[WeNews] Ghé thăm Lam Kinh - cố đô ở Thanh Hóa

Ngày cập nhật 19/04/2019 07:56 PM - 2.635 lượt xem
Sử ghi lại, sau kháng chiến chống giặc Minh (1418 - 1427) thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi ở Đông Đô (Thăng Long), lập nên triều Hậu Lê. Để tri ân quê hương, cũng là căn cứ khởi nghĩa Lam Sơn, người đã cho xây dựng lăng miếu tại nơi này. Lam Kinh xưa kia rộng bạt ngàn, hội đủ rừng – núi – sông ngòi và làng mạc. Chữ “Kinh” ở đây không mang ý nghĩa đô thị mà để bày tỏ sự tôn kính đối với quê của vua.
 
Lam Kinh tuân thủ chặt chẽ thuyết phong thủy: phía Bắc dựa vào núi Dầu, mặt Nam nhìn ra sông Chu còn bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh xây dựng theo trục Nam - Bắc trên đồi gò hình chữ vương. Sử sách ghi lại, bốn mặt thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Trải qua sự tàn phá khắc nghiệt của thiên tai, tường thành, nghi môn, nhà tả vu, hữu vu, điện thờ… nay chỉ còn là phế tích.
 

Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng 200 ha (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là nơi anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt.

Nhà vua đóng đô ở Thăng Long (Hà Nội) và dựng ở quê hương Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh. Nơi này còn được gọi là Tây Kinh (để phân biệt với Đông Kinh - Hà Nội) có nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua.


Đường dẫn vào hoàng thành có một con sông đào tên là sông Ngọc. Dòng chảy này bắt nguồn từ Tây Hồ, vòng qua trước thành và điện Lam Kinh. Theo sách Hoàng Việt dư địa chí, nước sông trong veo, đáy sông có nhiều sỏi tròn đẹp.

Trên sông Ngọc có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung, còn có tên gọi là Cầu Bạch. Cầu uốn cong bắc qua sông Ngọc, nằm trên trục đường chính dẫn vào khu trung tâm chính điện Lam Kinh.

 

Qua cầu khoảng 50 m đến một giếng cổ, trước kia có thả sen. Nước giếng trong xanh quanh năm không cạn, bờ Bắc được lát bậc đá lên xuống, cung cấp nước cho điện Lam Kinh.

Hàng năm có rất đông du khách đến viếng điện Lam Kinh và tham quan chụp ảnh tại giếng cổ. Đây là một trong những giếng cổ lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Muốn vào khu chính điện, khách phải đi qua Ngọ môn có 3 gian, gian giữa rộng 4,6 m, gian bên rộng 3,5 m. Nền Ngọ môn rộng 11m, dài hơn 14 m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6 m, cửa hai bên rộng 2,74 m và được bố trí hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là kích thước lớn, đường kính chân cột 78 cm.

Trước Ngọ môn có con nghê đá đứng canh. Phần lưng và đế nghê vẫn còn giữ nguyên bản, có niên đại hàng trăm năm. Phần đầu và chân trước mới được phục dựng lại gần đây.

Khu di tích còn lưu giữ nét đẹp của không gian Việt với "cây đa, giếng nước, sân đình". Bên phải sân rồng (còn gọi là sân chầu) là cây đa thị hàng trăm năm tuổi, có kích thước chục người ôm mới xuể.

Qua Ngọ môn vào đến sân rồng. Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích hơn 3.500 m2.

Chính điện Lam Kinh bố trí theo hình chữ "công" gồm 3 tòa điện lớn xây trên nền đất rộng, là Quang Đức, Sùng Hiếu và Diên Khánh. Đây là công trình kiến trúc gỗ quy mô, với hàng cột cái của cả ba điện có đường kính đến 62 cm.

Nằm sau khu chính điện là Thái miếu Lam Kinh gồm 9 tòa được bài trí trang nghiêm, là nơi thờ cúng tổ tiên, các vị vua và hoàng thái hậu nhà Lê. Nhưng hiện tại mới có 5 Thái miếu được phục dựng.

Điện phía trước gọi là Quang Đức, điện dọc ở giữa gọi là Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là Diên Khánh. Hai điện Quang Đức và Diên Khánh đều có 9 gian, gian giữa rộng nhất, hai gian hai đầu hồi chỉ rộng 2 m tạo thành hành lang bao quanh cả 3 điện.

Mọi du khách đều muốn khám phá sự thật về cây ổi cười khi tới Lam Kinh.Theo những người gắn bó lâu năm ở đây, thì vùng đất đặt lăng mộ vua Lê Thái Tổ là nơi hội tụ linh khí của đất trời, vô cùng thiêng liêng. Đây cũng được coi là huyệt điểm quan trọng trong khu di tích Lam Kinh nên hiện tượng lạ mới xảy ra. Và cây ổi chỉ "cười" ở đây, còn khi con người chiết để trồng nó ở nơi khác thì hiện tượng cười không xuất hiện.

Theo câu chuyện, nếu ai đó sờ nhẹ lên thân cây, đầu lá sẽ rung lên bần bật. Từng lá như những ngón tay nhỏ mở ra, cả khi trời lặng gió. Còn nếu du khách nắm tay vào cành và nhắm mắt lại, họ sẽ có cảm giác khác lạ, giống như đang chu du ở nơi nào đó.

Theo người hướng dẫn viên tại khu di tích, sự tích về cây ổi bắt đầu khoảng hơn 10 năm về trước và do chính một du khách phát hiện. Rất nhiều người đã thử khám phá cây ổi cười và đều bất ngờ trước hiện tượng lạ.


Những cây ổi nằm sát bên một góc trong khu mộ của Vua Lê. Điều lạ nữa là những cây ổi ở khu lăng mộ này đều mang thế rồng chầu. Tuy gần trăm năm tuổi nhưng mùa nào quả của chúng cũng có mùi thơm lừng.

 
Ở đây có bia Vĩnh Lăng, một trong những tấm bia lớn nhất cả nước, được công nhận là bảo vật quốc gia. Bia mô tả ngắn gọn, cô đọng gia tộc, thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi biên soạn.


Nhà bia được dựng lại năm 1961. Nền nhà có hình gần vuông mỗi cạnh là 8,80 m. Nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4 cột. Trong sách Mỹ thuật thời Lê, các nhà nghiên cứu nhận định: “Nghệ thuật điêu khắc thời Lê tinh tế, mềm mại, nhưng chắc khỏe trong nghệ thuật và hình thái biểu hiện. Các hoa văn được biểu hiện trên tác phẩm điêu khắc uyển chuyển, hài hòa mà bia Vĩnh Lăng là một trong những điển hình trọn vẹn nhất”.

 
Thành điện Lam Kinh phía bắc dựa vào núi Dầu, phía trước thành hướng nam và nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm bình phong, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía tây.
 
Năm 1962, nơi đây đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến năm 2012, khu di tích Lam Kinh tiếp tục được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
 
Khởi nguồn, lễ hội Lam Kinh bắt đầu sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà và được đưa về an táng tại Lam Kinh năm 1433. Ngày nay, cứ đến ngày 21 (giỗ Lê Lai) và 22 (giỗ Lê Lợi) tháng 8 Âm lịch hàng năm, nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ hội Lam Kinh để tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân.
 
(Theo VnExpress.net, news.zing.vn)
 
>>>Tham khảo Những vật dụng cần thiết khi đi du lịch tại WETREK.VN
Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Tôi cận cửa tử sau 20 giờ trekking không ăn, nghỉ tại châu Phi

Tôi cận 'cửa tử' sau 20 giờ trekking không ăn, nghỉ tại châu Phi

Nóc nhà châu Phi Kilimanjaro là điểm leo núi không dành cho dân nghiệp dư. Du khách phải thật sự có đầu tư về sức khoẻ cũng như dụng cụ trekking chuyên nghiệp.
Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ dài này bạn đã lựa chọn chưa? Có rất nhiều ngày Lễ Tết trong một năm, trong số đó có những ngày lễ mà người lao động sẽ được nghỉ theo quy định. Năm nay, ngoài Tết Nguyên Đán ra, chúng ta còn có một kỳ nghỉ dài vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương liền sát với 30/4 và 1/5. Do đó, người lao động sẽ được nghỉ nhiều ngày
Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Có rất nhiều khu vực cắm trại ở D’ran, trong đó có Taly đèo D’ran, P’ró Ngó, đồi Lâm Tuyền, miếu Ông Cọp, cửa rừng Đa Mân, đồi thông Châu Sơn, thung lũng Hoa Màu…
Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Mỗi năm, Măng Đen đẹp nhất chỉ kéo dài 3 tháng. Team thích xê dịch không nên bỏ lỡ “thời điểm vàng” này, nếu không phải đợi tới năm sau.
Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Cuối thu, những bông hoa tam giác mạch phớt hồng nở rộ, khoác lên cho thảo nguyên Suôi Thầu - “Thụy Sĩ thu nhỏ của Hà Giang” vẻ đẹp thơ mộng.
48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

Nhóm của anh Lê Chiêu (Hà Nội) vừa chinh phục đỉnh Lùng Cúng (tỉnh Yên Bái), trải qua hai ngày trong một cánh rừng nguyên sinh, "với những khung cảnh cổ tích tuyệt đẹp".
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc