Tây Tạng là một nơi huyền thoại, ở nơi đây trong suốt nhiều thế kỷ mọi người luôn quan niệm rằng, con người không chết, họ chỉ đầu thai cho một cuộc sống mới. Ở Tây Tạng là vậy, đức tin mạnh hơn so với lực lượng kinh tế hay quân sự. Nhưng vùng đất được nhiều người coi là huyền thoại này, đã từng bị phá hủy nặng nề trong hơn nửa thế kỷ trước. Một nền văn hóa đã bị vùi dập, cả dân tộc từng bị phân chia nhưng gốc rễ của nó vẫn tồn tại mạnh mẽ, những dấu hiệu của sự hồi sinh đã bắt đầu nảy mầm.
Ảnh: Imperatortravel
Vùng đất ẩn chứa nhiều điều bí ẩn
Sinh sống ở một cao nguyên khắc nghiệt có độ cao hơn 4000 mét, người Tây Tạng đã tạo ra cho mình một xã hội độc đáo, gắn liền với tôn giáo. Trước năm 1951, Tây Tạng vẫn còn là một vùng đất bí ẩn với phần còn lại của thế giới phía sau dãy núi Himalaya. Có rất ít người biết đến một nơi có mùa đông lạnh như trong thời Trung cổ, một nơi yên bình và tĩnh lặng. Đó là những gì tôi biết về Tây Tạng trước khi thực sự say mê nó. Nhiều khách du lịch Tây Tạng cũng thực sự ngạc nhiên khi được đến đây trải nghiệm.
Người dân đi mua sắm trên các con phố (Ảnh: Imperatortravel)
Ngày nay Tây Tạng đã có nhiều thay đổi, có cả một tuyến đường sắt có giá hơn 3 tỷ USD nối liền Lhasa với Trung Quốc, các khu phố hiện đại mọc lên nhiều hơn. Tuy nhiên theo tôi nhận thấy, trong thế giới thay đổi này, vẫn còn có những vùng mà nền văn hóa Tây Tạng vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển. Có thể đó là khu vực nông thôn, hoặc khu phố Barkhor sống động ở Lhasa, hoặc ở các tu viện Tây Tạng – nơi hạn chế số lượng các nhà sư và đóng cửa, không cho du khách tham quan vào những thời điểm nhất định. Một điểm đến chứa đựng nhiều bí ẩn về lịch sử có thể là một trong những yếu tố thu hút nhiều khách du lịch Tây Tạng.
Bên ngoài Tu viện Jokhang (Ảnh: Imperatortravel)
Blogger du lịch Cezar
Lhasa – vùng đất linh thiêng và là “trái tim” của Tây Tạng
Lhasa nằm ở độ cao 4.000 m so với mực nước biển, nên thách thức đầu tiên của tôi khi đặt chân đến đây là độ cao. Theo lời một hướng dẫn viên du lịch Tây Tạng chúng tôi phải dành vài ngày để cơ thể thích nghi với việc hấp thu không khí loãng, kèm theo việc trang bị máy thở oxy di động. Áp suất khí quyển thấp hơn nhiều so với bình thường sẽ khiến mọi người dễ bị cảm lạnh, đau đầu, và cảm thấy mệt mỏi chỉ sau hai bước đi. Tôi may mắn là không phải trải qua cảm giác đó khi đến Tây Tạng. Đây là một điểm mà khách du lịch Tây Tạng được hướng dẫn tận tình để hạn chế những trường hợp xấu có thể xảy ra.
Quảng trường Jokhang (Ảnh Imperatortravel)
Một điều thú vị là khi đến du lịch Tây Tạng và không biết gì về Phật giáo, cũng giống như bạn đến thăm Vatican mà không biết gì về Chúa Giêsu Kitô. Vì vậy, trước chuyến thăm Tây Tạng, tôi đã cố gắng dành thời gian để đọc một vài tài liệu về Phật giáo.
Ảnh: Imperatortravel
Là một trong những tôn giáo lớn của thế giới, Phật giáo được thành lập ở phía đông bắc Ấn Độ và miền nam Nepal vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Các yếu tố chính của Phật giáo là sự tái sinh – giống như cuộc sống là một chu kỳ sinh tử. Tùy thuộc vào công đức của mỗi người, họ sẽ tái sinh trong một trong các cấp khác nhau, có thể xấu hoặc tốt và có mức độ nhất định. Phật giáo là chủ đề thiêng liêng nhất ở đất nước này, tôi thật sự cảm nhận được điều đó và chỉ khi biết được như vậy, bạn mới có thể hiểu những gì đang diễn ra ở đây. Hơn thế nữa, nhiều khách du lịch Tây Tạng khi đến đây còn mang về cho mình những bài học quý giá từ tôn giáo linh thiêng này.
Ảnh: Imperatortravel
Tôi nhận thấy một điều rằng, các tu viện ở đây là một hình ảnh tương phản so với khung cảnh xung quanh. Mỗi tu viện là một phức hợp bao gồm các tòa nhà, làng xóm được nối liền bởi những con đường quanh co, với các nhà dành riêng cho các nhà sư, phòng họp lớn, những bức tượng khổng lồ với những biểu hiện khác nhau của Đức Phật. Ở khắp mọi nơi là sự xuất hiện của mùi hương được thắp, kèm theo tiếng rì rầm của những câu chú. Và có lẽ là có cả những kho báu quý giá các vị Lạt Ma khác nhau đang được lưu giữ ở đâu đó.
Ảnh: Imperatortravel
Đối với nhiều khách du lịch Tây Tạng, điểm đến tiên ở thế giới của Phật giáo Tây Tạng sẽ là Lhasa. Nơi này là vùng đất linh thiêng nhất ở Tây Tạng, cũng là nơi lâu đời nhất được xây dựng bởi vua Songtsen Gampo.
Tôi đã được chứng kiến một hình ảnh thiêng liêng của các Phật tử đến từ các quốc gia khác. Mỗi ngày có đến hàng ngàn người hành hương và khách du lịch đến tụ tập quanh ngôi đền, những người hành hương vừa đi vừa hành lễ một cách chậm rãi, thì thầm những câu kinh thần bí. Trong khi đó các du khách nước ngoài thì cẩn thận với máy ảnh của mình, bởi có một số địa điểm không được phép chụp hình. Tôi có cảm giác mình đang lạc vào một vùng đất thời Trung cổ, nơi có những nghi lễ kì lạ và tôi hoàn toàn không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Ảnh: Imperatortravel
Thú vị truyền thống tranh luận giữa các tu sĩ
Một truyền thống thú vị mà chắc hẳn ai cũng biết đến, đó chính là các buổi tranh luận về Phật giáo giữa các tu sĩ. Ở gần Lhasa có hai tu viện cũng khá quan trọng khác là Sera và Drepung. Trong các thập kỷ trước, tu viện Sera có đến hơn 5.000 tu sĩ theo học tập, ngày nay số tu sĩ đã bị hạn chế bởi quy định mới của chính phủ.
Một buổi tranh luận thú vị giữa các tu sĩ về chủ đề Phật giáo. (Ảnh: Imperatortravel)
Tôi đã đến thăm Sera vào buổi chiều, đúng lúc khi các tu sĩ đang có các cuộc tranh luận. Họ thường tranh luận về các vấn đề triết học Phật giáo và cố gắng thuyết phục nhau, chứ không phải là phủ nhận nhau. Đó là một cảnh tượng thật sự thú vị, tất cả các cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể là điều đáng để tôi học hỏi. Thường thì lập luận của họ được đi kèm với những người ủng hộ bằng cách vỗ tay. Có khi các cuộc tranh luận kéo dài đến hàng giờ đồng hồ.
Ảnh: Imperatortravel
Tây Tạng là một vùng đất mà bản thân nó đã trở thành một “thương hiệu” có sức hút khó cưỡng, không chỉ đối với những tín đồ của Phật giáo, một nơi xứng đáng để bạn dành thời gian trải nghiệm. Khách du lịch Tây Tạng ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây, vì một trong những lý do thu hút là địa điểm của lịch sử và Phật giáo hàng đầu thế giới.
(Theo Imperatortravel)