Thế giới nhận được gì khi số lượng người leo núi lên đỉnh Everest cao đến kỷ lục? Nhiều rác hơn. Tháng 5 năm nay, băng tan để lộ ra hơn 300 thi thể người leo núi và 11 tấn rác từ ngọn núi cao nhất thế giới. Everest hiện được gọi bằng 2 cái tên: "Nghĩa địa lộ thiên cao nhất thế giới" và "bãi rác cao nhất thế giới."
Để cắt giảm chất thải, Nepal đang cấm các loại nhựa sử dụng một lần từ đô thị nông thôn Khumbu Pasang Lhamu, nơi có đỉnh Everest và một số đỉnh núi khác.
Lệnh cấm sẽ được áp dụng bắt đầu từ tháng 1 năm 2020, bao gồm các loại nhựa có độ dày dưới 0,03 mm, chẳng hạn như túi nilon, giấy bọc thực phẩm và chai nhựa dùng cho đồ uống không phải là nước. Trekkers sẽ không được phép mang nhựa vào và các cửa hàng sẽ không được phép bán các mặt hàng trong lệnh cấm.
Chính phủ hiện vẫn chưa quyết định hình phạt nào sẽ dành cho những người vi phạm luật lệ. "Nhưng họ đang làm việc với các công ty trekking, các hãng hàng không và Hiệp hội leo núi Nepal để thực thi chính sách mới" - Thời báo Himalaya đưa tin.
"Điều quan trọng là cả những người leo núi và khách du lịch đến thăm trại căn cứ đều tự giác không để lại dấu vết", vận động viên leo núi trượt tuyết chuyên nghiệp Caroline Gleich nói. Cô và người chồng hiện tại của mình Alpenglow Expeditions đtuwjchinh phục thành công đỉnh Everest vào tháng Năm.
Hầu hết rác trên Everest đều liên quan đến các bình oxy, tấm bạt, các túi đồ người leo núi bỏ lại, pin và thậm chí cả chất thải của con người. "Mặc dù lệnh cấm nhựa là một ý tưởng cao quý, nhưng thực chất nó phụ thuộc phần lớn vào trách nhiệm của các đội và các cá nhân trong việc chăm sóc ngọn núi", Gleich nói thêm. "Nhiều người quên rằng trại căn cứ không phải là nơi có dịch vụ dọn rác thường xuyên. Mỗi người phải cso trách nhiệm mang đi những thứ mà họ mang đến. Tôi ủng hộ những nỗ lực của chính phủ ở phía Tây Tạng và Nepal để tiếp tục thúc đẩy nỗ lực dọn dẹp đỉnh Everest. "
Everest đang gặp nguy hiểm
Quy định cấm hiện tại chỉ có thể ngăn được một trong những vấn đề mà Everest đang phải đối mặt.
Ước tính có 14 tấn phân và nước tiểu trên đỉnh Everest
Và thi thể đóng băng của hơn 300 nhà leo núi
Như đã nêu thì những năm gần đây, băng trên Everest đang tan rất nhanh, để lộ ra những thi thể người leo núi và hàng tấn rác tích tụ sau 6 thập kỷ kể từ khi Edmund Hillary chinh phục nó vào năm 1953. Với việc Trái đất đang ngày càng nóng lên, núi Everest được dự đoán có thể chẳng còn chút băng nào vào cuối thế kỷ, khi ít nhất 70% - 99% băng hà sẽ vĩnh viễn bốc hơi.
Làm sao để giải quyết lượng rác tồn đọng trên núi cũng là một vấn đề nan giải. Người leo núi bấy lâu nay đã để lại hàng trăm bình oxy, lều, can, đinh giày, và thậm chí là cả... chất thải. Tất cả đang khiến cho quang cảnh của một trong những Di sản thế giới do UNESCO công nhận bị đe dọa, đồng thời khiến môi trường sống của nhiều loài vật chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Khi Nepal biến Everest thành điểm du lịch, lượng du khách đã tăng gấp 8 lần vào năm 2010 so với năm 1979, và điều này đã giúp cho đời sống người dân cải thiện hơn, nhưng đổi lại là những thách thức dành cho môi trường khi du khách ngày càng đông.
Trong năm 2019, có tới 885 người leo núi - một con số kỷ lục, và hiện đã có 11 người tử vong do "tắc nghẽn giao thông" tại "vùng chết" của ngọn núi. Bởi vậy, hiện đang có đề xuất tăng gấp 3 lần giá tiền leo núi - lên 35.000 USD dành cho Everest, và $20.000 dành cho các khu vực núi xung quanh.
Theo IFL Science, Science Alert