[WeNews] 10 điểm tài xế cần lưu ý khi chạy đường đèo

Ngày cập nhật 18/10/2019 02:50 PM - 1.909 lượt xem
Độ cong, độ dốc tạo nên sự hiểm trở của những cung đường đèo. Hãy tự trang bị những kỹ năng an toàn cho bản thân khi di chuyển trên đường đèo.

Với hơn 40% diện tích lãnh thổ là đồi núi, Việt Nam có sự đa dạng về sinh thái cũng như nhiều cảnh đẹp. Bên cạnh đó, đồi núi cũng mang đến những cung đường đèo đầy nguy hiểm.
 
Để tránh những tai nạn đáng tiếc, tài xế cần tuân thủ luật giao thông cũng như tự trang bị các kỹ năng lái xe an toàn ở các đoạn đường đèo, vùng đồi núi. 10 lưu ý sau đây có thể giúp bạn an toàn vượt qua những cung đường đèo hiểm trở.
 
1. Kiểm tra phanh, lốp trước mỗi chuyến đi
 
Đối với xe khách nói riêng và các phương tiện giao thông nói chung, phanh là một trong những bộ phận quan trọng nhất của xe, ảnh hưởng đến sự an toàn của xe. Cần kiểm tra dầu phanh và các dây dẫn dầu để bộ phận này luôn ở trong tình trạng tốt nhất.
 
Đối với dầu phanh, cần thay mới sau một thời gian sử dụng để cho hiệu suất phanh tốt nhất. Bạn cũng nên kiểm tra tương tự với lốp xe. Bề mặt và áp suất lốp cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất vận hành của xe. Luôn trang bị sẵn lốp dự phòng.

Áp suất lốp cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất vận hành của xe. Ảnh: SH-TC

2. Nắm rõ nguyên lý chuyển động của xe trên đường cong nói chung
 
Để giữ an toàn trên đường đèo hay đường cong nói chung, tài xế cần nắm rõ nguyên lý chuyển động của xe trên loại đường này. Khi vào đường cong, trên xe sẽ tồn tại 2 loại chuyển động: chuyển động của bánh xe và chuyển động của thân xe theo quán tính.
 
Nếu 2 chuyển động này bị lệch hướng, xe sẽ bị trượt đi một cách mất kiểm soát. Vì vậy, hãy di chuyển với tốc độ đều, tăng tốc hoặc giảm tốc đột ngột trên đèo có thể khiến xe bạn rơi xuống vực.
 
3. Giảm tốc độ trước khi vào khúc cua

Các ngọn đèo trên khắp thế giới sẽ có những đoạn đường thẳng đan xen với những đoạn đường cong (khúc cua). Do ức chế vì chạy quá chậm trong đường cong nên khi ra đoạn đường thẳng, một số tài xế ra sức đạp ga. Thói quen này vô cùng nguy hiểm.
 
Nếu bạn tăng tốc quá nhanh trên đường thẳng, đến đoạn đường cong tài xế bất ngờ, đánh lái gấp thì xe sẽ bị trượt. Nên nhớ, đoạn đường thẳng thường là cạm bẫy và hãy giảm tốc khi thấy biển báo hiệu đường cong ở phía trước.

Hãy giảm tốc khi thấy biển báo hiệu đường cong ở phía trước. Ảnh: Driving Tests
 
4. Tạo góc lái rộng nhất có thể khi vào cua

Bên cạnh việc giảm tốc, tài xế cần tạo góc lái đủ rộng để không phải đánh lái quá gắt, có thể va quẹt vào núi hay ta-luy. Ví dụ, nếu gặp cua bên phải thì hãy di chuyển sang trái đôi chút rồi mới đánh lái sang phải, giữ đều vận tốc và vô-lăng để tránh tình trạng xe bị trượt mất kiểm soát. Sau đó, bạn có thể thoát ra đoạn cua một cách dễ dàng.
 
5. Hạn chế lấn sang làn đường ngược lại khi vào cua

Đa số các đoạn đường đèo thường chỉ có 2 làn cho cả 2 chiều đi. Vì vậy, khi vào cua, các tài xế thường lấn sang làn đường đối diện để mở rộng góc lái. Nếu thiếu quan sát, tài xế có thể gây ra vụ đâm xe trực diện ngay tại khúc cua.
 
Tài xế cần bấm còi và quan sát các gương cầu lồi đặt ngay góc cua để quyết định góc lái như thế nào. Hiện nay, các đoạn cua thường được làm rộng để hạn chế việc lấn làn mở rộng góc lái.

Đa số các đoạn đường đèo thường chỉ có 2 làn cho cả 2 chiều đi. Ảnh: Drive the Dales

6. Hạn chế tăng tốc đột ngột khi ra khỏi khúc cua
 
Tài xế nên hạn chế tăng tốc đột ngột khi chuẩn bị ra khỏi khúc cua vì có thể khiến xe bị trượt và mất lái. Tuy nhiên, tài xế có thể tăng tốc nhanh dần đều khi đã đảm bảo an toàn.
 
7. Xử lý khi xe bị trượt ở khúc cua
 
Khi chân ga, phanh và vô-lăng không hoạt động theo ý bạn, đó là lúc xe bạn đã bị trượt. Ngay lúc này, cần bỏ chân ra khỏi phanh và ga để xe tự giảm tốc độ nhờ lực phanh của động cơ. Những hành động lúc hoảng loạn như đạp phanh gấp hay đạp ga sẽ khiến xe bạn nhanh lao xuống vực hơn.
 
Tay vẫn giữ nhẹ vô-lăng nhưng lưu ý đừng bẻ lái đột ngột, tình trạng sẽ thêm tệ hại. Khi bạn cảm nhận xe đã chậm dần, hãy đạp nhẹ chân phanh và đảo nhẹ vô-lăng theo hướng bạn muốn. Một chút bình tĩnh và khôn khéo sẽ giúp bạn thoát nạn trong tình huống này.
 
8. Dùng vách núi để phanh
 
Nếu đã sử dụng kỹ năng thứ 7 mà xe vẫn không thể dừng lại, tài xế nên lựa chọn một vách núi bằng phẳng để dừng xe bất đắc dĩ. Lực ma sát cực lớn giữa xe với vách núi sẽ giúp xe giảm tốc độ nhanh chóng. Xe sẽ hư hỏng đôi chút nhưng đó là cách sau cùng để xe không rơi xuống vực.
 
9. Gặp sương mù, mưa trên đèo

Địa hình đồi núi thường nằm trên cao và rất dễ có sương mù. Sương mù làm giảm tầm nhìn rất nhiều khi ở trên đường đèo. Hãy chạy chậm và bật cả đèn chiếu gần, đèn sương mù và đèn định vị (nếu có) để thông báo cho các phương tiện còn lại. Hãy làm điều tương tự khi gặp trời mưa.

Sương mù làm giảm tầm nhìn rất nhiều khi ở trên đường đèo. Ảnh: VideoBlocks

10. Luôn tập trung, bình tĩnh và quan sát tốt khi vào đường đèo
 
Một trong những yếu tố chủ quan quan trọng nhất khi đi đèo là người tài xế phải luôn trong tình trạng tỉnh táo nhất. Nếu có dấu hiệu buồn ngủ hoặc sức khỏe không đảm bảo, tài xế cần dừng xe lại và nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút. Thời gian này không quá dài những cũng đủ giúp tài xế trở nên tỉnh táo và có hành trình an toàn.
(Theo Zing)
Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Bí quyết uống nước đúng cách? Nguy hiểm từ uống quá nhiều nước

Bí quyết uống nước đúng cách? Nguy hiểm từ uống quá nhiều nước

Bạn có đang nạp đủ nước cho cơ thể? Và liệu uống quá nhiều nước có thể gây ngộ độc nước không. Hãy để các chuyên gia dinh dưỡng từ WeTrek giải đáp cho bạn!
Tôi đưa gia đình du lịch bụi 2 năm, từ khi con gái 3 tháng tuổi

Tôi đưa gia đình du lịch bụi 2 năm, từ khi con gái 3 tháng tuổi

Năm 19 tuổi, tôi ước mơ vừa du lịch khắp nơi, vừa kiếm ra tiền. Gần 10 năm sau, tôi mới thực hiện được điều này với sự đồng hành của vợ và con gái nhỏ.
Những câu trích dẫn đầy cảm hứng tiếp sức cho niềm đam mê du lịch của bạn

Những câu trích dẫn đầy cảm hứng tiếp sức cho niềm đam mê du lịch của bạn

Đối với nhiều bạn trẻ, du lịch và cắm trại là món ăn tinh thần không thể thiếu, mang lại những trải nghiệm phong phú và ý nghĩa. Tuy nhiên, vẫn có người cho rằng đi du lịch hay cắm trại chỉ là sự hưởng thụ của những kẻ “vô công rỗi nghề”. Vì vậy, WeTrek xin gửi tới bạn những câu quote hay về du lịch và cắm trại để truyền tải thông điệp ý nghĩa, giúp mọi người hiểu rõ hơn về giá trị đích thực của những chuyến đi.
Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bạn có đam mê chạy bộ và muốn duy trì thói quen này ngay cả khi về già? Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết từ vận động viên marathon 70 tuổi Yuko Gordon, giúp bạn có thêm động lực và niềm vui để tiếp tục chinh phục đường chạy. Hãy cùng WeTrek khám phá những lời khuyên thú vị này nhé!
Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Cùng WeTrek tìm hiểu các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân và mọi người trong trường hợp xảy ra động đất. Tìm hiểu cách ứng phó đúng cách và kịp thời trong mọi tình huống khẩn cấp để đảm bảo an toàn.
Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Snowline là một thương hiệu Hàn Quốc chuyên về đồ leo núi và cắm trại đã có kinh nghiệm hơn 30 năm trên thị trường. Với sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng cao trong từng dòng sản phẩm của Snowline, đây là một thương hiệu uy tín bạn không thể bỏ qua trong những chuyến đi dã ngoại ngoài trời của mình. Hãy cùng WeTrek tìm hiểu về thương hiệu đồ outdoor đến từ "xứ sở kim chi" này nhé!
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc