[WeNews] Du ngoạn đỉnh Mã Pì Lèng - một trong tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc

Ngày đăng 04/01/2019 03:31 PM - 2.318 lượt xem
Miền núi Tây Bắc luôn là địa điểm ưa thích cho hàng ngàn dân phượt thích khám phá ghé chân. Cảnh sơn cước nơi đây còn được ví như cõi bồng lai tiên cảnh.

du-ngoan-dinh-ma-pi-leng-mot-trong-tu-dai-dinh-deo-cua-mien-bac-wetrekvn
Mã Pì Lèng đích thị là một trong tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc với vẻ đpẹ hùng vĩ khó cưỡng
 
Mã Pì Lèng là một trong những cung đèo hiểm trở và đẹp nhất Tây Bắc
 
du-ngoan-dinh-ma-pi-leng-mot-trong-tu-dai-dinh-deo-cua-mien-bac-wetrekvn
 
Chinh phục được con đèo này thì đúng là trải nghiệm không thể nào quên
 
Đèo Mã Pì Lèng được xem là một trong những cung đường đèo hiểm trở và đẹp bậc nhất vùng núi phía Bắc. Chính vì thế mà con đèo này được ví như Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo.
 
Mã Pì Lèng (còn có âm đọc là Mã Pí Lèng , Mã Pỉ Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pì Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc, nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.
 
du-ngoan-dinh-ma-pi-leng-mot-trong-tu-dai-dinh-deo-cua-mien-bac-wetrekvn
 
Con đèo như một sợi chỉ vắt qua giữa lưng chừng đồi núi tạo nên một khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên núi đá. Cung đường đèo này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.
 
Mã Pì Lèng được dịch theo nghĩa đen chỉ sống mũi con ngựa còn theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự nguy hiểm của đỉnh núi, nơi những con ngựa leo lên dốc cao đến mức phải tắt thở. Lên đỉnh Mã Pì Lèng ngắm nhìn dòng sông Nho Quế xanh mướt quanh năm, những đỉnh núi cao vời vợi khiến những ai đến đây đều thấy như lạc vào tiên cảnh, ung dung, tự tại giữa đất trời.
 
Tên gọi và đặc điểm Mã Pì Lèng
 
du-ngoan-dinh-ma-pi-leng-mot-trong-tu-dai-dinh-deo-cua-mien-bac-wetrekvn
 
Lạc vào thế giới tiên cảnh với sương khói dày đặc
 
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ "sống mũi con ngựa" theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.Tuy nhiên, theo một số người Hmong bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là "sống mũi con mèo".
 
Mã Pì Lèng là "vua" của các con đèo ở Việt Nam 
 
du-ngoan-dinh-ma-pi-leng-mot-trong-tu-dai-dinh-deo-cua-mien-bac-wetrekvn
 
Thiên nhiên Tây Bắc đẹp ngỡ ngàng bao bọc Mã Pì Lèng
 
Sau khi hoàn thành, Đèo Mã Pì Lèng tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở bậc nhất ở vùng núi biên viễn phía Bắc, được ví như "vua" của các con đèo Việt Nam.
 
Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo và mặt đường lổn nhổn đá hộc, hai ô tô rất khó tránh nhau.
 
Nằm giữa cao nguyên Đồng Văn trơ trọi đá, một bên là vách núi Mã Pì Lèng cao dựng đứng và một bên là vực sâu sông Nho Quế, phía Bắc và Đông Bắc đèo trải dài trong tầm mắt là hàng ngàn quả núi đá trọc màu xám trùng trùng điệp điệp lơ thơ cây cối.
 
Trạm dừng chân tại đỉnh đèo Mã Pì Lèng
 
du-ngoan-dinh-ma-pi-leng-mot-trong-tu-dai-dinh-deo-cua-mien-bac-wetrekvn
 
Cung đường Mã Pí Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo 9 khoanh dài 20 km về sau trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như một Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo.
 
Trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngoạn cảnh và tại đây đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.
 
du-ngoan-dinh-ma-pi-leng-mot-trong-tu-dai-dinh-deo-cua-mien-bac-wetrekvn
 
Con đường chuẩn bị lên đèo
 
du-ngoan-dinh-ma-pi-leng-mot-trong-tu-dai-dinh-deo-cua-mien-bac-wetrekvn
 
Ngắm nhìn đồng lúa vàng ươm
 
(Theo Thế Giới Trẻ)
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ dài này bạn đã lựa chọn chưa? Có rất nhiều ngày Lễ Tết trong một năm, trong số đó có những ngày lễ mà người lao động sẽ được nghỉ theo quy định. Năm nay, ngoài Tết Nguyên Đán ra, chúng ta còn có một kỳ nghỉ dài vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương liền sát với 30/4 và 1/5. Do đó, người lao động sẽ được nghỉ nhiều ngày
Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Có rất nhiều khu vực cắm trại ở D’ran, trong đó có Taly đèo D’ran, P’ró Ngó, đồi Lâm Tuyền, miếu Ông Cọp, cửa rừng Đa Mân, đồi thông Châu Sơn, thung lũng Hoa Màu…
Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Mỗi năm, Măng Đen đẹp nhất chỉ kéo dài 3 tháng. Team thích xê dịch không nên bỏ lỡ “thời điểm vàng” này, nếu không phải đợi tới năm sau.
Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Cuối thu, những bông hoa tam giác mạch phớt hồng nở rộ, khoác lên cho thảo nguyên Suôi Thầu - “Thụy Sĩ thu nhỏ của Hà Giang” vẻ đẹp thơ mộng.
48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

Nhóm của anh Lê Chiêu (Hà Nội) vừa chinh phục đỉnh Lùng Cúng (tỉnh Yên Bái), trải qua hai ngày trong một cánh rừng nguyên sinh, "với những khung cảnh cổ tích tuyệt đẹp".
Phát hiện thảo nguyên xanh chỉ cách Hà Nội 2 giờ chạy xe, du khách nhận xét như “Mông Cổ thu nhỏ”

Phát hiện thảo nguyên xanh chỉ cách Hà Nội 2 giờ chạy xe, du khách nhận xét như “Mông Cổ thu nhỏ”

Chỉ mất 2h từ thủ đô Hà Nội, du khách có thể đặt chân tới mảnh đất được ví là "Mông Cổ thu nhỏ" và trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc