[WeTrekology] Hướng dẫn lựa chọn đế đinh cho giầy leo núi

Ngày đăng 14/08/2021 06:09 PM - 4.602 lượt xem
Đế đinh là trang bị an toàn cần thiết khi đi trên địa hình băng tuyết. Với một đôi đế đinh, bạn có thể băng qua các sông băng, đi ngược lên sườn núi tuyết, leo trên thác băng hoặc núi đá tuyết phủ. Do những người leo núi hoặc thác băng ngày nay thường mang giầy da hoc da nhân tạo (chứ không phải giầy nhựa leo núi nữa), nên đế đinh chủ yếu có dạng phẳng và kết cấu bán cố định. Nhờ các thiết kế cũng như công nghệ sản xuất mới, đế đinh ngày càng gọn nhẹ hơn và hữu dụng hơn.
 
huong-dan-chon-de-dinh-leo-nui-wetrek.vn

Chọn chiếc đế đinh thích hợp cho mình

Đế đinh ngày nay được chia theo loại hình hoạt động. Loại siêu nhẹ thường được dùng để đi lại thông thường trên tuyết. Các loại truyền thống hơn thì được dùng khi đi dã ngoại vùng tuyết hoăc sông băng, leo núi băng (sử dụng rìu phá băng) hoặc leo núi chuyên nghiệp. Các loại đế đinh dùng để leo thác băng hoặc cho địa hình băng đá thì càng chuyên nghiệp hơn.

Bạn có thể tham khảo bảng sau để tìm loại đế đinh thích hợp cho mình:
 
Hoạt động Chất liệu đinh Kiểu đinh mũi Kết cấu Loại dây Số lượng đinh
Đi bộ trên tuyết Nhôm/
Thép
Đinh ngang cố định Linh hoạt
(đai giữa lò xo)
Dây buộc 8 hoặc 10
Leo núi nói chung Thép Đinh ngang cố định Bán cố định Dây buộc, kết hợp hoặc dây dọc 10
Leo núi chuyên nghiệp Thép Đinh ngang cố định Bán cố định Dây buộc, kết hợp hoặc dây dọc 12
Leo thác băng/địa hình băng đá Thép Đinh dọc không cố định Bán cố định Dây dọc hoặc kết hợp 14 đinh hoặc hơn

Phần chân đế

Chất liệu đế

Đế thép là lựa chọn tốt nhất để leo núi nói chung, do chúng rất bền chắc, thích hợp cho địa hình băng tuyết, dốc đứng và yêu cầu kỹ thuật cao.

Đế thép không gỉ vừa có khả năng chống ăn mòn, hư hỏng do thời tiết, vừa có sức bền từ chất liệu thép.

Đế nhôm rất thích hợp nếu bạn muốn leo núi và trượt xuống từ trên đỉnh. Trọng lượng nhẹ sẽ giúp bạn leo lên nhanh hơn, nhưng chúng rất nhanh hỏng nếu gặp phải đá, so với loại đế thép.
 
Hình dáng chân đế

Trước đây, đế đinh thường có dáng dọc vì thường được dùng với ủng nhựa. Tuy nhiên, khi người leo núi dần chuyển qua dùng giầy da giữ nhiệt, đế đinh cũng thay đổi theo. Ngày nay, tất cả các loại đế đinh đều có dạng phẳng. Hình dáng này cho phép bạn bước đi linh hoạt hơn, và vì chân đế phẳng dẹt, bàn chân của bạn sẽ gần mặt đất/băng hơn và giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn. Đế phẳng cũng bám tuyết tốt hơn nữa.
 
Trọng lượng đế

Đế nhôm chắc chắn là loại nhẹ nhất, nhưng điều đó đồng nghĩa với độ bền sẽ giảm đi. Nếu bạn chỉ đi dã ngoại hoặc leo núi thông thường, đế nhôm là một lựa chọn tốt. Chỉ cần nhớ tránh các tuyến đường có địa hình băng đá.

Kết cấu

huong-dan-chon-de-dinh-leo-nui-wetrek.vn

Mặc dù đế đinh cố định và đế đinh dùng chốt vẫn được bày bán, nhưng phần lớn các loại đế đinh ngày nay đều được thiết kế theo kiểu bán cố định. Thiết kế này cho phép đế đinh phát huy tác dụng tối đa trong hầu hết các trường hợp. Nó vừa đủ linh hoạt để đi bộ trên tuyết nhưng cũng đủ chắc chắn khi bạn cần leo trèo.

Một số loại đế đinh cho phép điều chỉnh dây đai giữa (dây nối giữa phần đế ức chân và gót chân), biến đế đinh từ dạng bán cố định thành dạng linh hoạt, rất tiện lợi khi đi trên tuyết và giảm nguy cơ bị đóng băng.
 
Đế đinh bán cố định dễ dàng điều chỉnh hơn kiểu cố định đã cũ, và có thể dùng với nhiều loại giầy khác nhau. Nếu đế giầy cong, bạn có thể dùng dây đai giữa cong để chúng vừa vặn với nhau. Hoặc bạn có thể thay dây đai giữa dài hơn hoặc loại cơ động (có lò xo thép), tùy theo loại giầy và cỡ giầy bạn mang.

Lưu ý: Đế đinh bán cố định sẽ chia ra chân trái/chân phải, căn cứ vào hình dáng của dây đai giữa.

Kiểu dây

Đế đinh được gắn với giầy chủ yếu bằng 3 cách sau đây. Nếu bạn đi giầy loại lớn (ở địa hình núi cao hoặc khí hậu cực lạnh), hãy thử mang đế đinh với giầy trước khi đi, vì giầy quá to có thể sẽ không vừa với đế. Một số nhà sản xuất có thiết kế thêm dây buộc để sử dụng được với giầy trượt tuyết lớn.
 
huong-dan-chon-de-dinh-leo-nui-wetrek.vn Kiểu kết hợp
 
Còn gọi là đế đinh bán dọc, kiểu dây buộc này gồm một thanh chốt ở gót và ngàm giữ chân. Để sử dụng, bạn cần mang giầy đế cứng, có viền gót để gá chốt. Tuy nhiên, ngàm giữ chân lại không cần đến viền mũi. Chúng cũng rất dễ để đeo vào khi mang găng tay, do bạn không cần cạo sạch viền giầy và lựa dây cẩn thận. Chỉ cần xỏ chân vào và thả chốt gót là xong.
 
 
Kiểu dây dọc

Ở kiểu dây này, một dây đai sẽ giữ ức chân, trong khi dây quai hậu có chốt chỉnh sẽ gắn chặt đế vào gót giầy. Nếu giầy và đế vừa với nhau, đế sẽ gắn rất chắc với giầy. Đây cũng là một loại đế đinh rất dễ sử dụng khi đeo găng tay và có nhiều tuyết. Với kiểu dây dọc, giầy cần phải có đế cứng, với phần viền mũi và viền gót ít nhất 1 cm (⅜ inch). Thường kiểu dây này có kèm theo một dây buộc quanh mắt cá. Một ưu điểm khác của kiểu dây dọc là bạn có thể chỉnh vòng giữ chân để thay đổi chiều dài đinh mũi cho phù hợp với địa hình. Đế đinh dây dọc thường được dùng khi leo núi tuyết với giầy trượt tuyết cao cổ.

huong-dan-chon-de-dinh-leo-nui-wetrek.vn
 
 
huong-dan-chon-de-dinh-leo-nui-wetrek.vn
 
Kiểu dây buộc

Kiểu dây này thường có một cặp dây vải nylon trên mỗi đế. Ưu điểm của kiểu dây này đó là có thể vừa với bất kỳ loại giầy nào (chỉ cần đảm bảo dây đai giữa đủ dài với giầy của bạn). Mặc dù mất thời gian để đeo hơn các kiểu dây khác, nó vẫn có thể buộc đủ chắc để bạn leo lên các dốc băng. Đây cũng là lựa chọn tốt nếu bạn muốn dùng nhiều loại giầy mà không cần đổi đế. Tuy nhiên, kiểu dây buộc này không ôm sát bằng kiểu dây dọc - bạn có thể cảm thấy giầy bị xê dịch một chút so với đế.
 

Đinh bám

Số lượng đinh

Hầu hết các loại đế đinh có từ 10 đến 12 đinh. Bạn có thể muốn đinh được gắn chặt một chỗ (bên dưới bàn chân mình và chạy dọc theo thân giầy), hoặc bạn muốn chỉnh được vòng dây trước để căn chỉnh độ dài của đinh mũi. Ngày nay, một số mẫu đế đinh cao cấp được trang bị đinh lưỡi cưa, cho phép bám chắc chắn ngay cả khi đinh không xuyên qua tuyết hoặc băng.
 
Vì đế đinh có thể được sử dụng để đi trên tuyết, leo núi hay thậm chí chinh phục các cung đường băng đá, số lượng đinh trên đế (và độ cứng) cũng thay đổi theo.
  • Hầu hết các loại đế 10 đinh thích hợp để đi trên tuyết và sông băng. Bạn có thể sử dụng chúng để leo lên triền núi lửa hoặc chinh phục tuyến đường Haute.
  • Đế đinh dành cho leo núi băng chuyên nghiệp hoặc địa hình hỗn hợp cần đinh mũi chắn chắn hơn, thường có thể căn chỉnh và thay thế được. Một số loại đế đinh chuyên leo thác băng thậm chí có thể chỉnh độ dài ngay trên đinh mũi.
Đế đinh chuyên leo thác băng có thể chuyển đổi giữa đinh mũi đôi, đinh mũi đơn hoặc đinh mũi đơn dạng lệch. Người leo núi cũng có thể chỉnh góc đâm của đinh cho sâu hơn khi leo núi đá, vì khi đó chân cần bám thật chắc chắn vào núi (thương tự như khi leo núi băng dựng đứng)
 
Với leo núi nói chung, số lượng đinh ít hơn sẽ dễ bước đi hơn. Với leo núi chuyên nghiệp, bạn sẽ muốn đinh mũi của mình dài hơn. Hầu hết các loại đế đinh chuyên dụng dây dọc có thể điều chỉnh vòng dây trước và đinh mũi được, nên bạn có thể căn chỉnh lại cho phù hợp dù bạn leo bộ hoặc leo núi.
 
Đinh mũi
 
Là (những) đinh bám hướng ra phía trước của đế đinh.
  • Đinh ngang: dạng đinh này thích hợp với hầu hết các kiểu leo núi hoặc leo trên băng tuyết
  • Đinh dọc: dạng đinh này thường được dùng cho thác băng dốc đứng và leo núi địa hình hỗn hợp. Nó có thể dễ dàng đâm xuyên qua các kẽ nứt, căn chỉnh chiều dài và thay thế được. Một số đế đinh chuyên dụng còn có đinh mũi phụ giúp tăng độ bám dính.
  • Đinh đơn: là loại phổ biến khi leo thác băng và leo núi địa hình hỗn hợp. Những yêu cầu đặc biệt của những kiểu leo núi này (và cả điều kiện địa hình) cần tới loại đế đinh thích hợp nhất để có thể hoàn thành chặng leo.
uong-dan-chon-de-dinh-leo-nui-wetrek.vn
 
Loại tháo rời và loại không tháo rời
 
Đinh cũng có thể tháo rời (căn chỉnh được) hoặc không tháo rời (cố định)

Với đinh tháo rời, bạn có thể thay thế hoặc điều chỉnh độ dài của đinh để phù hợp với hoạt động bạn sẽ tham gia. Nếu lộ trình có nhiều đoạn địa hình hỗn hợp và bạn có thể cần thay thế vài chiếc đinh, hãy chọn loại đinh này.
 
Trong khi đinh không tháo rời bạn có thể mài sắc được, chúng lại có thời gian sử dụng ngắn hơn. Đế nguyên khối thì thường nhẹ hơn các loại khác. Tuy vậy, do không có bộ phận chuyển động, bạn không cần phải lo lắng xem có con ốc nào bị lỏng hay không.

Sự tương thích giữa giầy và đế đinh

Sự tương thích giữa giầy và đế đinh rất quan trọng cho việc đế đinh hoạt động hiệu quả và an toàn hay không. Kiểu giầy sẽ quyết định kiểu dây buộc nào bạn nên chọn. Ví dụ, đế đinh dây buộc siêu nhẹ sẽ hợp với giầy leo núi siêu nhẹ, nhưng sẽ không thể dùng để leo núi chuyên nghiệp hoặc leo núi băng được. Hoặc đế đinh dùng với giầy đế mềm sẽ không thể chắc chắn bằng một đôi giầy đế cứng.

Bạn có thể sử dụng các mẹo sau để cân nhắc kỹ càng hơn.

Quyết định loại giầy bạn sẽ mang. Liệu đó sẽ là giầy đế mềm, nửa mềm hoặc đế cứng? Giầy có viền mũi, viền gót hay không? Nếu bạn chỉ có những đôi đế mềm và không viền mũi, có lẽ bạn cần một đôi giầy khác nếu bạn định dùng kèm với đế đinh leo núi chuyên dụng.
 
Loại hoạt động bạn sẽ tham gia? Với leo núi chuyên nghiệp hoặc leo núi băng, hãy nhìn vào phần mũi và gót giầy. Bạn có thể chọn các kiểu dây buộc đế khác nhau. Nếu để leo bộ chứ không phải leo núi, hãy chọn loại đế đơn giản với kiểu dây buộc. Nếu dùng kiểu dây dọc, bạn sẽ cần giầy đế cứng cùng với viền mũi hoặc viền gót thật dày.
 
Chọn độ mềm của đế giầy tương đương với độ mềm của đế đinh. Với giầy đế mềm, hãy chọn loại đế đinh có đai giữa linh hoạt. Bạn có thể mang đế đinh nhôm với giày sneaker (và kiểu dây buộc) để leo núi nhẹ nhàng hoặc vượt sông băng, chỉ cần nhớ giầy và đế đinh phải có độ linh hoạt như nhau.
 
Mang theo giầy khi mua đế đinh. Đây là một giải pháp thông minh để đảm bảo đế sẽ vừa với giầy. Nhớ rằng dây đai giữa phải phù hợp với độ mềm, hình dáng và chiều dài đế giầy. Người leo núi thường chỉ căn chỉnh lại một chút, ví dụ như chỉnh vòng dây trước, để đảm bảo thật vừa vặn.

Nếu không chắc chắn lắm, hãy chọn kiểu dây buộc. Kiểu dây này vừa với hầu hết các loại giầy, và chắc chắn sẽ ít gặp phải trường hợp đế không vừa giầy hơn.

Phụ kiện cho đế đinh

Tấm đế chống bám tuyết: mọi đế đinh đều kèm theo một tấm chống bám tuyết (thường làm từ nhựa ABS) để tránh tuyết bám cứng vào mặt dưới đế đinh, cực kỳ quan trọng nhằm tránh mất độ bám của đế. Đế chống bám tuyết  được Liên đoàn Leo núi Quốc tế UIAA (the International Mountaineering and Climbing Federation) khuyên dùng.

Túi đựng đế đinh và đầu bọc đinh: giữ cho balo và người bạn không bị đầu đinh sắc nhọn cứa vào bằng đầu nhựa bọc đinh hoặc túi đựng làm từ vải nylon chống rách. Túi đựng có thể dễ dàng sử dụng và mang theo, trong khi đầu bọc nhựa lại nhỏ gọn và giá thành rất rẻ.
 
Xà cạp: ngoài túi đựng đế đinh, bạn có thể dùng thêm một cặp bọc ống chân để bảo vệ ống quần và cẳng chân không bị đinh cứa hay chọc vào.
 
Phụ tùng thay thế: bạn có thể mua thêm dây đai giữa thay thế cho hầu hết các loại đế đinh, để điều chỉnh độ linh hoạt hoặc nới rộng chiều dài đế cho vừa với giầy. Nếu bạn đi dã ngoại tới vùng hẻo lánh, tốt nhất hãy mang thêm vòng giữ chân và gót, ốc vít và dây đai giữa để thay khi cần.

Bảo quản đế đinh

Nếu là loại chuyên dụng cho leo núi, đế đinh có thể chịu được khi sử dụng để đi lại hay leo trèo trên địa hình hỗn hợp băng đá. Tuy nhiên có một vài mẹo nhỏ để bạn có thể bảo quản và giữ chúng hoạt động tốt nhất.
 
Kiểm tra kiểu dây
 
Điều đầu tiên, hãy kiểm tra lại đế đinh kỹ càng trước khi mang vào.
  • Kiểm tra các con ốc và đinh vít xem có bị lỏng không, siết lại nếu cần.
  • Kiểm tra lại dây buộc và chốt xem còn sử dụng được không.
  • Đảm bảo rằng vòng giữ chân/gót vẫn giữ nguyên hình dạng và vừa với kiểu giầy.
  • Kiểm tra độ vừa vặn giữa đế đinh và giầy: liệu viền giầy còn đủ để lắp vòng giữ chân và gót không?
  • Đem theo cờ lê, dây buộc và phụ tùng thay thế như ngàm giữ chân, dây hoặc ốc vít.
Mài sắc lại đinh

Đinh trên đế có thể cần mài lại sau khi sử dụng, đặc biệt nếu bạn đã dùng chúng trên địa hình núi đá.
  • Sử dụng thanh mài phẳng (loại cầm tay), đảm bảo rằng bạn mài phẳng theo đúng chiều của rãnh mài.
  • Không sử dụng máy mài, vì nó sẽ làm đinh nóng lên và có thể bị yếu đi do thay đổi nhiệt độ chất liệu.
  • Mài cạnh và mũi đinh sắc nhất có thể, cẩn thận để giữ đinh được thẳng.
  • Bẻ thẳng lại các chỗ cong nếu có thể.
Cẩn thận khi sử dụng

Đinh trên đế sắc hơn có thể xuyên qua và bám trên băng tốt hơn, nhưng cũng có thể cứa đứt quần áo, da hoặc dây an toàn của bạn. Bạn có thể dùng thêm một số đồ bảo hộ như:
  • Túi đựng đế đinh: là giải pháp tiện lợi nhất, thường được làm từ vải nylon chống rách.
  • Đầu nhựa bọc đinh: gọn nhẹ hơn, giá rẻ hơn.
huong-dan-chon-de-dinh-leo-nui-wetrek.vn
Cất giữ
 
Lau khô đế đinh trước khi cất đi. Nếu bạn dự định sẽ không sử dụng trong thời gian dài, phun thêm một lớp xịt dầu hoặc chất bôi trơn.

DUKI Hoàng

 

Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Chọn Giày Leo Núi hay Giày Chạy Trail: Cuộc So Găng Ác Liệt

[WeTrekology] Chọn Giày Leo Núi hay Giày Chạy Trail: Cuộc So Găng Ác Liệt

Chọn giày leo núi hay giày chạy địa hình (giày chạy trail) luôn là câu hỏi khó. Thưc ra câu trả lời từ WeTrek đơn giản là: cả giày leo núi và giày chạy trail đều sẽ giúp bạn chinh phục những cung đường mòn, nhưng đi đâu, khi nào đi và cách đi ảnh hưởng đến sự lựa chọn của bạn.
[WeTrekology] Một Số Mẹo Khi Chọn Mua Thùng Đá

[WeTrekology] Một Số Mẹo Khi Chọn Mua Thùng Đá

Bạn cũng cần để ý tới vấn đề cách nhiệt khi chọn thùng đá; độ dày các thành thùng đá là bao nhiêu? Nếu có thể bạn hãy xem mẫu thành trong của thùng đá để kiểm tra chất lượng cách nhiệt thực tế khi sử dụng. Bạn không nên quên rằng nhiệt nóng ở ngoài thùng đá có thể lọt vào thùng thông qua nắp thùng, chứ không chỉ qua thành thùng, vậy nên hãy đảm bảo chiếc thùng đá bạn định chọn được được cách nhiệt ở nắp.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chụp Ảnh Đẹp Bằng Điện Thoại Khi Đi Dã Ngoại

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chụp Ảnh Đẹp Bằng Điện Thoại Khi Đi Dã Ngoại

Chụp ảnh bằng điện thoại khá nhanh và dễ dàng: mở ứng dụng camera, chọn và nhấn. Nhưng, khi bạn xem lại các bức ảnh của mình từ những chuyến thám hiểm ấy, bạn có thể muốn chia sẻ vài bức trong số chúng hoặc đăng lên tường của bạn. WETREK.VN hướng dẫn bạn 7 mẹo để có được những bức ảnh chụp ngoài trời bằng điện thoại đẹp hơn.
[WeTrekology] Niềm Vui Mà Chủ Nghĩa Tối Giản Khi Tham Gia Outdoor Mang Lại

[WeTrekology] Niềm Vui Mà Chủ Nghĩa Tối Giản Khi Tham Gia Outdoor Mang Lại

Bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều bạn có thể làm mà không cần nhiều đồ dùng. Đó là triết lý nhiều hơn công thức. Nhưng khi bạn đi cắm trại trong các khu bảo tồn vật chất và tinh thần để đi bộ đến đường băng để ngắm mặt trời lặn, nó sẽ đáng nhớ hơn nhiều so với việc có chất khử mùi, đồ ngủ, hoặc nồi và chảo. Tôi đảm bảo điều đó. Nếu tôi sai, tôi sẽ gửi cho bạn một đôi găng tay nấu ăn hoàn toàn mới.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Lựa Chọn Đồ Công Nghệ Hỗ Trợ Tập Fitness

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Lựa Chọn Đồ Công Nghệ Hỗ Trợ Tập Fitness

Bạn muốn tập luyện hiệu quả hơn? Một thiết bị quản lí tập luyện - hay còn gọi là “đồ công nghệ đeo trên người”, ví dụ như thiết bị giám sát chuyển động, điện thoại thông minh, máy đo nhịp tim hay đồng hồ GPS có thể giúp mọi người năng tập tành hơn.Được thiết kế với các tính năng đa dạng từ đếm thời gian cho tới tua tốc độ quay hay các tính năng phức tạp hơn như đo tốc độ, khoản cách và nhịp tim giúp bạn phân tích, theo dõi và chia sẻ lên điện thoại hay máy tính.
Giới Thiệu Về Thương Hiệu Lowe Alpine

Giới Thiệu Về Thương Hiệu Lowe Alpine

Lowe Alpine là thương hiệu balo nổi tiếng của Mỹ có nguồn gốc ở Colorado - được sáng lập bởi hai nhà leo núi Jeff Lowe và Greg Lowe vào năm 1967. Trong hơn 50 năm phát triển, từ những kinh nghiệm của chính mình, Lowe Alpine đã dần thiết kế và hoàn thiện nên những chiếc balo có trọng lượng thấp, độ bền cao và chống thấm tốt giúp khách hàng khi di chuyển không cảm thấy cồng kềnh, đồng thời khắc phục được các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết trong quá trình leo núi.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc