[WeNews] HOT: Đồng Nai Phát Hiện Hang Dung Nham Dài Nhất Đông Nam Á

Ngày cập nhật 09/05/2019 09:50 AM - 9.220 lượt xem
Sau gần 2 tháng khảo sát và thám hiểm quần thể hang động tại huyện Tân Phú và huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, các nhà khoa học thuộc Viện sinh học Nhiệt đới Việt Nam và Hội Hang động Berlin của Cộng hòa Liên bang Đức đã phát hiện hang động có nguồn gốc dung nham do quá trình phun trào núi lửa tại khu vực huyện Tân Phú có chiều dài lớn nhất Đông Nam Á.
 
Hang Dơi được ngăn cách bởi sự sụp đổ, đứt gẫy tạo ra hai hang là hang Dơi 1 và hang Dơi 2. Nơi ghi nhận là rộng nhất của hang Dơi có chiều cao lên tới 4 m và chiều rộng 10 m.


Người dân địa phương cho biết những hang động này đã tồn tại từ rất nhiều năm nay. Sau giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, một số người dân đã đến vùng đất này khai hoang làm nương rẫy. Thời điểm đó, họ đã phát hiện nhiều cửa hang lộ thiên. Người dân cũng tò mò vào thám hiểm, tuy nhiên do hệ thống hang chạy dài trong lòng đất, cửa hang hẹp, thiếu ôxy nên không ai dám vào sâu hơn.


 
Trước những thông tin về hệ thống hang động trên, Đoàn khảo sát của Hội Hang động Berlin và các nhà khoa học của Việt Nam đã tiến hành thám hiểm, khảo sát tổng cộng 11 hang dung nham, với tổng chiều dài 1,8km từ tháng 2/2013 đến nay. Trong số này, hang động dài nhất được Đoàn khảo sát tìm thấy là hang dung nham nằm tại xã Phú Lộc huyện Tân Phú, mà người dân nơi đây vẫn thường gọi là hang Dơi. Hang Dơi được ngăn cách bởi sự sụp đổ, đứt gãy, tạo ra hai hang là hang Dơi 1 và hang Dơi 2.
 
Ông Chung Thế Thành, người dân xã Phú Lộc, huyện Tân Phú, Đồng Nai cho biết vào những tháng trời mưa, nước ngập lên đến nửa hang. Lúc này, loài dơi tập trung đậu trên đỉnh phía trên hang dày đặc và dân chỉ lấy vợt khua bắt dơi mang đi bán.
 
Hang Dơi có hình vòng cung, chiều rộng hang khoảng 10m, chiều cao khoảng 3-4m. Nhiều đoạn hang chiều cao thấp hơn và có thể đụng đến đầu người. Kết cấu phần trên của hang Dơi là những khối đá liền mạch kết dính vào nhau tạo thành hình vòng cung.

Sơ đồ miêu tả ngăn hang Dơi 1 (vòng cung bên trên - cave 1) và hang Dơi 2 (cave 2). Hình tròn ở giữa là đoạn đứt gãy mà nếu tính cả đoạn này, hang Dơi 1 là hang động dung nham dài nhất Đông Nam Á. Đồ họa: Michael Laumanns.
 
Phía dưới hang, do vào mùa mưa nước tràn vào phân nửa hang, do đó nền hang là những lớp bùn và đất, đá. Đi sâu vào trong hang, nhiều loài động vật sinh sống như dơi, rắn, rết, bò cạp và các loài ếch, nhái. Phía trên hang nước được thẩm thấu vào mặt đá tạo môi trường ẩm uớt và thiếu ôxy khi đi sâu vào hang.



Loài Dơi sống tại hang động này, có thể là loài có tên khoa học là cf. Hipposideros Pomona
 
Những tháng trời mưa, nước ngập lên đến nửa hang. Lúc này, loài dơi tập trung đậu trên đỉnh phía trên hang dày đặc và dân chỉ lấy vợt khua bắt dơi mang đi bán.
 
Loài Phrynichus orientalis, được giới khoa học phát hiện năm 1998, là một cá thể hiếm trong loài côn trùng
 
Loài côn trùng Thereuopoda longicornis.
 
Khảo sát của nhóm các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng khẳng định rằng hang Dơi có một đoạn dài nhất là 426m, tạo thành một dải hang liên tục, không đứt gãy, nơi được ghi nhận là rộng nhất của hang với chiều cao lên tới 4m và chiều rộng 10m. Nếu xem như đây là một hang động duy nhất của hệ thống, tính cả phần sụp đổ, hang dơi này có tổng chiều dài 534m và được coi là hang dung nham dài nhất khu vực Đông Nam Á.
 
Trước đó, các nhà khoa học thế giới cũng đã phát hiện hang dung nham Gua Lawah tại Indonesia có tổng chiều dài 400m.
 
Phát hiện này dự kiến sẽ được Hội Hang động Berlin xuất bản thành một báo cáo đầy đủ bằng tiếng Anh, bao gồm phần bản đồ và phần mô tả về các hang động và sẽ được xuất bản trên ấn phẩm speleological Berlin Speleoclub của Hội.
 
Tuy nhiên, điều lo ngại của nhóm nghiên cứu là hiện người địa phương thường xuyên bẫy dơi bằng lưới để ăn, khiến môi trường sống của dơi bị ảnh hưởng, trong khi dơi là động vật cũng góp phần vào việc bắt ruồi muỗi và thụ phấn cây ăn quả.

Hang dung nham là hang động được hình thành trong quá trình kiến tạo của núi lửa. Hang động dung nham được tạo ra khi bề mặt dòng dung nham nguội đi và tạo thành một lớp vỏ cứng, trong khi dung nham bên trong vẫn còn nóng và lỏng dưới lớp vỏ này vẫn chảy do nhiều lý do khác nhau. Quá trình này tạo ra các đoạn hang động hình ống điển hình gần bề mặt chỉ được biết đến khi miệng hang sụp đổ.
 
(Theo Cục Du Lịch)
 
 
 
>>> Hang động Đồng Nai thật hùng vĩ nhưng cũng ẩn chứa vô vàn nguy hiểm cùng những loài sinh vật chưa được giới khoa học khám phá hết, cùng WETREK.VN trang bị cho bạn thêm những kiến thức về kinh nghiệm khám phá ngoài trời AN TOÀN.

 

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Tôi cận cửa tử sau 20 giờ trekking không ăn, nghỉ tại châu Phi

Tôi cận 'cửa tử' sau 20 giờ trekking không ăn, nghỉ tại châu Phi

Nóc nhà châu Phi Kilimanjaro là điểm leo núi không dành cho dân nghiệp dư. Du khách phải thật sự có đầu tư về sức khoẻ cũng như dụng cụ trekking chuyên nghiệp.
Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ dài này bạn đã lựa chọn chưa? Có rất nhiều ngày Lễ Tết trong một năm, trong số đó có những ngày lễ mà người lao động sẽ được nghỉ theo quy định. Năm nay, ngoài Tết Nguyên Đán ra, chúng ta còn có một kỳ nghỉ dài vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương liền sát với 30/4 và 1/5. Do đó, người lao động sẽ được nghỉ nhiều ngày
Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Có rất nhiều khu vực cắm trại ở D’ran, trong đó có Taly đèo D’ran, P’ró Ngó, đồi Lâm Tuyền, miếu Ông Cọp, cửa rừng Đa Mân, đồi thông Châu Sơn, thung lũng Hoa Màu…
Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Mỗi năm, Măng Đen đẹp nhất chỉ kéo dài 3 tháng. Team thích xê dịch không nên bỏ lỡ “thời điểm vàng” này, nếu không phải đợi tới năm sau.
Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Cuối thu, những bông hoa tam giác mạch phớt hồng nở rộ, khoác lên cho thảo nguyên Suôi Thầu - “Thụy Sĩ thu nhỏ của Hà Giang” vẻ đẹp thơ mộng.
48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

Nhóm của anh Lê Chiêu (Hà Nội) vừa chinh phục đỉnh Lùng Cúng (tỉnh Yên Bái), trải qua hai ngày trong một cánh rừng nguyên sinh, "với những khung cảnh cổ tích tuyệt đẹp".
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc