[WeTrekology] Bí quyết bảo quản và giữ gìn trang bị dã ngoại

Ngày đăng 19/09/2020 11:21 AM - 6.058 lượt xem
Các trang bị dã ngoại có thể tiêu tốn của bạn khá nhiều. Với một mức đầu tư như vậy, chắc chắn chắn bạn không chỉ muốn chúng dùng được tốt mà còn phải bền. Tùy thuộc vào tần suất sử dụng, độ dài mỗi chuyến đi và cách bạn bảo quản, mỗi món trang bị của bạn vẫn có thể dùng tốt trong nhiều năm.
 
Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách bảo quản thật tốt trong thời gian dài.. Nếu bạn có ý định làm một chuyến du hành dài có một không hai trong đời, hãy đọc thật kỹ những mẹo dưới đây, nhưng đừng hy vọng là bạn không cần thay trang bị lần nào, vì chuyện hỏng hóc dọc đường là rất bình thường. Có thể bạn sẽ phải thay tới 3 đôi giày, 2 ba lô hay 2  túi nước. Tuy nhiên nếu nhớ kỹ và làm theo những mẹo nhỏ sau đây, bạn có thể giảm bớt chi phí thay thế đồ đạc đi đáng kể, nhất là những thứ bạn sẽ dùng hàng ngày.

 

bi-quyet-bao-quan-va-giu-gin-trang-bi-da-ngoai-wetrek.vn

 

 
Bảo quản trang bị thường xuyên sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền và giảm thiểu rủi ro hỏng hóc bất ngờ. Chắc chắn đã có lần bạn phải vứt đi những đồ còn rất tốt chỉ vì một chút hư hỏng nhỏ, chẳng hạn như một lỗ thủng trên túi ngủ hoặc vết rách nhỏ trên tường lều. Một bộ sửa chữa đơn giản chắc chắn sẽ cứu vớt bạn những lúc như vậy. Mua một món đồ mà dùng được tận 10 năm thì đúng là tuyệt vời. Tuy nhiên, cũng đừng quá hà tiện mà không để ý rằng bạn cần thay đồ mới. Nếu bạn đi dã ngoại thường xuyên thì việc nâng cấp trang bị là vô cùng cần thiết. Những công nghệ mới luôn luôn hữu ích và làm giàu trải nghiệm cho bạn. Ngoài ra, trang bị tiên tiến thường nhẹ hơn và bền hơn. Chẳng hạn, một túi ngủ nhẹ hơn sẽ giảm áp lực trên quai ba lô và giữ ba lô bền hơn. Giữ gìn trang bị là rất tốt nhưng bạn cũng nên biết thời điểm thích hợp để thay mới.
 
Để giữ trang bị của bạn được như mới, bạn có thể sử dụng một số cách bảo vệ trước khi lên đường, hoặc một số mẹo cần nhớ khi sử dụng chúng. Làm theo những điều sau sẽ giúp bộ trang bị dã ngoại đắt tiền của bạn “sống sót” lâu hơn.

1. CHỌN NHÃN HIỆU TỐT (VỚI CHẾ ĐỘ BẢO HÀNH TỐT)

Trang bị của bạn sẽ sử dụng tốt, ít nhất là như bạn mong đợi, nếu bạn chọn một nhãn hiệu tốt. Chất lượng, giá trị và chế độ bảo hành hấp dẫn là 3 điều khá hấp dẫn nếu bạn đang tìm mua trang bị dã ngoại cho mình.

2. ĐỪNG (QUÁ) BẤT CẨN 

Tất nhiên, một khi bạn bước chân lên đường, bạn đã là người dám liều rồi. Trèo lên những ngọn núi lởm chởm, đương đầu với thời tiết khó khăn, bỏ nhà đi hàng tuần thậm chí hàng tháng trời. Tuy nhiên, chỉ cần một chút cẩn thận, bạn có thể kéo dài tuổi thọ cho trang bị của bạn lên khá nhiều.
 
Bước đi cẩn thận
 
Khi bạn phải tính toán từng chỗ đặt chân (đặc biệt khi leo núi đá hay bước đi trong rừng rậm), hãy bước thật cẩn thận, cố gắng tránh các hòn đá, rễ cây hay bất cứ chướng ngại nào. Chắc chắn bạn không muốn phải quẳng đôi giày mới mua chỉ vì một cú trượt chân ngay mới khi lên đường đâu. Thêm vào đó, bước chân cẩn thận còn giúp bạn giảm đau chân vào cuối ngày. 

 

bi-quyet-bao-quan-va-giu-gin-trang-bi-da-ngoai-wetrek.vn

 

 
Đừng hành hạ trang bị của chính mình
 
Leo trên những mỏm đá thật cẩn thận. Đừng vì thấy sườn núi này khá thú vị mà quyết định trượt xuống bằng chân hoặc bằng mông. Có thể bạn tiếp đất an toàn nhưng ba lô của bạn thì rách tơi tả vì bạn đã mài nó xuống đất. Hãy trải nghiệm hết mình, nhưng cũng đừng hủy hoại trang bị của chính bạn.
 
Nâng niu trang bị của bạn
 
Đừng tiện tay mà quẳng ba lô ở bất cứ chỗ nào bạn ngồi. Kiểm tra nền đất trước khi dựng lều và đừng bao giờ mắc áo lên một bụi cây đầy gai. Hãy nâng niu trang bị của bạn như một món quà quý.

3. THƯỜNG XUYÊN KIỂM TRA / SỬA CHỮA TRANG BỊ

Có thể bạn thấy rất ngại phải lỗi trang bị ra lau chùi sửa chữa, nhưng cách đó sẽ giúp trang bị của bạn phát huy tối đa hiệu quả. Nếu trang bị của bạn đã dùng được một thời gian rồi, hãy kiểm tra và bảo quản lại trước khi bắt đầu chuyến đi mới. Hãy tự sửa những hỏng hóc nhỏ, nếu bạn sửa đúng cách chúng vẫn sẽ hoạt động tốt. Dưới đây là một số sản phẩm/mẹo gợi ý cho bạn:
 
Keo siêu dính
 
Keo siêu dính có thể dùng cho nhiều trang bị khác nhau, từ những lỗ kim bé xíu ở túi nước hay đệm ngủ, lỗ nhỏ trên quần áo, gia cố các đường may hay vá vết rách ở lều. Một tuýp keo với trọng lượng rất nhỏ sẽ không khiến bạn mệt mỏi gì khi mang nó theo cả.

 

bi-quyet-bao-quan-va-giu-gin-trang-bi-da-ngoai-wetrek.vn

 

 
Chống thấm nước
 
Các trang bị chống thấm nước sẽ mất dần khả năng này theo thời gian hay sau khi giặt nhiều lần. Để duy trì tính năng này, bạn nên dùng bình xịt chống thấm hoặc keo gắn dính. Đồng thời cân nhắc phủ lớp chống thấm nước cho cả giày, lều, túi đựng đồ hay ba lô của bạn.
 
Trang bị đi mưa hầu hết được xử lý với lớp phủ chống thấm nước DWR (Durable Waterproof Repellent). Lớp phủ DWR ngăn không cho nước thấm vào quần áo, tuy nhiên sẽ mất dần tác dụng do mài mòn, bụi bẩn, mồ hôi cơ thể, khói hay giặt rửa nhiều lần. Khói sẽ làm giảm khả năng của lớp phủ DWR, vì vậy hãy tránh xa lửa trại nếu bạn đang mặc quần áo chống thấm nước. Bạn có thể sẽ cần phải phủ hai lớp DWR để giữ trang bị đi mưa (và các sản phẩm chống thấm nước khác) thực sự chống thấm tốt. Đôi khi lau chùi đúng cách sẽ giúp khôi phục chức năng của lớp phủ này. Nếu nước không thấm vào quần áo, bạn có thể yên tâm. Nếu nước vẫn thấm qua, bạn cần phủ thêm một lớp chống thấm nữa..
 
Các mẹo sửa chữa trang bị trong và sau chuyến đi
 
Mang theo một bộ sửa chữa trang bị: Phòng khi trang bị của bạn không thể trụ được đến lúc kết thúc chuyến đi, hãy mang theo một bộ sửa chữa. Đảm bảo bộ sửa chữa có đủ những thứ bạn cần.
  • Băng dính:  Dụng cụ sửa chữa đa năng nhất. Băng dính có thể giải quyết rất nhiểu vấn đề, từ vết rách trên áo đến chuyện sửa khóa kéo bị kẹt.
  • Kim, chỉ/chỉ nha khoa: mang theo kim chỉ, vừa để khâu vá khi cần vừa là dụng cụ sinh tồn hữu hiệu. 
  • Miếng vá: một miếng vá là cách dễ dàng và tiết kiệm nhất để cứu vớt những trang  bị đắt tiền của bạn:
  • Miếng vá cho túi ngủ/đệm ngủ.
  • Miếng vá cho lều/trang bị đi mưa/tấm phủ lều.
  • Miếng vá cho lưới côn trùng - đặc biệt với lều có lưới chống côn trùng. Nếu vết rách trên lưới quá lớn, bạn có thể khâu luôn lại bằng kim và chỉ.
bi-quyet-bao-quan-va-giu-gin-trang-bi-da-ngoai-wetrek.vn

4. GIẶT SẠCH TRANG BỊ ĐÚNG CÁCH

Tất nhiên đồ bẩn thì cần phải giặt sạch, nhất là túi ngủ, ba lô và giày. Nếu bạn thường thám hiểm vùng hoang dã, đừng quên cọ rửa cả chai và túi nước. Có thể bạn rất ngại làm chuyện này nhưng giặt giũ sẽ giúp đồ của bạn bền hơn. Một chiếc bàn chải đánh răng cũ sẽ giúp bạn cọ rửa bụi bẩn thật sạch sẽ.
 
Đồ lót lông vũ
 
Lông vũ là nguyên liệu khá phổ biến với người đi dã ngoại. Áo khoác lông vũ, túi ngủ lông vũ, tất cả đều khá đắt tiền và bạn cũng cần giữ gìn nó cẩn thận hơn nhiều. Bạn nên giặt chúng cẩn thận, vì như thế chúng sẽ bền và căng hơn, giữ ấm tốt hơn.
 
Nếu quá ngại giặt tay, hãy giặt những đồ này với máy giặt cửa trước và sử dụng xà phòng trung tính, chuyên dụng cho đồ lót lông vũ. Xà phòng nhiều chất kiềm có thể làm mất lượng dầu tự nhiên của lông vũ, khiến đồ của bạn bị xẹp xuống và không thể giữ ấm tốt. Hãy giặt với nước lạnh và đảm bảo đã xả sạch xà phòng. Nên sấy đồ ở mức nhiệt thấp hoặc không dùng nhiệt. Bạn có thể bỏ vào máy sấy vài quả bóng tennis để đồ đạc khôi phục độ căng phồng.
  • KHÔNG: dùng chất tẩy màu, chất làm mềm vải, bàn là.
  • Lông vũ đâm ra bên ngoài: dùng tay ấn chúng vào. Lôi chúng ra sẽ khiến lỗ thủng to hơn.
Ba lô
 
Giặt ba lô nhẹ nhàng bằng tay với xà phòng trung tính khoảng 2-3 lần/năm. Tốt nhất hãy giặt ba lô trong bồn tắm hoặc chậu lớn cho thoải mái.
 
bi-quyet-bao-quan-va-giu-gin-trang-bi-da-ngoai-wetrek.vn

Giày
 
Chà sạch hết bùn đất, bụi bẩn bám bên ngoài giày, đặc biệt là phần đế. Với các vết bẩn khó đánh bay, hãy dùng xà phòng, tuy nhiên xả sạch với nước để tránh các hạt xà phòng bám lại. Phơi khô giày trong bóng râm và dùng keo dán dọc theo các đường may. Tháo đế trong ra và giặt riêng. Một miếng đế trong bẩn và ẩm sẽ khiến giày của bạn có mùi hoặc bị mốc.
 
Đệm ngủ
 
Bạn nên giặt sạch đệm ngủ thường xuyên. Nếu đệm có van  bơm hơi, nhớ đóng chặt van trước khi giặt. Dùng xà phòng trung tính và nước ấm để giặt. Chà kỹ, xả sạch và phơi khô.
 
Túi ngủ
 
Làm tương tự như hướng dẫn giặt đồ lót lông vũ, cho dù túi ngủ của bạn nhồi lông vũ hay sợi tổng hợp.
 
Bộ lọc nước
 
Bạn cần làm sạch thiết bị lọc nước thường xuyên để đảm bảo chúng lọc nước hiệu quả. Tốt nhất hãy tuân thủ chính xác hướng dẫn của nhà sản xuất. Thêm vào đó, hãy chọn nguồn nước sạch nhất có thể để lọc khi bạn đang ở giữa hành trình.
 
Chai nước/Túi nước
 
Rửa sạch chai/túi nước của bạn với nước sạch và xà phòng, sau đó treo lên và để khô. Nếu thấy có mốc hay mùi hôi, hãy dùng thuốc tẩy chuyên dụng pha loãng để xử lý. Bạn cũng có thể bỏ chúng vào ngăn đá tủ lạnh để tiêu diệt vi khuẩn gây mùi. Cũng có khá nhiều sản phẩm vệ sinh chuyên dụng cho túi nước.
 
Lều
 
Muốn vệ sinh lều, trước tiên hãy dựng nó lên. Rung lắc lều một chút để loại bớt bụi, sau đó xối nước ấm lên lều. Bạn không nên dùng xà phòng, có thể làm hỏng lớp chống nước của lều. Phơi khô trước khi gấp lại để tránh mốc và mùi hôi.
  • Với khóa kéo: sau một thời gian sử dụng, khóa kéo của lều có thể bị kẹt hoặc khó dùng. Hãy chà sạch khóa bằng bàn chải và nước, sau đó dung thêm một ít chất bôi trơn.
  • Tấm phủ: giặt sạch tấm phủ lều và cất trong một túi chống thấm nước khác.
bi-quyet-bao-quan-va-giu-gin-trang-bi-da-ngoai-wetrek.vn
 
Võng
 
Với võng làm từ vải dù nylon, chỉ nên giặt bằng máy giặt với nước lạnh và một chút xà phòng trung tính, sau đó treo trên dây phơi khô.

5. CẤT GIỮ TRANG BỊ ĐÚNG CÁCH

Nếu bạn định ở nhà trong một thời gian dài, hãy cất trang bị đúng chỗ, đúng cách. Như thế đồ đạc của bạn vẫn sẽ y nguyên cho tới lúc bạn lấy ra dùng lần tiếp theo. Tốt nhất, bạn  nên rửa sạch và cất trang bị ngay khi trở về nhà.

 

Các trang bị ướt cần phơi khô trước khi đem cất. Treo chúng lên để loại hết hơi ẩm. Nếu bạn mang theo đồ ướt, ẩm mốc và mùi hôi sẽ ám hết lên những đồ đạc khác. Lều rất dễ bị mốc nếu bạn cất vào túi mà chưa phơi khô hoàn toàn. Cẩn thận một chút để tránh những vết mốc đáng ghét.

 

 
Túi ngủ
 
Không cất tủi ngủ bằng cách nhồi vào một cái túi. Treo túi ngủ vào tủ quần áo hoặc trong túi đựng đồ giặt cỡ lớn.
 
Đệm ngủ
 
Đừng vì tiết kiệm không gian mà gấp hay ép đệm ngủ lại. Chúng sẽ bền hơn nếu bạn trải chúng ra tự nhiên và để mở van (nếu là đệm bơm hơi). Như thế hơi ẩm sẽ không bị kẹt lại và gây mốc.
 
Lều
 
Hãy gấp lại cẩn thận, KHÔNG  nhồi nhét vô tội vạ. Đấy thực sự là một thói quen xấu. Việc nhét lều vào túi một cách không cẩn thận sẽ hình thành vô số nếp gấp nhỏ, vải lều sẽ bị chà xát mạnh hơn và hút ẩm nhiều hơn khi bạn gấp lại tử tế. Tuy nhiên cũng không nên luôn luôn gấp lều theo nếp sẵn, vì như thế dần dần sẽ làm hỏng vải lều ở vị trí nếp gấp. Tốt nhất bạn nên gấp lều theo nhiều cách khác nhau trong mỗi lần.
 
Không cất đồ trong nhà kho
 
Hãy cất giữ trang bị của bạn ở nơi khô ráo, thoáng mát.
 
Cất đồ trong hộp nhựa màu
 
Các hộp nhựa màu có nắp không chỉ giúp đồ đạc của bạn gọn gàng, chúng còn bảo vệ trang bị khỏi ánh nắng mặt trời, tia UV, bụi bẩn và nước. (Tia UV có thể làm hỏng lớp phủ chống nước trên nhiều trang bị).
 
Túi nước
 
Khi không sử dụng, hãy tháo vòi và van cắn của túi nước để túi được thoáng khí.
 
bi-quyet-bao-quan-va-giu-gin-trang-bi-da-ngoai-wetrek.vn

6. MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC

Đừng làm mất trang bị
 
Nghe có vẻ hiển nhiên, thế nhưng đây lại là điều bạn nên ghi nhớ nhất. Nếu bạn đang đọc những dòng này, hẳn bạn rất quan tâm đến trang bị của mình. Tuy nhiên dọc đường đi, có rất nhiều thời điểm bạn có thể làm mất đồ đạc của mình. Điều đấy chưa bao giờ là vui cả. LUÔN LUÔN kiểm tra lại lều, túi ngủ, chỗ cắm trại, nhà nghỉ, chỗ ngồi trước khi rời đi.
 
Đừng dùng lửa để hong khô đồ đạc
 
Lửa trại có thể làm chảy keo dán hay thậm chí làm cháy đồ đạc của bạn, vậy nên đừng thử. Hãy mua một số phụ kiện để giữ trang bị của bạn được bền hơn.
  • Với lều: Hãy mua tấm trải lều. Một tấm trải sẽ giúp sàn lều không bị chà xát mạnh hay bị hỏng lớp chống nước.
  • Với túi ngủ: Sử dụng lớp phủ cho lớp lót trong của túi ngủ, như thế túi ngủ sẽ luôn căng và không bị thấm hơi ẩm hay mồ hôi của bạn.
Đừng cho mượn đồ lung tung
 
Cho bạn bè mượn đồ để dùng là một chuyện đáng quý. Tuy nhiên, phần lớn người mượn lại là những người mới đi dã ngoại những lần đầu, vì khi đó học chưa sắm được trang bị cho mình. Và cũng vì thế, họ chưa có nhiều kinh nghiệm hay kiến thức giữ gìn những trang bị này. Nếu bạn không muốn nhận lại đồ của mình trong tình trạng tơi tả, hay giới thiệu bạn bè đến các cửa hàng cho thuê trang bị dã ngoại. Hoặc chỉ cho người bạn có thể tin tưởng mượn, hoặc để họ đọc bài viết này thật kỹ trước đã.

 

DUKI Hoàng

 

Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Chọn Giày Leo Núi hay Giày Chạy Trail: Cuộc So Găng Ác Liệt

[WeTrekology] Chọn Giày Leo Núi hay Giày Chạy Trail: Cuộc So Găng Ác Liệt

Chọn giày leo núi hay giày chạy địa hình (giày chạy trail) luôn là câu hỏi khó. Thưc ra câu trả lời từ WeTrek đơn giản là: cả giày leo núi và giày chạy trail đều sẽ giúp bạn chinh phục những cung đường mòn, nhưng đi đâu, khi nào đi và cách đi ảnh hưởng đến sự lựa chọn của bạn.
[WeTrekology] Một Số Mẹo Khi Chọn Mua Thùng Đá

[WeTrekology] Một Số Mẹo Khi Chọn Mua Thùng Đá

Bạn cũng cần để ý tới vấn đề cách nhiệt khi chọn thùng đá; độ dày các thành thùng đá là bao nhiêu? Nếu có thể bạn hãy xem mẫu thành trong của thùng đá để kiểm tra chất lượng cách nhiệt thực tế khi sử dụng. Bạn không nên quên rằng nhiệt nóng ở ngoài thùng đá có thể lọt vào thùng thông qua nắp thùng, chứ không chỉ qua thành thùng, vậy nên hãy đảm bảo chiếc thùng đá bạn định chọn được được cách nhiệt ở nắp.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chụp Ảnh Đẹp Bằng Điện Thoại Khi Đi Dã Ngoại

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chụp Ảnh Đẹp Bằng Điện Thoại Khi Đi Dã Ngoại

Chụp ảnh bằng điện thoại khá nhanh và dễ dàng: mở ứng dụng camera, chọn và nhấn. Nhưng, khi bạn xem lại các bức ảnh của mình từ những chuyến thám hiểm ấy, bạn có thể muốn chia sẻ vài bức trong số chúng hoặc đăng lên tường của bạn. WETREK.VN hướng dẫn bạn 7 mẹo để có được những bức ảnh chụp ngoài trời bằng điện thoại đẹp hơn.
[WeTrekology] Niềm Vui Mà Chủ Nghĩa Tối Giản Khi Tham Gia Outdoor Mang Lại

[WeTrekology] Niềm Vui Mà Chủ Nghĩa Tối Giản Khi Tham Gia Outdoor Mang Lại

Bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều bạn có thể làm mà không cần nhiều đồ dùng. Đó là triết lý nhiều hơn công thức. Nhưng khi bạn đi cắm trại trong các khu bảo tồn vật chất và tinh thần để đi bộ đến đường băng để ngắm mặt trời lặn, nó sẽ đáng nhớ hơn nhiều so với việc có chất khử mùi, đồ ngủ, hoặc nồi và chảo. Tôi đảm bảo điều đó. Nếu tôi sai, tôi sẽ gửi cho bạn một đôi găng tay nấu ăn hoàn toàn mới.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Lựa Chọn Đồ Công Nghệ Hỗ Trợ Tập Fitness

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Lựa Chọn Đồ Công Nghệ Hỗ Trợ Tập Fitness

Bạn muốn tập luyện hiệu quả hơn? Một thiết bị quản lí tập luyện - hay còn gọi là “đồ công nghệ đeo trên người”, ví dụ như thiết bị giám sát chuyển động, điện thoại thông minh, máy đo nhịp tim hay đồng hồ GPS có thể giúp mọi người năng tập tành hơn.Được thiết kế với các tính năng đa dạng từ đếm thời gian cho tới tua tốc độ quay hay các tính năng phức tạp hơn như đo tốc độ, khoản cách và nhịp tim giúp bạn phân tích, theo dõi và chia sẻ lên điện thoại hay máy tính.
Giới Thiệu Về Thương Hiệu Lowe Alpine

Giới Thiệu Về Thương Hiệu Lowe Alpine

Lowe Alpine là thương hiệu balo nổi tiếng của Mỹ có nguồn gốc ở Colorado - được sáng lập bởi hai nhà leo núi Jeff Lowe và Greg Lowe vào năm 1967. Trong hơn 50 năm phát triển, từ những kinh nghiệm của chính mình, Lowe Alpine đã dần thiết kế và hoàn thiện nên những chiếc balo có trọng lượng thấp, độ bền cao và chống thấm tốt giúp khách hàng khi di chuyển không cảm thấy cồng kềnh, đồng thời khắc phục được các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết trong quá trình leo núi.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc