trị Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc, ngày 13/7/2018. Ảnh: Tân Hoa Xã

Các tuyến đường khác

Ngoài tuyến đường chính dài hơn 500km đi qua sa mạc, Trung Quốc cũng xây các tuyến đường cao tốc xuyên sa mạc khác để phục vụ đời sống của người dân. Năm ngoái, tuyến đường cao tốc nối Quận Yuli và Quận Qiemo – nằm ở phía nam Quận tự trị Mông Cổ Bayingolin của Tân Cương, cũng là con đường thứ ba băng qua sa mạc Taklimakan – đã được đưa vào hoạt động.

Với tốc độ thiết kế 60 hoặc 80 km/h cho các đoạn khác nhau, cao tốc có tổng chiều dài 334 km, với 307 km đi qua sa mạc. Cho đến nay, Trung Quốc có hơn 1.200 km đường cao tốc xuyên sa mạc Taklimakan, sa mạc cát dịch chuyển lớn thứ hai thế giới.

Đường cao tốc này đã được xây dựng với tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 1,75 tỷ nhân dân tệ (khoảng 261,5 triệu đô la Mỹ) và bắt đầu xây dựng vào tháng 10/2017.

Đường cao tốc đã rút ngắn hành trình giữa Quận Qiemo và thủ phủ Korla của tỉnh khoảng 350 km. Dự kiến con đường sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng người dân phải đi lại xa, chi phí sinh hoạt cao, nông sản khó tiêu thụ.

Tursunjan Darman, 51 tuổi, một cư dân địa phương của quận Qiemo, cho biết trong vài thập kỷ qua, thời gian di chuyển từ Korla đến Qiemo đã được rút ngắn từ ba ngày xuống còn hơn chục giờ, và giờ chỉ còn sáu giờ đồng hồ.

Ông Wang Yunfei – giám đốc dự án của Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc, đơn vị đảm nhận dự án – cho biết điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bão cát thường xuyên và việc khó tiếp cận với nước, điện, tín hiệu liên lạc và nguồn cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày đã khiến quá trình xây dựng đường cao tốc băng qua sa mạc trở thành một nhiệm vụ đầy thách thức

Theo ông Wang, các đội xây dựng đã san bằng 32 đụn cát cao và lấp đầy 28 vùng đất trũng giữa các đụn cát. Để đường cao tốc không bị cát chôn vùi, các nhà thầu đã thiết lập 58 triệu mét vuông lưới cỏ và hơn 900 km rào chắn dọc đường.

Việc thông xe tuyến cao tốc đã thúc đẩy niềm tin của các doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực dọc tuyến. Một công ty chăn nuôi ở Qiemo County đã nuôi hơn 6.000 con gia súc. “Con đường đã tiết kiệm gần 1.000 nhân dân tệ cho mỗi con bò trong chi phí vận chuyển và chăn nuôi, và chúng tôi dự định đầu tư thêm 500 triệu nhân dân tệ để mở rộng quy mô chăn nuôi”, Guo Chengli, phó giám đốc công ty cho biết.

Đỉnh cao cầu vượt như “trận đồ bát quái” ở Trung Quốc: 5 tầng, 20 lan đường, đi 8 hướng, rẽ “sai 1 ly là đi 1 dặm, đến GPS cũng rối loạn

(Nguồn: bestcryptonews4u)

THAM KHẢO ĐỒ CẮM TRẠI DÃ NGOẠI MỚI NHẤT TẠI WETREK.VN

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Bình Giữ Nhiệt Hydro Flask: Cách Bảo Quản và Vệ Sinh

Bình Giữ Nhiệt Hydro Flask: Cách Bảo Quản và Vệ Sinh

Khám phá cách vệ sinh và bảo quản sản phẩm Hydro Flask của bạn, từ cốc, bình giữ nhiệt đến hộp ăn và quần áo. WeTrek hướng dẫn chi tiết giúp bạn giữ cho các sản phẩm luôn sạch sẽ, bền đẹp và an toàn cho sức khỏe.
Khoảnh khắc ấy tôi nhận ra điều bố muốn nói để tôi dũng cảm chinh phục những đỉnh cao mới…

Khoảnh khắc ấy tôi nhận ra điều bố muốn nói để tôi dũng cảm chinh phục những đỉnh cao mới…

Cùng bố đứng trên đỉnh núi Lảo Thẩn cao 2862m – Nóc nhà Y tý Tôi muốn chinh phục nhiều đỉnh cao nữa trong cuộc đời mình
Top ghế dã ngoại Naturehike bền và đáng mua nhất - Đánh giá từ chuyên gia outdoor

Top ghế dã ngoại Naturehike bền và đáng mua nhất - Đánh giá từ chuyên gia outdoor

Được đánh giá bởi các chuyên gia outdoor hàng đầu, các mẫu ghế dã ngoại Naturehike dưới đây không chỉ nổi bật với thiết kế thông minh mà còn với chất liệu bền bỉ, phù hợp cho mọi loại hình dã ngoại. Hãy cùng Wetrek khám phá các lựa chọn ghế dã ngoại hàng đầu này để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất cho những chuyến đi của bạn.
Top phụ kiện dã ngoại Naturehike không thể thiếu - Tối giản và cần thiết trong chuyến đi của bạn

Top phụ kiện dã ngoại Naturehike không thể thiếu - Tối giản và cần thiết trong chuyến đi của bạn

Naturehike, với danh mục sản phẩm phong phú, cung cấp những phụ kiện dã ngoại không thể thiếu, từ lều cắm trại, đệm tự bơm hơi đến bộ dụng cụ nấu ăn và bàn ghế dã ngoại. Các sản phẩm của Naturehike không chỉ nổi bật về chất lượng mà còn được thiết kế tinh tế, phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng và điều kiện môi trường khác nhau. Cùng WeTrek điểm qua những phụ kiện dã ngoại hàng đầu của Naturehike, giúp bạn lựa chọn những món đồ hoàn hảo cho chuyến phiêu lưu của mình.
Hướng dẫn cách chọn túi ngủ Naturehike đúng cách

Hướng dẫn cách chọn túi ngủ Naturehike đúng cách

Chọn đúng túi ngủ cho chuyến phiêu lưu của bạn có thể làm thay đổi toàn bộ trải nghiệm cắm trại. Để giúp bạn tìm ra lựa chọn phù hợp, WeTrek sẽ hướng dẫn chi tiết về cách chọn túi ngủ Naturehike theo các yếu tố quan trọng phù với với đa dạng nhu cầu của khách hàng và đặc điểm của từng chuyến cắm trại.
Cập nhật các mẫu lều cắm trại mới cho mùa cắm trại 2024

Cập nhật các mẫu lều cắm trại mới cho mùa cắm trại 2024

Chào đón mùa cắm trại 2024 với những mẫu lều mới nhất, sẵn sàng mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong các chuyến phiêu lưu ngoài trời! Được thiết kế với công nghệ tiên tiến và phong cách hiện đại, các mẫu lều cắm trại mới sau đây đảm bảo sự thoải mái và bảo vệ tuyệt vời mà còn mang đến sự tiện nghi tối ưu cho khách hàng. Hãy cùng Wetrek khám phá ngay thôi!
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc