[WeNews] 4 cách chọn giày trekking cho người mới bắt đầu

Ngày đăng 21/02/2020 11:45 AM - 1.222 lượt xem
Hình thức dã ngoại trekking ngày càng được nhiều người ưa chuộng, nhất là những bạn trẻ có sở thích khám phá, mạo hiểm. Tuy nhiên, để có được một chuyến hành trình hoàn hảo, trekker cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ và ưu tiên hàng đầu chính là đôi giày.
Có thể khẳng định giày trekking là một người bạn đồng hành trong mọi chuyến đi. Vậy làm cách nào để tìm được đôi giày như ý, WeTrek xin chia sẻ cho bạn cách chọn giày chuẩn nhất nhé!
 
Mục đích sử dụng
 
Đầu tiên bạn cần xác định hình thức trekking mà bạn muốn. Tùy vào sở thích và phong cách của bạn mà đưa ra lựa chọn phù hợp. Ngày nay có rất nhiều loại giày trekking, leo núi trên thị trường như: giày CLB, Giày JW, giày CLB, giày MRL…
 
4 cách chọn giày trekking cho người mới bắt đầu
Các mẫu giày trekking hiện đang được WeTrek bày bán tại các cửa hàng.
 
Có những loại giày dùng cho việc đi bộ nhẹ nhàng, giày di chuyển hằng ngày, hay giày leo núi chuyên nghiệp. Bạn sẽ thử và tìm ra một đôi giày thoải mái nhất cho đôi chân của bạn.
 
Đối với mục đích đi bộ hằng ngày, bạn nên chọn những loại giày đi bộ nhẹ vơi chất liệu mềm. Vì trọng lượng nhẹ sẽ giúp bạn dễ dàng đi bộ trên những con đường bằng phẳng hay trekking, leo núi trong ngày. Tuy nhiên, nếu di chuyển trên những cung đường hiểm trở, hoặc phải mang vác nặng, với hành trình dài ngày bạn nên chọn những loại giày khác. Vì dạng giày này sẽ khiến mắt cá chân của bạn đau khi phải mang lâu ngày.
 
Đối với mục đích leo núi, chuyên dùng cho những chuyến trekking dài ngày, bạn nên chọn những loại giày có tính ổn định cao. Tuy nhiên, vì đây là loại giày chuyên dụng cho việc leo núi, có đặc thù riêng dẫn đến việc chân bạn sẽ khó làm quen ngay được, đặc biệt là với những bạn mới bắt đầu. Vì vậy, loại giày này không thích hợp cho những con đường bằng phẳng.
 
Chọn giày theo kinh nghiệm trekking
 
Hiện nay, trên thị trường có 3 kiểu giày cơ bản là cổ thấp, cổ ngang mắt cá và cổ qua mắt cá. Giày đi bộ nhẹ, di chuyển trong ngày thường là cổ thấp và cổ ngang mắt cá, còn cổ cao sẽ sử dụng cho hình thức leo núi,
Đối với những bạn mới bắt đầu trekking, bạn hãy chọn những loại giày cổ cao qua mắt cá hoặc cổ vừa để giúp giảm nguy cơ trẹo chân, giữ đôi chân một cách ổn định. Còn với những giày cổ thấp, vì không có sự cố định quanh cổ chân, giúp người dùng có thể ứng biến linh hoạt trên đường đi. Tuy nhiên, loại giày cổ thấp chỉ phù hợp với những bạn đã có kinh nghiệm, cũng như trình độ trekking, leo núi chuyên nghiệp.

4 cách chọn giày trekking cho người mới bắt đầu 2
WeTrek là cửa hàng chuyên cung cấp các phụ kiện của trekking.
 
Trọng lượng và độ bền
 
Theo quan niệm của mọi người, giày càng nhẹ sẽ càng dễ di chuyển. Tuy nhiên, trọng lượng càng nhỏ sẽ tỉ lệ nghịch với độ bền, nghĩa là giày càng nhẹ độ bền càng không cao, việc đi lại của bạn cũng sẽ không an toàn. Tuỳ vào hiệu suất dùng mà bạn nên cân nhắc chọn loại giày sao cho phù hợp.
 
Tính chống thấm và thoáng khí tốt
 
Để có thể di chuyển trên đường dài, bạn nên chọn sản phẩm làm từ chất liệu tốt, thoáng khí giúp đôi chân của bạn không bị bí hơi, tránh nước một cách hiệu quả. Bạn nên nhờ nhân viên tư vấn để chọn ra một loại giày phù hợp, chọn một đôi giày dễ chịu, với chất liệu chống thấm và thoáng khí tốt sẽ giúp bạn có được chuyến hành trình hoàn hảo hơn.
 
Khi thử giày, bạn nên chọn kích thước lớn hơn cỡ chân của bạn từ 0,5cm vì bạn có thể phải mang tất trong quá trình leo núi. Tốt nhất bạn nên mang giày và đi thử một vòng tại shop, leo lên thang để kiểm tra độ êm, sự linh hoạt khi đi giày hay không.
 
Nếu bạn đi bộ và trekking trong ngày, bạn nên chọn những loại giày có đế mềm, vì bạn không cần phải mang vác nặng, không có sức ì lên đôi chân. Giày đế cứng chỉ phù hợp với những bạn trekking dài ngày, dựng trại qua đêm, hành lý mang vác nặng, vì độ chịu lực của những đôi giày đế cứng rất cao.
 
Để chọn một đôi giày phù hợp bạn phải nắm rõ nhiều thông số. Đối với những bạn mới bắt đầu trekking, WeTrek vẫn khuyên bạn nên đến thẳng cửa hàng để được tư vấn và thử giày phù hợp nhất!
 
>> Những thứ cần cho chuyến đi cắm trại: Lều trạicặp du lịchhành lý du lịchgiày dép
Hạnh Nguyễn
 
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ dài này bạn đã lựa chọn chưa? Có rất nhiều ngày Lễ Tết trong một năm, trong số đó có những ngày lễ mà người lao động sẽ được nghỉ theo quy định. Năm nay, ngoài Tết Nguyên Đán ra, chúng ta còn có một kỳ nghỉ dài vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương liền sát với 30/4 và 1/5. Do đó, người lao động sẽ được nghỉ nhiều ngày
Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Có rất nhiều khu vực cắm trại ở D’ran, trong đó có Taly đèo D’ran, P’ró Ngó, đồi Lâm Tuyền, miếu Ông Cọp, cửa rừng Đa Mân, đồi thông Châu Sơn, thung lũng Hoa Màu…
Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Mỗi năm, Măng Đen đẹp nhất chỉ kéo dài 3 tháng. Team thích xê dịch không nên bỏ lỡ “thời điểm vàng” này, nếu không phải đợi tới năm sau.
Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Cuối thu, những bông hoa tam giác mạch phớt hồng nở rộ, khoác lên cho thảo nguyên Suôi Thầu - “Thụy Sĩ thu nhỏ của Hà Giang” vẻ đẹp thơ mộng.
48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

Nhóm của anh Lê Chiêu (Hà Nội) vừa chinh phục đỉnh Lùng Cúng (tỉnh Yên Bái), trải qua hai ngày trong một cánh rừng nguyên sinh, "với những khung cảnh cổ tích tuyệt đẹp".
Phát hiện thảo nguyên xanh chỉ cách Hà Nội 2 giờ chạy xe, du khách nhận xét như “Mông Cổ thu nhỏ”

Phát hiện thảo nguyên xanh chỉ cách Hà Nội 2 giờ chạy xe, du khách nhận xét như “Mông Cổ thu nhỏ”

Chỉ mất 2h từ thủ đô Hà Nội, du khách có thể đặt chân tới mảnh đất được ví là "Mông Cổ thu nhỏ" và trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc