[Yên Bái] Đào rừng có năm cánh hồng với nhụy dài đỏ rực, nở thành từng chùm vào thời điểm cận Tết Dương dịch và kéo dài đến hết Tết Nguyên đán. Nơi có nhiều đào rừng nhất tại địa phương là xã La Pán Tẩn.
Sắc hồng của đào rừng phủ khắp các xã vùng cao Mù Cang Chải trong khoảng một tháng.
Cuối tháng 12, hoa đào rừng ở Mù Cang Chải đua nở, phủ sắc hồng trên những vạt rừng vùng cao. Trong tiếng Mông, loài hoa này được gọi là “tớ dầy”, mọc tự nhiên ở các xã Nậm Khắt, Púng Luông hay Dế Xu Phình.
Đào rừng có năm cánh hồng với nhụy dài đỏ rực, nở thành từng chùm vào thời điểm cận Tết Dương dịch và kéo dài đến hết Tết Nguyên đán. Nơi có nhiều đào rừng nhất tại địa phương là xã La Pán Tẩn.
Đào rừng khoe sắc bên căn nhà gỗ của người Mông tại bản Trống Tông, xã La Pán Tẩn.
Ngoài mùa nước đổ, lúa chín trên ruộng bậc thang, Mù Cang Chải còn thu nổi tiếng bởi vẻ đẹp của hoa đào rừng. Đối với các nhiếp ảnh gia, đây là thời gian lý tưởng để chụp ảnh mùa hoa nở rực rỡ nhất.
Bé gái người Mông chơi đùa với những bông hoa "tớ dầy".
Anh Lê Trung Kiên, thầy giáo trẻ tại đây, đồng thời là tác giả bộ ảnh cho biết, người Mông không rõ hoa “tớ dầy” có từ khi nào, chỉ biết hoa nở là báo hiệu xuân về, cũng là lúc không khí nhộn nhịp trên khắp bản làng Mù Cang Chải.
Bé gái Mông theo mẹ lên nương.
“Năm nào cũng vậy, cứ bắt đầu mùa xuân về là tôi thấy xốn xang. Có những năm cả rừng đào nở chỉ thấy một màu hồng bởi cây đã trút hết lá”, anh Kiên chia sẻ sau 6 năm chụp ảnh loài hoa này.
Vạt rừng mùa hoa nở rộ trong ánh hoàng hôn.
TungTT