[WeNews] Gia đình hơn 30 năm sống biệt lập trên đảo giữa hồ Trị An

Ngày cập nhật 10/04/2019 09:25 AM - 1.993 lượt xem
 Sống biệt lập,không hàng xóm ở bên nhưng vợ chồng ông Long vẫn bám trụ trên đảo Năm Bầu (Đồng Nai) hàng chục năm qua.
 
gia-dinh-hon-30-nam-song-biet-lap-tren-dao-giua-ho-tri-an-wetrekvn
 

Đảo Năm Bầu, nằm giữa hồ Trị An, rộng khoảng 4 ha. Đảo vốn là gò đất còn sót lại sau khi ngăn dòng chảy sông Đồng Nai làm nhà máy thủy điện vào năm 1984.
 
gia-dinh-hon-30-nam-song-biet-lap-tren-dao-giua-ho-tri-an-wetrekvn

Trên đảo Năm Bầu có duy nhất gia đình ông Nguyễn Văn Long (62 tuổi, quê Long An) sinh sống.
 
"Những năm 80, vợ chồng rời quê lên vùng đất này lập nghiệp. Gia đình đi cưa cây thuê rồi dựng chòi trồng bắp, đậu, lúa... Đến khi hồ Trị An hình thành, chỗ tôi ở trở thành đảo như bây giờ", ông Long chia sẻ.
 
gia-dinh-hon-30-nam-song-biet-lap-tren-dao-giua-ho-tri-an-wetrekvn

Cuộc sống của gia đình ông những ngày đầu giữa vùng nước mênh mông đầy khó khăn. "Ruộng thành hồ, tôi trồng bắp, mía... trên đảo nhưng cũng thất thu. Cảnh sống không điện, biệt lập buồn nhưng tôi vẫn bám trụ ở đảo, chứ đi nơi khác không có tiền mua đất còn khó hơn", người đàn ông tuổi lục tuần nhớ lại.
 
Cái tên đảo cũng không do ông đặt. Vợ ông tên thường gọi là Năm, khi ấy đang có bầu, vì vậy, nhiều người sang thường gọi tên Năm Bầu cho dễ phân biệt với nhiều đảo khác ở hồ Trị An.

gia-dinh-hon-30-nam-song-biet-lap-tren-dao-giua-ho-tri-an-wetrekvn

Hai vợ chồng ông sau đó chuyển sang trồng điều vì hợp thổ nhưỡng trên đảo.
 
"Khoảng ba tháng đầu năm điều vào mùa trái chín. Ngày nào tôi cũng đi nhặt quả, tách lấy hạt rồi phơi khô", bà Trần Thị Thanh Nga (57 tuổi, vợ ông Long) cho biết.
 
gia-dinh-hon-30-nam-song-biet-lap-tren-dao-giua-ho-tri-an-wetrekvn

Hiện, 3 ha trồng điều hơn chục năm tuổi thu được ba tấn hạt mỗi năm, là nguồn thu nhập chính của gia đình. Ngoài ra, hai vợ chồng còn trồng thêm xoài, mỗi năm hái hai vụ. Ở quanh đảo thì trồng tràm vừa để lấy gỗ và tránh xói mòn, sạt lở.

gia-dinh-hon-30-nam-song-biet-lap-tren-dao-giua-ho-tri-an-wetrekvn

Đảo Năm Bầu cách bờ khoảng 5 km, đi lại chỉ bằng thuyền. "Trước kia tôi đi thuyền gỗ mất hơn nửa tiếng. Gần đây thì mua được xuồng máy để tiện chở nông sản, trái cây đi bán và mua nhu yếu phẩm cần thiết", bà Nga nói.

gia-dinh-hon-30-nam-song-biet-lap-tren-dao-giua-ho-tri-an-wetrekvn

Hai vợ chồng có ba người con, hai con gái đã đi lấy chồng. Cậu con trai lấy vợ cũng lên bờ thuê nhà ở ngay gần đảo. "Đứa cháu nội tên Hiếu, 4 tuổi, ở đây từ lúc mới sinh nên không muốn rời đảo. Mỗi sáng, tôi chèo thuyền đưa cháu vào học mẫu giáo rồi đi chợ luôn", bà Nga cho biết.
 
Hơn 30 năm sống ở đảo nhưng bà Nga vẫn chưa biết bơi. Dù vậy, bà biết cách chèo thuần thục để đảm bảo an toàn. Trời mưa gió thì mới dùng xuồng máy đi lại.

gia-dinh-hon-30-nam-song-biet-lap-tren-dao-giua-ho-tri-an-wetrekvn

Những lúc rảnh, ông Long thả lưới và chờ đến sáng hôm sau gỡ cá. Tuy nhiên, vào mùa nắng, giăng cả đêm cũng chỉ được vài cân cá. Mùa mưa, cá vào lưới nhiều, vợ ông mang ra chợ bán kiếm thêm thu nhập.
 
gia-dinh-hon-30-nam-song-biet-lap-tren-dao-giua-ho-tri-an-wetrekvn

Mỗi chiều, hai ông cháu đều ra hồ tắm. Theo ông Long, nước trong hồ sạch nên dùng được trong cả sinh hoạt và tưới tiêu.
 
gia-dinh-hon-30-nam-song-biet-lap-tren-dao-giua-ho-tri-an-wetrekvn

Cuộc sống của hai vợ chồng già trên đảo như thêm phần êm đềm với hình ảnh đàn gà chạy lon ton trước sân.
 
gia-dinh-hon-30-nam-song-biet-lap-tren-dao-giua-ho-tri-an-wetrekvn

Buổi trưa hoặc chiều tối, gia đình quây quần trong căn nhà gỗ xem tivi hoặc tách hạt điều... Nguồn điện có được từ những tấm pin mặt trời lắp trên trần nhà.
 
gia-dinh-hon-30-nam-song-biet-lap-tren-dao-giua-ho-tri-an-wetrekvn
 
"Chỉ có Tết thì tôi về quê còn lại quanh năm trên đảo. Ở đâu quen đấy, nơi này không khí trong lành, thoải mái, ít xô bồ nên thích lắm. Con cái cũng lớn, có cuộc sống riêng nên tôi càng muốn ở mãi trên đảo thôi", ông Long chia sẻ.
(Quỳnh Trần-Vnexpress)
Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Top 10 đỉnh núi cao nhất thế giới

Top 10 đỉnh núi cao nhất thế giới

Chắc hẳn nhiều người sẽ biết đỉnh núi cao nhất thế giới là Everest, với độ cao 8.848m, nằm ở dãy Himalaya, Nepal. Nếu ai có niềm đam mê hơn về địa lý cũng như leo núi cũng biết rằng ngọn núi cao thứ hai trên thế giới là K2, nằm trên biên giới Trung Quốc - Pakistan. Nhưng có mấy ai sẽ để ý đến ngọn núi cao thứ 3 hay thứ 4 của thế giới ngoài những nhà leo núi chuyên nghiệp. Đỉnh Everest thường chiếm hết tất cả về sự nổi tiếng. Nhưng thực tế, cả lục địa châu Á đầy ắp những ngọn núi khổng lồ. 100 ngọn núi cao nhất thế giới đều nằm ở châu Á. Không ngọn núi nào trong số bảy ngọn núi cao nhất trên mỗi châu lục (bảy đỉnh núi cao nhất của các châu lục) có mặt trong danh sách này, ngoại trừ Everest.  Sẽ thật đáng tiếc nếu những đỉnh núi trong top 10 lại không được nhiều người biết đến.
Phát hiện chân của vận động viên leo núi trên đỉnh Everest sau 100 năm

Phát hiện chân của vận động viên leo núi trên đỉnh Everest sau 100 năm

Một nhóm leo núi kết hợp quay phim đã phát hiện ra một bàn chân được bọc trong một chiếc ủng leo núi và một chiếc tất - trên đó có khâu một nhãn ghi rõ là của Andrew “Sandy” Irvine. Phát hiện này ngay lập tức gây chấn động trong cộng đồng leo núi, bởi nó có thể là mảnh ghép còn thiếu trong câu chuyện về chuyến thám hiểm định mệnh của Irvine và George Mallory vào năm 1924. Phát hiện mới này đã giải đáp được phần nào bí ẩn thế kỷ trong giới leo núi.
[Xuyên Việt 2024] Trải Nghiệm Hành Trình Từ Hà Nội Tới Cà Mau Bằng Ô Tô Tự Lái

[Xuyên Việt 2024] Trải Nghiệm Hành Trình Từ Hà Nội Tới Cà Mau Bằng Ô Tô Tự Lái

Hành trình xuyên Việt 2024, khám phá vẻ đẹp đất nước được anh Hùng Lê chia sẻ độc quyền với WeTrek. Chi tiết lịch trình, gợi ý và lời khuyên hữu ích để bạn có chuyến xuyên Việt an toàn và ý nghĩa!
Kinh  nghiệm phượt Tây Yên Tử - Sơn Động Bắc Giang

Kinh nghiệm phượt Tây Yên Tử - Sơn Động Bắc Giang

Tây Yên Tử là điểm phượt hấp dẫn thu hút được rất nhiều người đến và trải nghiệm bởi cảnh núi non hùng vĩ tuyệt đẹp nhưng vẫn còn nét huyền bí hoang sơ, còn in dấu cả nét văn hóa dân tộc từ xa xưa. Wetrek chia sẻ kinh nghiệm du lịch Tây Yên Tử và hướng dẫn bạn các chuẩn bị cần thiết khi đi phượt Tây Yên Tử để bạn có chuyến nhiều cảm xúc và đáng nhớ nhất.
Phượt chinh phục đèo Violắc - Ba Tơ, Quảng Ngãi bằng xe máy

Phượt chinh phục đèo Violắc - Ba Tơ, Quảng Ngãi bằng xe máy

WeTrek giới thiệu hành trình phượt chinh phục đèo Violac - huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi với các thông tin chi tiết về địa điểm, cung đường đèo, các điểm dừng chân ngắm cảnh. WeTrek gợi ý những điều bạn cần chú ý khi phượt xe máy trên đèo Violac an toàn và các dụng cụ, đồ dùng bạn cần thiết khi phượt xe máy để có trải nghiệm tốt nhất
Hành trình cắm trại tuyệt vời ở Thảo nguyên Suôi Thầu - Xín Mần, Hà Giang.

Hành trình cắm trại tuyệt vời ở Thảo nguyên Suôi Thầu - Xín Mần, Hà Giang.

Suôi Thầu và Hoàng Su Phì là hai địa điểm du lịch cắm trại vô cùng nổi tiếng của tỉnh Hà Giang. Nếu như Hoàng Su Phì có cảnh quan thiên nhiên là những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn cùng những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ thì Suôi Thầu - huyện Xín Mần còn được ví như “thảo nguyên Thụy Sĩ giữa lòng Hà Giang” hay “ thảo nguyên Châu u” của Hà Giang. Đến với Suôi Thầu chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp trước bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc không thua kém địa danh Hoàng Su Phì và cảm nhận được sức sống căng tràn đầy cuốn hút. Đây cũng là địa điểm cắm trại vô cùng lý tưởng để bạn thư giãn, tận hưởng bầu không khí trong lành, trải nghiệm cảm giác gần gũi với thiên nhiên và khám phá cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng Hà Giang. Bạn hãy cùng WeTrek trải nghiệm hành trình cắm trại đầy thú vị độc đáo khi đến với Suôi Thầu.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc