Cứ đến mùa mưa là chủ đề về Rắn rất sôi động và đặc biệt là mối lo rắn xuất hiện xung quanh các địa điểm cắm trại, du lịch. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích và kinh nghiệm xử lý khi bị rắn cắn.
Theo thống kê thì ngoài họ rắn Lục Đuôi Đỏ ra thì loài Rắn có tỉ lệ xuất hiện nhiều nhất nơi Camping là Rắn Cạp Nia và Rắn Khuyết Lào. Cả hai loài này thân đều có khoang na ná nhau.
Bên trên là Cạp Nia - Bungarus Vảy Lưng To 6 Cạnh. Bên dưới Khuyết Lào - Lycodon vảy thường 4 cạnh, ko độc - Ảnh Trần Đại
Cạp Nia - Bungarus candidus độc thần kinh mạnh cực kỳ nguy hiểm.
Rắn Khuyết Lào - Lycodon laoensis rắn khoang vàng đen nhìn hơi giống rắn Cạp Nong nhưng hoàn toàn không có độc, vô hại
Rắn Cạp Nong - Bungarus fasciatus rắn độc thần kinh cực mạnh nguy hiểm
Rắn Chàm Quạp - Calloselasma rhodostoma rắn độc máu, độc cực mạnh nguy hiểm
Khu vực hay xuất hiện: Đỉnh núi Bà Đen, Núi Chứa Chan, Núi Dinh - Bà Rịa, Đồi 2 Cây Thông- Tà Năng, Lán Trại du lịch của VQG Bù Gia Mập, Núi Dinh Bà Rịa - Vũng Tàu....
Camping Núi Dinh cùng những tay soi thú amater. Vừa ra ngỏ trại đã đụng ngay thứ dữ Chàm Quạp- Ảnh Trần Đại
2. Nguyên nhân rắn xuất hiện ở các khu căm trại
Ngoài một số khu rừng có sinh cảnh tốt để rắn phát triển ra thì một trong số nguyên nhân chính là do thói quen của người Việt hay xả rác bừa bãi gần trại và tiêu thụ nhiều thực phẩm dẫn đến thừa mứa. Điều này thu hút các loài bò sát, côn trùng, họ gặm nhắm đến kiếm ăn. Những loài trên chính là thức ăn của họ rắn có độc và ko độc.
Loài rắn nói chung, rắn Cạp Nia nói riêng ăn các loài rắn khác, thằn lằn, ếch , cá, chuột,... Chúng thường nằm một chổ chờ con mồi đi qua, nếu bạn ko đụng vào thì ko sao, nó rất lì, đuổi nhưng ko chịu đi hoặc đi nhưng sau đó quay lại. Điều may mắn là chúng ko chủ động tấn công và hiền lành hơn so với Rắn Hổ Mang.
3. Đặc điểm nhận dạng Cạp Nia và Khuyết Lào.
Bạn cần cảnh giác với rắn độc cắn khi tới các vùng đồi núi, đồng quê hoặc những khu vực như bãi cỏ, rừng cây. Khi du lịch cùng trẻ nhỏ không nên cho bé leo trèo cây, vì dễ bị tai nạn do ngã hoặc rắn lục núp trong các tầng lá tấn công.
Mang giày cao cổ, ủng và mặc quần dài phủ ngoài giày, đội mũ rộng vành khi đi trên cỏ rậm hoặc vùng có nhiều rắn. Dùng đèn khi đi trong bóng tối hoặc ban đêm, không ngủ dưới nền đất, và cẩn thận khi đi ra ngoài mùa hè, trời mưa, tối. Ngoài ra, bạn có thể đem theo người một số loại cây như sả, lưỡi hổ, nén, sắn dây, hoa lan tỏi... vì chúng đều có tác dụng đuổi rắn.
Xử lý như thế nào khi bị rắn cắn? Điều này sẽ phải dựa vào tuỳ họ rắn mà ta có cách sơ cứu khác nhau. Ở Việt Nam, trên cạn chỉ có hai loài chính có độc là Họ Rắn Lục và Họ Rắn Hổ.
Làm gì khi bị rắn cắn?
Nếu bị rắn cắn sau 15-30 phút mà không đau, không phù, chi bị cắn không tê bại thì có thể không phải rắn độc.
Dấu hiệu tại chỗ vùng bị rắn cắn: đau nhức, sưng tấy, chảy máu, bầm tím đen, viêm, sưng phù nề, bóng nước, sưng hạch, rối loạn đông máu…
Dấu hiệu toàn thân: bồn chồn, buồn nôn, nôn, đau bụng, yếu toàn thân (mệt lả, chóng mặt, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thở, vã mồ hôi lạnh, tê bại chân tay, mạch nhanh không đồng đều, đồng tử co nhỏ (không thể co dãn, có thể dãn rất to gây hoa mắt), sụp mí mắt, liệt cơ mặt, hoa mắt (vì bạn sẽ bị liệt 2 phần cơ điều khiến con mắt, nên mắt sẽ bị khóa nhìn về 2 hướng).
Mô tả theo kinh nghiệm của những người từng trải: liệt, thụt lưỡi, cảm thấy đắng cuống họng (vì lưỡi bạn đã bị vô hiệu hóa); co thắt cổ họng, đờm dãi trào không ngưng, tắt đường thở; đây là một trong những nguyên nhân gây tử xong); ngất xỉu, (liệt cơ hoành, trụy tim chết ngay tức thì)…). Chắc chắn là rắn độc.
Diễn biến thông thường nhất của độc thần kinh đã đc liệt kê phía trên theo mức độc nguy hiểm nghiêm trọng dần đến cao nhất là chết. Nếu nạn nhân đã liệt toàn bộ cơ mặt, mng cố giao tiếp vs nạn nhân qua tín hiệu bằng ngón tay. Khi nạn nhân ra hiệu khó thở, hãy hô hấp nhân tạo, làm mọi cách để duy trì sự hô hấp của họ. Cố giữ họ tỉnh táo đừng để họ hôn mê. Khi họ có dấu hiệu trào đờm, trào dãi, hãy đặt nghiêng đầu để đờm dãi thuận tiện trào ra ngoài, và tìm cách hút hết đờm dãi tù động càng nhanh càng nhiều càng tốt, để mở đường thở yếu ớt cho họ.
Tình trạng nạn nhân giờ đây nếu k rơi vào bất tỉnh, thì nôm na họ đang là người thực vật, họ hoàn toàn có thể suy nghĩ tư duy như chúng ta, nhưng mọi cơ quan bày tỏ cảm xúc, hô hấp, và cử động đã bị đánh liệt. Cố gắng giúp họ trao đổi đơn giản qua kí hiệu ngón tay. Thính giác k bị ảnh hưởng nên họ nghe bình thường.
Nhưng chung quy lại theo kinh nghiệm bị rắn cắn rất nhiều lần của những làm nghiên cứu bò sát, sinh thái học, lúc bị rắn độc cắn thì hãy nhanh chóng tới bệnh viện, đừng đặt mạng sống mình vào tay mấy ông thầy bà không quen biết mà mạng vong. Khi chuyển viện nên vào các bệnh viện lớn để có full huyết thanh các loài phổ biến. Nếu là rắn lạ thì thiết bị y tế cũng đủ để lọc máu và điều trị triệu chứng cho đến khi bạn khỏi, có huyết thanh mất 2 3 ngày, không huyết thanh mất 2 3 tháng nằm viện. Điều trị dịch vụ, không bhyt tầm khoảng 1tr/ ngày full service, huyết thanh khoảng 1tr/ lọ.
Mua ngay Bộ Sơ Cứu Rắn Cắn tại WETREK.VN
Trần Đại