Chi phí đi "nóc nhà" Yên Bái ngắm mùa hoa chi pâu đẹp lịm tim, đắm chìm giữa biển mây Tà Chì Nhù

Ngày đăng 03/10/2023 10:53 AM - 719 lượt xem

Đến hẹn lại lên, cứ vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm, đỉnh Tà Chì Nhù lại thu hút du khách và giới nhiếp ảnh ghé thăm mùa hoa chi pâu đặc trưng, tím một vùng vô cùng thơ mộng, quyến rũ.

Hoa chi pâu, theo tiếng H'mông có nghĩa là "không biết". Cái tên độc đáo này dường như bắt nguồn từ chính sự bí ẩn ban đầu của nó, chẳng ai biết loài hoa tím này có nguồn gốc từ đâu và tên gọi là gì. Chỉ biết rằng vào độ cuối thu, từ tháng 9 đến tháng 10, 11 hàng năm, trên khắp các dải đồi, triền núi ở Tà Chì Nhù lại bừng lên sắc tím của loài hoa dại này.

Thời điểm cuối thu chính là lúc du khách bắt đầu hành trình chinh phục Tà Chì Nhù, "săn" hoa chi pâu. (Ảnh: halongcruisecabin)

Nhìn chung, với trải nghiệm này, các bạn chỉ tốn kém nhất phần chi phí di chuyển. Còn lại, hầu hết các chi phí khác đều rất rẻ, không đáng mấy. Đồng thời, các bạn cũng chỉ cần 3 ngày 2 đêm là đủ cho chuyến đi này.

1. Chi phí di chuyển: 1.260.000 đồng/người

Đỉnh Tà Chì Nhù, Yên Bái nằm ở độ cao 2979 mét so với mực biển, đứng thứ 7 trong các ngọn núi của Việt Nam. Nơi đây có địa hình phức tạp với các đoạn dốc cao dựng đứng, khí hậu khắc nghiệt. Để đến với những đồi hoa Chi Pâu Tây Bắc, bạn sẽ phải đi khá xa.

Theo đó, các bạn có thể chọn đi xe ô tô, xe khách, thậm chí là xe máy để lên đây. Song, bạn lưu ý chỉ nên đi xe máy nếu bạn thật sự vững tay lái. Do vậy, chúng tôi khuyên bạn nên đi xe khách.

Từ Hà Nội, các bạn có thể di chuyển đến Tà Chì Nhù bằng xe khách đến thị xã Nghĩa Lộ, quãng đường khoảng 200km, 4 tiếng rưỡi di chuyển. Giá vé trung bình khoảng 350.000 đồng/người/chiều. Như vậy, cả đi lẫn về của các bạn sẽ hết chừng 700.000 đồng/người.

Sau khi đến Nghĩa Lộ các bạn sẽ cần di chuyển vào thị trấn Trạm Tấu, khoảng cách 30km di chuyển khoảng 1 giờ đồng hồ. Với khoảng cách này, các bạn có thể đi bằng taxi hoặc xe ôm đều được. Nhưng nếu đi theo nhóm thì các bạn đi taxi sẽ tiện hơn, mà chia ra cũng rất rẻ. Nếu đi taxi, các bạn sẽ mất thêm khoảng 400.000 đồng/lượt, trung bình mỗi người hết khoảng 130.000 đồng. 2 chiều sẽ là 260.000 đồng.

Sau khi đến Trạm Tấu, các bạn có thể chọn nghỉ qua đêm tại 1 khách sạn quanh khu vực này để lấy sức, giá từ 350.000 - 450.000 đồng/phòng/đêm, chia ra mỗi người khoảng 175.000 - 225.000 đồng.

Sáng hôm sau di chuyển bằng xe ôm vào chân núi Tà Chì Nhù, chi phí khoảng 150.000 đồng/người. Khoảng cách 30 phút di chuyển, khi đến Mỏ Chì ở chân núi Tà Chì Nhù các bạn chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thức ăn, nước uống để bắt đầu trekking. Như vậy, cả đi và về sẽ hết khoảng 300.000 đồng/người.

Như vậy, chỉ riêng chi phí di chuyển của các bạn đã ước chừng khoảng 1.260.000 đồng/người.

Chinh phục Tà Chì Nhù và ngắm nhìn thiên đường hoa chi pâu là trải nghiệm mà những đôi chân đam mê khám phá yêu thích (Ảnh: simplebackpackers, docyniatravel, viettrekking, mia)

2. Chi phí lưu trú: 300.000 đồng/người

Do cần ở lại Trạm Tấu 1 đêm nên các bạn đã mất khoảng 175.000 - 225.000 đồng (lấy mốc trung bình là 200.000 đồng/người). Ngoài ra, các bạn sẽ tốn thêm chi phí cho 1 đêm trên đỉnh núi (thường sẽ ở lán hoặc cắm trại tùy vào lựa chọn của mỗi người) nhưng trung bình sẽ tốn thêm chừng 100.000 đồng/người.

Tổng kết lại, các bạn sẽ cần dự trù chừng 300.000 đồng/người cho khoản chi phí lưu trú.

3. Chi phí trải nghiệm: 220.000 đồng/người

Nếu đoàn bạn đi với số lượng ít, bạn nên thuê người dẫn đường là người dân bản địa để có người đồng hành tin cậy với giá 500.000 đồng/một người/ngày. Có thể thuê thêm 1 người vác những đồ nặng chung cho cả đoàn. Nếu không biết thuê ai, hãy hỏi đường đến nhà bí thư bản Xà Hồ để được giúp đỡ. Bạn có thể trả họ mức chi phí hợp lý từ 600.000 - 700.000/người. Trung bình sẽ hết tối thiểu là 2.200.000 đồng cho chi phí thuê porter.

Số tiền cho khoản này sẽ phụ thuộc phần lớn vào số lượng thành viên trong đoàn của bạn. Nếu nhóm đi 10 người, các bạn sẽ cần dự trù ít nhất chừng 220.000 đồng.

4. Chi phí ăn uống: 1.000.000 đồng/người

Như các chuyến đi khác, các bạn sẽ cần chuẩn bị cả chi phí ăn uống nữa. Song, chi phí này ít hay nhiều lại phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu và khả năng ăn uống của bạn. Nhưng nhìn chung, đồ ăn ở đây khá rẻ nên các bạn cũng không cần quá lo lắng.

Nếu có thể, bạn nên chuẩn bị khoảng 1.000.000 đồng/người cho chuyến đi 3 ngày 2 đêm tại đây.

Ảnh: Viettrekking.

Tổng kết, với tất cả các chi phí cố định kể trên, bạn sẽ cần 2.780.000 đồng/người để có thể ngắm hoa chi pâu và "biển mây" đẹp huyền ảo trên đỉnh Tà Chì Nhù.

5. Lưu ý khi leo Tà Chì Nhù

- Thể lực là cực kỳ quan trọng, đây là ngọn núi có rất nhiều dốc dài và đứng nên các bạn cần phải luyện tập ở nhà ít nhất 2 tuần trước khi đi, bài tập tốt nhất là leo cầu thang để chân của bạn được quen với hoạt động khi leo núi.

- Để chinh phục ngọn núi thì các bạn có nhiều lựa chọn như tham gia tour của các đơn vị tổ chức tour uy tín hoặc tự đi đối với những người có nhiều kinh nghiệm.

- Nhóm vật dụng quan trọng cần chuẩn bị: Giày leo núi, áo mưa, gậy trekking, balo leo núi , găng tay, mũ, thanh năng lượng, trang phục leo núi

+ Với giày thì các bạn cần chọn loại giày có đế sâu độ bám tốt, nếu chỉ là giày thể thao thì rất dễ bị trượt ngã khi leo dốc hoặc trời mưa, đất ẩm, không đeo giày quá chật rất dễ chân bị tím móng khi xuống dốc.

+ Mang theo áo mưa sẽ giúp được bạn chống ướt bởi thời tiết thay đổi như mưa phùn, sương mù hoặc giữ ấm khi leo lên đỉnh núi.

+ Balo bạn nên chọn loại có đai và khung trợ lực, kích thước balo vừa phải và chỉ mang đồ dùng thật sự cần thiết để tiết kiệm năng lượng khi phải hoạt động cả ngày.

+ Mũ len rất cần khi trekking vào mùa đông, có những hôm nhiệt độ chỉ khoảng 1-5 độ C trên đỉnh núi, mũ len sẽ giữ ấm đầu trùm kín tai để gió không lùa vào tai gây đau buốt đầu.

- Thực phẩm và đồ uống: Bạn cần mang theo 2 lít nước đủ uống cho hành trình ngày 1, khi lên đến lán có thể sử dụng nước đun sôi, hoặc nếu có bình lọc nước thì các bạn có thể vừa đi vừa lấy nước ở suối để lọc uống. Chưa kể, hành trình dài dễ mất nhiều mồ hôi và năng lượng nên bạn cần mang theo những thanh kẹo ngọt, một ít hoa quả và nước có bù khoáng, chất điện giải, trà gừng,...

- Đồ dùng y tế cơ bản: Nên mang theo thuốc đau bụng, thuốc giảm đau hạ sốt, băng, gạc, cồn, dầu gió, miếng dán giữ nhiệt và kem bôi nẻ, khô da.

- Đồ dùng cá nhân: Nhóm đồ dùng này thì tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn, nhưng nên có pin sạc dự phòng và một vài món đồ quay chụp ảnh để lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời trên hành trình leo núi Tà Chì Nhù.

(Theo CafeF.vn)

THAM KHẢO ĐỒ LEO NÚI TỪ A ĐẾN Z TẠI WETREK.VN

Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bạn có đam mê chạy bộ và muốn duy trì thói quen này ngay cả khi về già? Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết từ vận động viên marathon 70 tuổi Yuko Gordon, giúp bạn có thêm động lực và niềm vui để tiếp tục chinh phục đường chạy. Hãy cùng WeTrek khám phá những lời khuyên thú vị này nhé!
Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Cùng WeTrek tìm hiểu các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân và mọi người trong trường hợp xảy ra động đất. Tìm hiểu cách ứng phó đúng cách và kịp thời trong mọi tình huống khẩn cấp để đảm bảo an toàn.
Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Snowline là một thương hiệu Hàn Quốc chuyên về đồ leo núi và cắm trại đã có kinh nghiệm hơn 30 năm trên thị trường. Với sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng cao trong từng dòng sản phẩm của Snowline, đây là một thương hiệu uy tín bạn không thể bỏ qua trong những chuyến đi dã ngoại ngoài trời của mình. Hãy cùng WeTrek tìm hiểu về thương hiệu đồ outdoor đến từ "xứ sở kim chi" này nhé!
Captain Stag - Chú hươu đầu đàn của thương hiệu cắm trại Nhật Bản

Captain Stag - "Chú hươu đầu đàn" của thương hiệu cắm trại Nhật Bản

Captain Stag là thương hiệu lâu đời chuyên về các sản phẩm gia dụng phục vụ các hoạt động cắm trại và giải trí ngoài trời của Nhật Bản. Thương hiệu nối tiếng với các sản phẩm chất lượng cao và giá cả phải chăng gồm bếp nướng, lều, túi ngủ và các dụng cụ dã ngoại khác. Captain Stag cũng cung cấp nhiều loại phụ kiện ngoài trời đáp ứng đa dạng nhu cầu cho các hoạt động bên ngoài như đạp xe, leo núi, chèo thuyền. Hiện nay, các sản phẩm của Captain Stag đã có mặt tại thị trường Việt Nam, được nhập khẩu và bán chính hãng tại WeTrek. Khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin và nhận tư vấn qua website Wetrek.vn hoặc tới các cửa hàng của thương hiệu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
[WeTrekology] 8 mẹo sẽ cứu mạng bạn nếu bị lạc nơi hoang dã

[WeTrekology] 8 mẹo sẽ cứu mạng bạn nếu bị lạc nơi hoang dã

Con người hiện đại đã quen với cuộc sống tiện nghi với công nghệ và bắt đầu quên đi ý nghĩa của việc tồn tại trong tự nhiên. Không có nhiều khả năng điều này xảy ra, nhưng bạn vẫn có thể bị lạc khi đi cắm trại với bạn bè chẳng hạn. Vì vậy, thật tốt khi biết một số thủ thuật đơn giản mà bạn có thể thực hiện nếu thấy mình cô đơn trong tự nhiên.
Các loại đệm, nệm du lịch tiện lợi cho chuyến đi của bạn

Các loại đệm, nệm du lịch tiện lợi cho chuyến đi của bạn

Nếu bạn là người thích đi khám phá, trải nghiệm qua đêm thì bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của đệm cho một chuyến đi cắm trại. Với thiết kế nhỏ gọn, đơn giản bạn sẽ có được giấc ngủ sâu và thoải mái như đang ngủ trên chiếc đệm cao su tốt nhất của mình. Trong thị trường hiện nay lại có rất nhiều loại đệm cắm trại với đặc điểm và thiết kế khác nhau. Điều đó có thể gây khó khăn cho việc lựa chọn cho mình một chiếc đệm lý tưởng để cắm trại. WeTrek.VN xin chia sẻ một số thông tin về dòng sản phẩm này để bạn có thể chọn được một chiếc đệm tốt nhất cho chuyến đi cắm trại sắp tới của mình.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc