[WeNews] Ngủ lều giữa cái lạnh 3 độ C dưới tán hoa mận

Ngày đăng 07/02/2023 05:02 PM - 304 lượt xem

Ngủ lều giữa cái lạnh 3 độ C dưới tán hoa mận

SƠN LA - Ngày gia đình anh Minh Hùng hạ trại ở vườn mận Mộc Châu là một trong những ngày nhiệt độ miền Bắc thấp nhất trong tháng 1, chỉ 3 độ C.

Hoa mận, hoa đặc trưng của cao nguyên Mộc Châu, năm nay nở rộ từ cuối tháng 1, đặc biệt ở thung lũng Nà Ka, được nhiều du khách ví đẹp như "mùa hoa anh đào Nhật Bản".

Sau khi tìm hiểu thông tin, gia đình anh Phạm Minh Hùng và chị Nguyễn Kim Anh, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội quyết định lên đường trong chuyến đi 3 ngày 2 đêm, từ 27 đến 29/1 (mùng 6 đến mùng 8 Tết).

Gia đình anh Hùng cắm trại ở vườn mận tại thung lũng Nà Ka. Ảnh được chụp vào lúc chạng vạng.

 
 

Gia đình anh Hùng cắm trại ở vườn mận tại thung lũng Nà Ka. Ảnh chụp lúc chạng vạng.

Mộc Châu cuối tháng 1 gió to và lạnh. Ban ngày nhiệt độ 13-15 độ C, chiều tối giảm còn 5 đến 3 độ C. Hôm 28/1 là một trong hai ngày của tháng (ngày còn lại 24/1), có nhiệt độ vào ban đêm xuống thấp nhất (3 độ C). Đây cũng là ngày gia đình anh Hùng chọn cắm trại ở thung lũng Nà Ka sau một đêm ngủ trong homestay.

Anh Hùng chia sẻ do nghĩ túi ngủ dày, chịu được nhiệt độ âm nên họ không mang thêm chăn. "Đêm rất lạnh, bản thân tôi bị cảm do mất nhiệt", anh nói.

May mắn vợ và con anh Hùng không bị lạnh vì hai mẹ con nằm chung túi ngủ. Em bé được bố mẹ trang bị nhiều lớp quần áo. Họ cũng mang theo máy sưởi, đắp thêm một tấm thảm. "Mọi người nên chuẩn bị thật đủ ấm nếu cắm trại. Chúng tôi đi tất trên thảm vẫn thấy lạnh buốt", anh nói.

Anh Nguyễn Anh Chiêm, một phượt thủ với gần 20 năm săn hoa, cắm trại qua đêm ở các tỉnh miền núi Tây Bắc cũng cho biết, trời đêm ở các tỉnh miền núi thường lạnh, buốt, có sương. Ngoài xem dự báo thời tiết trước khi đi, cần mang thêm chăn, đệm điện hoặc đèn sưởi. Những khu cắm trại thường không trang bị bình tắm nóng lạnh, mọi người nên bỏ qua việc tắm.

Lối vào khu cắm trại.

Lối vào khu cắm trại.

Ngoài bị lạnh do chủ quan, chuyến đi của gia đình được anh Hùng coi là "thành công mỹ mãn". Vườn mận nơi anh cắm trại rộng hơn 1 ha với hơn 400 gốc cây cổ thụ, chia làm hai khu: chụp ảnh (có nhà sàn để ăn nghỉ) và cắm trại. Khu cắm trại phía trong, yên tĩnh, phải dùng máy phát điện. Nhà vệ sinh cũng nằm xa và không có nước nóng - điều anh Hùng đã xác định trước trong một chuyến cắm trại.

Hoa mận đang vào độ nở rộ, cây vừa có nụ, hoa xen lẫn quả xanh, chín. Sau khi dựng trại, hai vợ chồng dành phần lớn thời gian dắt con trai đi dạo, chụp ảnh dưới những tán cây nở hoa trong ánh nắng rực rỡ. Họ cũng đưa con trai lần đầu tiên đi hái quả mận. Trong vườn còn có nhiều loại hoa khác như cánh bướm, cải vàng.

Tối đến, cả nhà quây quần bên bếp nướng thịt, khoai. Những món ăn này được chị Kim Anh chuẩn bị sẵn. Sau khi dùng bữa tối, cả nhà nhóm củi sưởi ấm, hai vợ chồng ngồi trò chuyện còn cậu con trai chơi đùa bên cạnh.

Anh Hùng cho biết khu vườn cắm trại không quá rộng nhưng địa hình bằng phẳng, phù hợp cắm trại. Gốc mận cổ lâu năm vươn cao, được trồng theo hàng lối, tạo thành các con đường quanh co. Bãi cỏ xanh, phía trên chăng lưới tránh sương muối nên anh không cần căng bạt vào buổi tối.

Bên cạnh đó, chủ vườn được đánh giá nhiệt tình, thân thiện. Vé vào vườn để chụp ảnh là 30.000 đồng một người, nếu cắm trại qua đêm 250.000 đồng còn thuê thêm lều 500.000 đồng.

Chuyến du xuân tuy ngắn ngày, nhưng theo hai vợ chồng, họ đã kịp có những khoảng thời gian thú vị và đáng giá bên nhau.

Chị Kim Anh cùng con trai chơi trước cửa lều, phía trên là những tán cây nở hoa trắng.

Chị Kim Anh cùng con trai chơi trước cửa lều, phía trên là những tán cây nở hoa trắng.

 
 

Đường lên Mộc Châu dễ di chuyển. Từ Hà Nội, du khách đi thẳng đến thị trấn Nông trường Mộc Châu, sau đó rẽ vào hướng đi xã Tân Lập. Từ đầu thung lũng Nà Ka vào các vườn và sâu trong thung lũng là đường đất, đá sỏi, nhưng xe ôtô gầm thấp vẫn có thể vào đến tận nơi. Thời gian đi mất khoảng 5 tiếng.

Thung lũng Nà Ka có hàng trăm vườn mận, nhưng chỉ có khoảng 10 vườn làm du lịch, anh Nguyễn Sơn, chủ một vườn mận ở Nà Ka, chia sẻ. Năm nay lượng khách đổ về Mộc Châu cuối tháng 1 và những ngày đầu tháng 2 đông hơn năm ngoái. Vườn nhà anh trung bình mỗi ngày đón 100-200 khách ghé chụp ảnh. Với những gia đình cắm trại, đêm đông nhất là hơn 15 lều. Vào các ngày cuối tuần, lượng khách có thể lên gấp đôi. Cả thung lũng một ngày có thể đón tới 2.000 khách.

Nguyễn Sơn cho biết với những người thích đi cắm trại, không cần mang quá nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh hay đồ ăn cầu kỳ. Mọi người có thể chuẩn bị sẵn đồ nướng từ nhà hoặc đặt tại vườn. Các món ăn đặc sản ở Mộc Châu mà du khách nên thưởng thức vào dịp này là rau cải mèo luộc, xôi hoặc cơm nương ăn cùng gà quay. Giá một mâm cho 4 người gồm các món trên khoảng 500.000 đồng.

những ngày nhiệt độ miền Bắc thấp nhất trong tháng 1, chỉ 3 độ C.

Hoa mận, hoa đặc trưng của cao nguyên Mộc Châu, năm nay nở rộ từ cuối tháng 1, đặc biệt ở thung lũng Nà Ka, được nhiều du khách ví đẹp như "mùa hoa anh đào Nhật Bản".

Sau khi tìm hiểu thông tin, gia đình anh Phạm Minh Hùng và chị Nguyễn Kim Anh, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội quyết định lên đường trong chuyến đi 3 ngày 2 đêm, từ 27 đến 29/1 (mùng 6 đến mùng 8 Tết).

Gia đình anh Hùng cắm trại ở vườn mận tại thung lũng Nà Ka. Ảnh được chụp vào lúc chạng vạng.

Gia đình anh Hùng cắm trại ở vườn mận tại thung lũng Nà Ka. Ảnh chụp lúc chạng vạng.

Mộc Châu cuối tháng 1 gió to và lạnh. Ban ngày nhiệt độ 13-15 độ C, chiều tối giảm còn 5 đến 3 độ C. Hôm 28/1 là một trong hai ngày của tháng (ngày còn lại 24/1), có nhiệt độ vào ban đêm xuống thấp nhất (3 độ C). Đây cũng là ngày gia đình anh Hùng chọn cắm trại ở thung lũng Nà Ka sau một đêm ngủ trong homestay.

Anh Hùng chia sẻ do nghĩ túi ngủ dày, chịu được nhiệt độ âm nên họ không mang thêm chăn. "Đêm rất lạnh, bản thân tôi bị cảm do mất nhiệt", anh nói.

May mắn vợ và con anh Hùng không bị lạnh vì hai mẹ con nằm chung túi ngủ. Em bé được bố mẹ trang bị nhiều lớp quần áo. Họ cũng mang theo máy sưởi, đắp thêm một tấm thảm. "Mọi người nên chuẩn bị thật đủ ấm nếu cắm trại. Chúng tôi đi tất trên thảm vẫn thấy lạnh buốt", anh nói.

Anh Nguyễn Anh Chiêm, một phượt thủ với gần 20 năm săn hoa, cắm trại qua đêm ở các tỉnh miền núi Tây Bắc cũng cho biết, trời đêm ở các tỉnh miền núi thường lạnh, buốt, có sương. Ngoài xem dự báo thời tiết trước khi đi, cần mang thêm chăn, đệm điện hoặc đèn sưởi. Những khu cắm trại thường không trang bị bình tắm nóng lạnh, mọi người nên bỏ qua việc tắm.

Lối vào khu cắm trại.

Lối vào khu cắm trại.

Ngoài bị lạnh do chủ quan, chuyến đi của gia đình được anh Hùng coi là "thành công mỹ mãn". Vườn mận nơi anh cắm trại rộng hơn 1 ha với hơn 400 gốc cây cổ thụ, chia làm hai khu: chụp ảnh (có nhà sàn để ăn nghỉ) và cắm trại. Khu cắm trại phía trong, yên tĩnh, phải dùng máy phát điện. Nhà vệ sinh cũng nằm xa và không có nước nóng - điều anh Hùng đã xác định trước trong một chuyến cắm trại.

Hoa mận đang vào độ nở rộ, cây vừa có nụ, hoa xen lẫn quả xanh, chín. Sau khi dựng trại, hai vợ chồng dành phần lớn thời gian dắt con trai đi dạo, chụp ảnh dưới những tán cây nở hoa trong ánh nắng rực rỡ. Họ cũng đưa con trai lần đầu tiên đi hái quả mận. Trong vườn còn có nhiều loại hoa khác như cánh bướm, cải vàng.

Tối đến, cả nhà quây quần bên bếp nướng thịt, khoai. Những món ăn này được chị Kim Anh chuẩn bị sẵn. Sau khi dùng bữa tối, cả nhà nhóm củi sưởi ấm, hai vợ chồng ngồi trò chuyện còn cậu con trai chơi đùa bên cạnh.

Anh Hùng cho biết khu vườn cắm trại không quá rộng nhưng địa hình bằng phẳng, phù hợp cắm trại. Gốc mận cổ lâu năm vươn cao, được trồng theo hàng lối, tạo thành các con đường quanh co. Bãi cỏ xanh, phía trên chăng lưới tránh sương muối nên anh không cần căng bạt vào buổi tối.

Bên cạnh đó, chủ vườn được đánh giá nhiệt tình, thân thiện. Vé vào vườn để chụp ảnh là 30.000 đồng một người, nếu cắm trại qua đêm 250.000 đồng còn thuê thêm lều 500.000 đồng.

"Chúng tôi đã kết thúc chuyến du xuân đầu năm không thể hài lòng hơn. Cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam một Nà Ka, điểm cắm trại quá đẹp để cả nhà được trải nghiệm", anh Hùng nói.

(Nguồn: VnExpress - Phương Anh)

THAM KHẢO ĐỒ CẮM TRẠI DÃ NGOẠI TẠI WETREK.VN

Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
5 lầm tưởng thường gặp về dinh dưỡng cho người chạy bộ

5 lầm tưởng thường gặp về dinh dưỡng cho người chạy bộ

Việc xác định đâu là kiến thức dinh dưỡng lỗi thời và đâu là điều nên làm theo có thể khá khó khăn, cho dù bạn là một vận động viên hay là một người hay chạy bộ và quan tâm tới chất lượng bữa ăn của mình. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số lầm tưởng phổ biến về dinh dưỡng cho người chạy bộ (running nutrition) mà chúng ta cần loại bỏ, theo lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng trong thể thao.
Suối Tía hồ Tuyền Lâm mùa lá vàng đẹp như tranh

Suối Tía hồ Tuyền Lâm mùa lá vàng đẹp như tranh

Đến Đà Lạt, phần đông du khách đều biết đến hồ Tuyền Lâm, nhưng không nhiều người biết nơi khởi nguồn của dòng nước đổ vào hồ, đó là suối Tía.
16 ngày phượt xe đạp qua ba nước dưới cái nóng 40 độ C

16 ngày phượt xe đạp qua ba nước dưới cái nóng 40 độ C

Nhằm khám phá giới hạn của bản thân, Trọng An và nhóm bạn ở Hà Nội đạp xe 16 ngày qua 3 nước Đông Nam Á dưới cái nóng có lúc lên tới 45 độ C hồi tháng 3.
Độc đáo mái nhà sàn hàng chục năm tuổi phủ kín rêu ở Hà Giang

Độc đáo mái nhà sàn hàng chục năm tuổi phủ kín rêu ở Hà Giang

Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, bản Xà Phìn (Hà Giang) mang nét độc đáo có một không hai với những ngôi nhà sàn mái rêu cổ kính.
Có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh? Lời khuyên của chuyên gia

Có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh? Lời khuyên của chuyên gia

Có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Câu trả lời cần phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hãy để WeTrek giải đáp cho bạn nhé!
Du khách leo nóc nhà, săn ảnh hoa sơn tra ‘view triệu đô’ ở Sơn La

Du khách leo nóc nhà, săn ảnh hoa sơn tra ‘view triệu đô’ ở Sơn La

Vượt qua nỗi sợ độ cao, chị Thủy Loan cẩn thận leo lên nóc nhà của một căn homestay ở bản Nậm Nghiệp rồi canh góc chụp để có những bức ảnh tuyệt đẹp với hoa sơn tra từ trên cao.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc