Đuối Nước - Tai Nạn Đáng Sợ! Phải Làm Gì Khi Bị Đuối Nước?

Ngày cập nhật 22/07/2024 05:37 PM - 12.197 lượt xem

Các trường hợp tử vong do đuối nước thường tăng vào dịp hè và trong mùa mưa lũ. Đuối nước do rất nhiều nguyên nhân như: ngã xuống nước, do tắm sông, biển, suối và bị nước cuốn không biết bơi, bị chuột rút, lật đò, xuồng, tàu, thậm chí do cứu người chết đuối và cũng bị chết đuối do kiệt sức. Có trường hợp cùng lúc mấy trẻ đi tắm cùng nhau và cùng chết đuối. Sau đây xin giới thiệu cách sơ cứu khi gặp người đuối nước. Khi gặp người bị đuối nước, cần bình tĩnh, xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp. 

Cấp cứu ngay ở dưới nước

Nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, tát 2-3 cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại. Nhanh chóng quàng tay qua nách hoặc gọi thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ và cần tiến hành ngay các biện pháp hồi sinh tim phổi nếu cần thiết.

Đuối Nước - Tai Nạn Đáng Sợ! Phải Làm Gì Khi Bị Đuối Nước?

(Mọi thao tác cần phải nhanh chóng, nạn nhân uống càng nhiều nước càng nguy hiểm)

Cấp cứu khi đã đưa nạn nhân lên bờ

Nạn nhân trong tình trạng còn tỉnh, có cảm giác ớn lạnh, khó chịu, co thắt ngực, bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt, nhức đầu, mạch nhanh, có thể có nổi mề đay nhưng nạn nhân tự thở được, mạch quay bắt được, mạch bẹn rõ. Đối với những trường hợp này, cần lau khô, thay quần áo, ủ ấm cho nạn nhân nếu lạnh, cho nạn nhân uống nước đường ấm và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được điều trị tiếp.

Nạn nhân trong tình trạng đã bất tỉnh, da tím tái, ngừng thở, ngừng tim biểu hiện bằng mất mạch bẹn. Ngay lập tức, cần khai thông đường hô hấp: đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, ưỡn cổ ra sau, móc hết đờm nhớt, dị vật trong miệng bằng gạc hay khăn vải; hô hấp nhân tạo kiểu miệng-miệng hoặc miệng-mũi, thổi 2 lần liên tiếp, để lồng ngực tự xẹp và thổi tiếp lần thứ hai, sau đó thổi theo nhịp cứ 4 giây/lần cho đến khi nạn nhân thở lại đều; nếu có ngừng tim, phải tiến hành đồng thời ép tim ngoài lồng ngực (kỹ thuật hồi sinh tim phổi) theo cách ấn tim ngay sau thổi ngạt, tỷ lệ là 5/1 (đối với trẻ em), 15/1 (đối với người lớn). 

Đuối Nước - Tai Nạn Đáng Sợ! Phải Làm Gì Khi Bị Đuối Nước?

(Sẽ tốt hơn nếu có từ 2 người trở lên tham gia cấp cứu nạn nhân)

Cách thực hiện là dùng tay ấn vào vùng nửa dưới của xương ức một cách đều đặn. Thực hiện kiên trì cho đến khi tim đập lại và hô hấp trở lại hoặc kíp cấp cứu đến; chỉ vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế khi tim đã đập lại và tự thở nhưng trong quá trình này vẫn phải cấp cứu, giữ ấm và theo dõi sát tình trạng của nạn nhân. 

Các lưu ý

Trong quá trình cấp cứu nạn nhân đuối nước, không nên cố tìm cách  dốc nạn nhân để nôn hết nước ra bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc hồi sức cấp cứu tim phổi do chỉ cần chậm trễ 4 phút là não có nguy cơ bị chết. Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước mà nạn nhân nuốt khi đuối sẽ tự động thoát ra ngoài. Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh tay vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân.

Bác sĩ: Nguyễn Văn Thịnh

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Đồ Bơi

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Đồ Bơi

Đồ bơi đẹp giúp tâm trạng tốt hơn và đồng thời tác động tích cực lên cơ thể. Hiện tại WETREK.VN đã có nhiều lựa chọn đồ bơi qua kênh online và cửa hàng truyền thống, đặc biệt tiện ích với người yêu thích 3 môn phối hợp. Bài viết cung cấp kiến thức cơ bản lựa chọn đồ bơi.
[WeTrekology] Hướng dẫn phân loại và lựa chọn đồ bơi

[WeTrekology] Hướng dẫn phân loại và lựa chọn đồ bơi

Bơi lội quả thật rất thú vị và có lợi cho sức khỏe. WETREK.VN mong muốn đưa đến cho các bạn cách thức lựa chọn đồ bơi hiệu quả, đặc biệt đối với những ai đam mê bơi lội. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những gợi ý cơ bản để có thể lựa chọn được một bộ đồ bơi vừa ý.
[Infographic] Lợi ích của bơi lội

[Infographic] Lợi ích của bơi lội

[Infographic] Lợi ích của bơi lội
Chuột rút! Hiểm họa và cách đối phó

Chuột rút! Hiểm họa và cách đối phó

Có hai nguyên nhân chính gây "Chuột rút" hay "Vọp bẻ" là thiếu ôxy cho cơ bắp hoặc cơ thể thiếu nước và muối ăn. Các rối loạn điện giải có thể gây ra chuột rút, đặc biệt là hạ canxi máu (thiếu canxi) hoặc hạ kali máu (thiếu kali) khi ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù đắp. Ngoài ra khi có "tháng", chị em rất dễ bị chuột rút ở mức độ nhất định tại vùng bụng gây đau lan tỏa ra thắt lưng và đùi. Một số phụ nữ mang thai cũng hay bị chuột rút, nhiều khi vào ban đêm.
Bơi là phải an toàn!

Bơi là phải an toàn!

Bơi là phải an toàn! Giữa cái nóng bức của ngày hè, còn gì tuyệt vời hơn được ngâm mình dưới làn nước xanh vắt. Thế nhưng kèm theo đó là bao nguy cơ rình rập. Làm sao để mỗi ngày được đắm mình trong làn nước mát mà không phải lo lắng?
Ngược đời chuyện học bơi để bị chết đuối.

Ngược đời chuyện học bơi để bị chết đuối.

Ngược đời chuyện học bơi để bị chết đuối.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc