Cách nấu bánh chưng ngày Tết nguyên đán

Ngày cập nhật 24/01/2017 12:17 PM - 6.943 lượt xem
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu của người Việt Nam trong dịp lễ Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các gia đình đã không còn tự gói bánh chưng nữa mà chuyển sang mua sẵn. Hương vị ngày tết ngày càng xóa nhòa trong mắt mọi người khi thiếu hình ảnh cả gia đình cùng làm bánh chưng…
 
Hình ảnh cả gia đình cùng làm bánh chưng ngày càng hiếm thấy ở Việt Nam
 
Bánh chưng  thường được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong vào các dịp Tết cổ truyền của Việt Nam. Nhân dịp tết 2013, chúng tôi xin hướng dẫn bạn đọc cách gói bánh chưng như sau:
 
Nguyên liệu của bánh chưng:
 
Lá dong tươi: chọn lá dong rừng to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt.
Lạt giang.
Gạo nếp: gạo nếp thu hoạch vụ mùa; gạo thu hoạch vụ này hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. (Nhiều người cứ muốn kiêu sa để tỏ ra am hiểu nên đưa ra yêu cầu chọn nếp cái hoa vàng, thực ra không đến lỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng)
Đỗ xanh: chọn loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… sẽ thơm và bở hơn) sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi…, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ… bằng sành là tốt nhất
Thịt lợn: chọn lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Chọn thịt ba chỉ  (ba dọi)
Hành củ tươi.
Gia vị: hạt tiêu, muối
 


Chuẩn bị nguyên liệu: 
 
Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt. Dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng lá, để ráo nước.
Gạo nếp: gạo nhặt loại bỏ hoàn toàn gạo khác lẫn vào, vo thật sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối, thời gian: 12-14 giờ, vớt ra để ráo.
Đỗ xanh: đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo rồi cho vào  chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn, chia ra theo khẩu phần, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ.
Thịt lợn: thái thành miếng to dài, tẩm ướp chút muối, tiêu, hành trong 1 giờ
Hành củ: bóc vỏ, thái lát mỏng
Hạt tiêu: rang thơm, tán nhỏ
 


Cách gói bánh chưng:
 
Có hai cách để gói bánh chưng là gói bằng tay hoặc sử dụng các khuôn bằng gỗ có sẵn để gói. Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và gói nhanh hơn, còn gói bánh không khuôn thì bánh được gói chặt hơn do cảm nhận của đôi tay người gói dẫn đến việc điều chỉnh lực gói.
 
Cách gói bánh chưng bằng tay:
 
Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập,
Lá dong rải lên trên lạt, chú ý phải quay mặt trong lá ra phía ngoài (để sau này, khi bánh chưng chín sẽ có màu xanh mướt)
Lượt đầu: 2 lá to rải nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau,
Lượt trên: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu,
Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của lá dong, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm,
Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo,
Thịt lợn, lấy 2 miếng rải đều vào giữa bánh,
Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt,
Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều tạo mặt phẳng
Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông,
Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay
Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập.
2 bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp.
 

Cách gói bánh chưng bằng khuôn có sẵn
 
Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên, nhưng lúc đầu, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn. Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.
 

Sau khi hoàn thành được các cặp bánh chưng vừa ý, chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành luộc bánh. Thời gian luộc bánh chưng thường kéo dài từ 10-12 tiếng đồng hồ để có được bánh dẻo và ngon hơn. Trong quá trình luộc, phải liên tục canh mức nước để đảm bảo cho bánh luôn ngập trong nước. Trước khi xếp bánh vào nồi, lưu ý nên rải một ít lá dong thừa xuống dưới đáy nồi để tránh lớp bánh dưới cùng bị dẹp và xấu…

(Núi Graphy)
Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeNews] Chuyện lạ có thật - Người đàn ông sống sót sau 10 ngày bị lạc ở dãy núi Santa Cruz

[WeNews] Chuyện lạ có thật - Người đàn ông sống sót sau 10 ngày bị lạc ở dãy núi Santa Cruz

Lukas McClish, người dân Boulder Creek, California, đã bắt đầu cuộc đi bộ trên một con đường quen thuộc trước khi đi làm vào ngày 11 tháng 6. Mười ngày sau và sau một nỗ lực tìm kiếm lớn lao, anh đã được cứu khi ai đó nghe thấy tiếng kêu cứu của anh.
1001 chuyện ly kỳ có thật khi đi leo núi cắm trại theo lời kể từ những người trong cuộc

1001 chuyện ly kỳ có thật khi đi leo núi cắm trại theo lời kể từ những người trong cuộc

WeTrek tổng hợp những câu chuyện kỳ quái có thật khi đi leo núi cắm theo lời kể từ những người trong cuộc. Đó là thực tế hay chỉ là ảo giác? Những lời khuyên để có một chuyến đi an toàn cho bạn và gia đình, bạn bè cũng sẽ được bật mí dưới đây.
‘Tam giác quỷ’ ở Tây Bắc Việt Nam, nơi những chiếc máy bay một đi không trở lại…

‘Tam giác quỷ’ ở Tây Bắc Việt Nam, nơi những chiếc máy bay một đi không trở lại…

Tại huyện Bắc Yên, Sơn La, có một khu vực mà nhiều năm trước không hiểu vì sao lâu lâu lại có một chiếc máy bay lao xuống nổ tan tành.
Giới thiệu về thương hiệu SCARPA

Giới thiệu về thương hiệu SCARPA

Scarpa là một thương hiệu giày thể thao uy tín có có nguồn gốc tại Ý, nổi tiếng với chất lượng giày cao cấp, có khả năng thõa mãn nhu cầu của các vận động viên, những người yêu thích leo núi, và môn thể thao mạo hiểm ngoài trời. Đặc biệt là về loại giày cho môn thể thao núi như giày leo núi, giày leo đá, giày dã ngoại và một số sản phẩm cho các hoạt động ngoài trời.
Hướng dẫn cách xây dựng nền lều trại: Bí quyết và những điều cần biết

Hướng dẫn cách xây dựng nền lều trại: Bí quyết và những điều cần biết

Những điều cần biết khi xây dựng nền lều trại cho chuyến cắm trại tiếp theo của bạn!
Không cần nhân phẩm vẫn có thể săn mây thành công bằng ứng dụng Windy.com

Không cần nhân phẩm vẫn có thể săn mây thành công bằng ứng dụng Windy.com

Săn mây trên đỉnh núi là một trải nghiệm tuyệt vời cho những người yêu thích du lịch và khám phá thiên nhiên. Tuy nhiên, để có thể săn mây thành công, bạn cần phải biết cách đọc và theo dõi thông tin thời tiết một cách chính xác. Điều này càng trở nên dễ dàng hơn với ứng dụng Windy.com, một trong những ứng dụng thời tiết được yêu thích nhất hiện nay. Với Windy.com, bạn có thể dễ dàng đoán trước được sự xuất hiện của mây, giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi của mình.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc