[WeNews] "Đôi giày xanh" - Thi thể gây ám ảnh nhất trên đỉnh Everest

Ngày cập nhật 12/06/2017 03:14 PM - 10.625 lượt xem

Cho tới nay, cái chết của một nhà leo núi với tên gọi "Đôi giày xanh" vẫn khiến rất nhiều người bị ám ảnh mỗi khi có cơ hội chinh phục đỉnh Everest.

Được mệnh danh là "nóc nhà của thế giới" nhờ độ cao 8.848m so với mực nước biển, đỉnh Everest chính là điểm đến đầy lý tưởng dành riêng cho những nhà leo núi ưa mạo hiểm.

Thế nhưng, cuộc hành trình chinh phục đỉnh Everest cũng vô cùng khó khăn và chưa bao giờ đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Bằng chứng là từ năm 1977 tới nay, năm nào cũng có ít nhất hàng chục người bỏ mạng trên con đường dẫn tới đỉnh núi cao nhất này.

"Từ độ cao hơn 8.000m, nồng độ dưỡng khí trong không khí đã giảm tới mức tối đa, gây trở ngại rất lớn cho việc duy trì sự sống của con người. Vì vậy, ngay cả nhà leo núi chuyên nghiệp hay những hướng dẫn viên bản địa cũng không thể tránh khỏi nguy cơ bị mất mạng", anh Alex - nhà leo núi nghiệp dư cho biết.

Việc xác định vị trí chính xác hay tiến hành di dời thi thể người tử nạn trên đỉnh Everest đã gây nhiều vất vả và tốn kém cho lực lượng chức năng. Cho tới nay, vẫn có khoảng 200 thi thể đang nằm rải rác tại các cung đường chinh phục đỉnh Everest.

Do khó bị vùi lấp nên chúng dần trở thành điểm đánh dấu đặc biệt cho nhiều nhà leo núi ưa khám phá. Và một trong những thi thể nổi tiếng nhất ở đây chính là "Đôi giày xanh".

thi-the-doi-giay-xanh

"Đôi giày xanh" là thi thể gây ám ảnh nhất trên cung đường chinh phục đỉnh Everest.

"Đôi giày xanh" là từ dùng để chỉ một thi thể vô danh nằm tại cung đường chính sườn Tây Bắc dẫn lên đỉnh Everest.

Thi thể này nằm gần một hang đá – thực ra chỉ là một khối đá lớn nhô ra khỏi sườn núi với độ cao khoảng 8.500m, trên chân vẫn còn đi một đôi giày leo núi màu xanh lá cây rất bắt mắt. Chiếc hang này sau đó cũng được gọi là "Hang giày xanh" và khoảng 80% số người leo núi đều sẽ dừng lại ở để nghỉ ngơi.
 
Tuy chưa chính thức được xác định danh tính nhưng nhiều người cho rằng đây là thi thể của Tsewang Paljor, một nhà leo núi nghiệp dư người Ấn Độ đã tử nạn trên cung đường chính sườn Tây Bắc trong đợt bão tuyết năm 1996.

Bí ẩn về thi thể mang tên "Đôi giày xanh"
 

thi-the-paliorThi thể Paljor cạnh cung đường lên đỉnh Everest, vẫn được biết tới với tên Giày xanh.

Tsewang Paljor, 28 tuổi là một sĩ quan trong tiểu đội leo núi 6 người, thuộc lực lượng Cảnh sát biên phòng Ấn Độ - Tây Tạng. Họ đã tạo thành một đoàn leo núi độc lập với mục tiêu trở thành những người Ấn Độ đầu tiên chinh phục "nóc nhà của thế giới" trên cung đường phía Bắc.
 
Ban đầu, hành trình của họ khá thuận lợi. Nhưng khi tới trạm dừng chân tạm thời tại độ cao 8.300m thì một cơn bão tuyết bất ngờ ập tới khiến họ khó có thể hoàn thành được đoạn đường cuối cùng.
 
"Ba người chúng tôi đã quyết định bỏ cuộc trong khi Paljor cùng hai đồng nghiệp khác vẫn quyết tâm hoàn thành mục đích được đề ra.
 
Chiều cùng ngày, Paljor họ điện đàm về trạm tiếp tế bên dưới để thông báo về việc đã chinh phục đỉnh Everest thành công và đang chuẩn bị quay xuống dưới. Tuy nhiên, mọi liên lạc bỗng bị cắt đứt hoàn toàn sau một trận bão tuyết kinh hoàng", một thành viên của đội leo núi chia sẻ.

Nỗi ám ảnh kinh hoàng

Năm 2006, "Đôi giày xanh" bị cuốn vào tâm điểm tranh cãi khi được cho rằng đã góp phần gây nên cái chết của David Sharp, 34 tuổi - một nhà leo núi nghiệp dư người Anh trên con đường lên đỉnh Everest.
 
Vào năm 2003 và 2004, anh Sharp đã cùng hai đoàn leo núi thử chinh phục đỉnh Everest nhưng đều không thành công. Cho tới năm 2006, anh Sharp quyết định một mình chinh phục "nóc nhà của thế giới" mà không tham gia bất cứ đoàn thể nào, cũng như không cần người dẫn đường bản địa đi cùng.
 
Do hành động đơn độc và chẳng mang theo thiết bị liên lạc khẩn cấp nào nên khi gặp tai nạn, không có ai ở trạm dừng chân tạm thời nhận biết kịp điều này để thông báo tìm người.
 
Trước khi tử vong, anh Sharp đã lánh tạm vào "Hang giày xanh" rồi chẳng thể tỉnh dậy nữa.

mot-nha-leo-nui-nghiep-du-nguoi-anhMột nhà leo núi nghiệp dư người Anh cũng đã tử nạn vì bị tưởng nhầm là Tsewang Paljor - thi thể nhà leo núi nghiệp dư người Ấn Độ.

Vì điều kiện trời tối và không có thông báo tìm người mất tích nên sau khi anh Sharp nghỉ tại đây, hàng chục người leo núi đi ngang qua đã lầm tưởng anh chính là "Đôi giày xanh" nên vẫn tiếp tục cuộc hành trình của mình.
 
Chỉ tới khi trời sáng" một số người leo núi mới phát hiện ra anh Sharp trong tình trạng nguy kịch, tuy nhiên lúc này đã quá trễ để có thể giúp anh trở lại trạm dừng chân tạm thời nằm phía dưới.
 

Năm 2007, thi thể anh Sharp được gia đình và bạn bè thuê người di chuyển tới chỗ khác để tránh khỏi tầm mắt của những nhà leo núi.

Tới năm 2014, "Đôi giày xanh" cũng bỗng nhiên biến mất và được cho là đã bị di dời đi nơi khác.

(Theo Trí Thức Trẻ)

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Tôi cận cửa tử sau 20 giờ trekking không ăn, nghỉ tại châu Phi

Tôi cận 'cửa tử' sau 20 giờ trekking không ăn, nghỉ tại châu Phi

Nóc nhà châu Phi Kilimanjaro là điểm leo núi không dành cho dân nghiệp dư. Du khách phải thật sự có đầu tư về sức khoẻ cũng như dụng cụ trekking chuyên nghiệp.
Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ dài này bạn đã lựa chọn chưa? Có rất nhiều ngày Lễ Tết trong một năm, trong số đó có những ngày lễ mà người lao động sẽ được nghỉ theo quy định. Năm nay, ngoài Tết Nguyên Đán ra, chúng ta còn có một kỳ nghỉ dài vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương liền sát với 30/4 và 1/5. Do đó, người lao động sẽ được nghỉ nhiều ngày
Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Có rất nhiều khu vực cắm trại ở D’ran, trong đó có Taly đèo D’ran, P’ró Ngó, đồi Lâm Tuyền, miếu Ông Cọp, cửa rừng Đa Mân, đồi thông Châu Sơn, thung lũng Hoa Màu…
Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Mỗi năm, Măng Đen đẹp nhất chỉ kéo dài 3 tháng. Team thích xê dịch không nên bỏ lỡ “thời điểm vàng” này, nếu không phải đợi tới năm sau.
Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Cuối thu, những bông hoa tam giác mạch phớt hồng nở rộ, khoác lên cho thảo nguyên Suôi Thầu - “Thụy Sĩ thu nhỏ của Hà Giang” vẻ đẹp thơ mộng.
48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

Nhóm của anh Lê Chiêu (Hà Nội) vừa chinh phục đỉnh Lùng Cúng (tỉnh Yên Bái), trải qua hai ngày trong một cánh rừng nguyên sinh, "với những khung cảnh cổ tích tuyệt đẹp".
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc