Địa hình của những ngọn thác thường khá phức tạp, vừa có núi non, vừa có nước đổ xuống nên chính vì vậy sẽ có những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn mà bạn không thể lường trước được.
Chinh phục những ngọn thác là một trải nghiệm mạo hiểm rất thú vị nhưng đòi hỏi khá nhiều kỹ năng. Ngoài việc lên lịch trình thật kỹ, bạn còn phải nắm được rất nhiều lưu ý cần thiết khác bởi dù sao đây cũng là một hành trình ẩn chứa nhiều sự nguy hiểm. Nhưng không vì thế mà bạn phải chùn bước chân, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn 10 chú ý rất hữu ích để đảm bảo việc leo thác an toàn, mang lại chuyến đi hoàn hảo khó quên.
Làm gì để đảm bảo an toàn khi đi leo thác? - Ảnh: Heo Bờ Rồ
1. Đi theo nhóm từ 5 người
Địa hình của những ngọn thác thường khá phức tạp, vừa có núi non, vừa có nước đổ xuống nên chính vì vậy sẽ có những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn mà bạn không thể lường trước được. Nếu bạn chỉ đi nhóm 2 - 3 người thì việc xử lý tình huống sẽ bị chậm lại, thậm chí không thể khắc phục vì thiếu nhân lực. Từ 5 người trở lên là tốt nhất cho một nhóm đi leo thác, nhưng cũng không nên đi nhóm quá đông vì sẽ khó kiểm soát, quản lý thành viên trong đoàn.
Leo thác theo nhóm - Ảnh: Sưu Tầm
2. Không tách nhóm
Rất khó để tuyển một nhóm cùng thể lực, sức khỏe như nhau, trong nhóm sẽ có người yếu người khỏe và trong quá trình di chuyển sẽ không đồng đều được. Nhưng cũng không vì thế mà người khỏe hơn lại đi trước quá nhanh, hoặc ngược lại cả đoàn bỏ bạn đi chậm lại ở sau, bởi có nhiều sự cố như trượt ngã, vấp phải đá, chấn thương… xảy ra thì sẽ không ai ở bên cạnh giúp đỡ bạn.
Địa hình thác nước hiểm trở - Ảnh: thanhnien
3. Mang dép cố độ bám tốt
Giày dép là vật dụng quan trọng khi đi leo thác. Giày dép phải chọn loại đế có độ bám tốt, không thấm nước hoặc phải là giày chuyên dụng lội nước. Tuyệt đối không mang các loại dép tông, giày da, giày lười… rất nguy hiểm, dễ trượt ngã do đá trơn. Nhiều người leo thác có kinh nghiệm thường leo bằng chân không vì độ bám dính, cảm giác của chân sẽ dễ dàng biết được độ trơn của địa hình, tuy nhiên nếu không tự tin và mới đi lần đầu thì bạn không nên thử.
Mặc đồ bảo hộ nếu cần - Dksasia
5. Tuân theo chỉ dẫn của hướng dẫn viên
Những ngọn thác đã được đưa vào khai thác du lịch thì đều có hướng dẫn viên đi cùng, việc bạn cần làm đó là tuân theo mọi sự dặn dò quy định của hướng dẫn viên để hạn chế tối đa những tình huống không mong muốn.
Tuân theo chỉ dẫn của hướng dẫn viên - Ảnh: Flickr
6. Nên có người địa phương đi cùng
Dân du lịch bụi luôn có xu hướng tìm kiếm những điều mới mẻ, những ngọn thác ít người biết ở nơi hoang sơ là một trong số đó. Tuy nhiên, với những người lần đầu đến thác, không gì tốt hơn là thuê một người bản địa thông thuộc địa hình để dẫn đường. Họ sẽ biết được quy luật dòng chảy, các vị trí nguy hiểm, những chướng ngại vật và các sự cố có thể xảy ra trên đường đi.
Dân du lịch bụi luôn có xu hướng tìm những điều mới mẻ - Ảnh: Wind Wind
7. Không leo thác khi tối trời
Leo thác khi trời tối sẽ khó khăn và nguy hiểm hơn rất nhiều dù bạn có đèn pin hoặc công cụ chiếu sáng mạnh, ngoài ra là các con thú, bò sát như rắn rết sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn vào buổi tối khiến bạn khó tránh được chúng hơn là thời điểm ban ngày. Vì thế, nếu không vì bất đắc dĩ, chỉ nên leo thác khi vẫn còn ánh sáng tự nhiên.
8. Mang theo thuốc chống côn trùng
Do địa hình thường xuyên ẩm ướt nên đây sẽ nơi lý tưởng cho vắt, muỗi và rất nhiều loại côn trùng sinh sôi. Bạn nên thoa thuốc chống côn trùng và mang những loại thuốc trị bệnh khác để đề phòng những tình huống bất ngờ từ môi trường bên ngoài.
Leo thác là trải nghiệm rất thú vị - Ảnh: Lưu Mai Mai
9. Chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ
“Có thực mới vực được đạo”, câu này quả không sai với hoạt động tốn nhiều sức như đi leo thác. Mang thêm đồ ăn thức uống đơn giản, gọn nhẹ để bổ sung năng lượng, tiếp sức ở những trạm dừng chân.
Mặc đồ gọn nhẹ, giày dép có độ bám tốt - Ảnh: Heo Bờ Rồ
10. Mang vừa đủ vật dụng cần thiết
Nếu xác định chỉ leo thác trong ngày thì bạn chỉ nên mang vừa đủ vật dụng, còn lại để hết ở chỗ cắm trại hoặc gửi lại ở văn phòng tour để tránh mang vác nặng khi đi leo thác. Còn nếu bạn đi dài ngày, cần đổi chỗ cắm trại thì đồ đạc cũng nên hạn chế. Đi du lịch mạo hiểm thì sự gọn nhẹ luôn là tối ưu.
Mang đồ đạc gọn nhẹ khi đi leo thác - Ảnh: Heo Bờ Rồ
Với 10 bí kíp mà Mytour đưa ra, hãy nắm vững chúng cộng với một lịch trình hợp lý, một nhóm ăn ý, thì chắc chắn bạn sẽ có thể yên tâm chinh phục những ngọn thác lớn nhỏ ở khắp mọi nơi. Hãy luôn nhớ, sự an toàn luôn được đặt lên hàng đầu, bởi đi là để trở về nữa.
TungTT - Mytour