Kinh nghiệm đi trekking thác K50 - Kbang Gia Lai chi tiết nhất

Ngày đăng 24/10/2023 11:01 AM - 1.908 lượt xem

Nhắc đến mảnh đất Gia Lai chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến những thác nước hùng vĩ. Bật mí cho bạn, một thác nước được mệnh danh là “nàng thơ” giữa núi rừng Tây Nguyên chính là thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én. Cùng WeTrek khám phá kinh nghiệm đi trekking thác K50 Gia Lai siêu chi tiết dưới đây nhé! 

1. Thác K50 ở đâu?

Thác K50 nằm ở trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Tọa lạc tại huyện Kbang, giáp ranh giữa Bình Định với Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng chừng 80km. Nếu như bạn còn đang không biết thác K50 thuộc tỉnh nào thì nơi đây vẫn thuộc tỉnh Gia Lai nhé!

Thác K50 nằm ở trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng

2. Hướng dẫn di chuyển đến thác K50 Gia Lai

2.1 Từ Sài Gòn đến Gia Lai

Từ Sài Gòn để di chuyển đến Gia Lai bạn sẽ phải trải qua hành trình dài khoảng gần 600km. Chính vì vậy, phương tiện chủ yếu được nhiều người lựa chọn là xe khách hoặc máy bay để tới thẳng thành phố Pleiku.

+ Máy bay: bạn có thể tìm mua vé của các hãng hàng không nội địa. Giá vé khoảng chừng từ 1.500.000đ – 4.000.000đ/khứ hồi (tùy từng thời điểm khác nhau)

+ Xe khách: từ Sài Gòn di chuyển qua bến xe Miền Đông và bắt các hãng xe khách đi Pleiku. Thời gian di chuyển sẽ mất khoảng 12 giờ đồng hồ nên hầu hết các xe thường khởi hành vào buổi tối. Giá vé khoảng chừng 270.000đ/lượt.

2.2 Từ Gia Lai đến thác K50

Từ trung tâm thành phố Pleiku bạn sẽ phải di chuyển một quãng đường dài 80km để tới thị trấn An Khê, sau đó tiếp tục di chuyển thêm 30km để tới huyện Kbang tỉnh Gia Lai. Hành trình này sẽ phải kéo dài thêm khoảng 60km qua đường đèo, xuyên rừng để tới thác K50 khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

3. Thời điểm nên đi thác K50 Kbang Gia Lai

Theo như tìm hiểu, vì huyện Kbang Gia Lai nằm trong vùng nhiệt đới ẩm và chịu ảnh hưởng bởi 2 vùng khí hậu Duyên Hải và Tây Nguyên. Chính vì vậy, nhiệt độ tại đây thường khá mát mẻ, mưa xuất hiện khá nhiều. Còn vào mùa khô thì thường khá ngắn và không nắng nóng gay gắt.

thời điểm lý tưởng nhất để bạn ghé tới thác K50 chính là từ tháng 1 đến tháng 6

Theo kinh nghiệm đi thác K50 của nhiều người thì thời điểm lý tưởng nhất để bạn ghé tới đây chính là từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm. Bởi lúc này nhiệt độ tại đây khá mát mẻ, mưa ít nhưng lại không quá khô hanh. Rất thuận tiện để bạn có thể bắt đầu hành trình phượt thác K50 An Lão Gia Lai.

4. Thác K50 Gia Lai có gì hấp dẫn?

4.1 Khám phá hệ sinh thái ở Kon Chư Răng 

Nếu như bạn là một người yêu thích khám phá thiên nhiên và không ngần ngại đối mặt với những thử thách khó khăn thì thác K50 chắc chắn chính là một điểm đến lý tưởng mà bạn không nên bỏ lỡ. Đặc biệt, khác với những ngọn thác Đà Lạt khác, đến với thác K50 bạn còn được tìm hiểu và khám phá hệ sinh thái tại khu bảo tồn Kon Chư Răng nữa đó!

Hành trình xuyên rừng rậm mặc dù có phần hơi khó khăn và đôi khi khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Thế nhưng, trên đường đi nếu để ý kĩ một chút bạn sẽ có thể bắt gặp những loài động vật như kì nhông hay các loài chim đang ríu rít hót.

Không những vậy, khung cảnh rừng núi bạt ngàn còn khiến bạn cảm thấy thích thú bởi không khí vô cùng trong lành, mát lạnh.

4.2 Chiêm ngưỡng vẻ đẹp thác K50

Sau hành trình kéo dài vài tiếng đồng hồ cuối cùng bạn cũng sẽ đến được với thác K50 – đích đến của chuyến trekking xuyên rừng này. Bao nhiêu mệt nhọc quả thực cũng sẽ dần tan biến hết khi đứng trước thác K50.

Không quá khi cho rằng thác K50 là một trong những ngọn thác Gia Lai đẹp nhất. Nhìn từ xa, trông thác giống như một dải lụa bạc lấp lánh giữa rừng núi Tây Nguyên. Xung quanh thác cũng mang vẻ đẹp tráng lệ và vô cùng thơ mộng. Dường như tất cả những tinh hoa của thiên nhiên đã hội tụ tại nơi này để tạo ra một thiên đường ở ngay trong đời thực vậy đó!

Chắc chắn khi tới đây bạn sẽ thấy thác K50 đẹp hơn một kiệt tác, vì nó là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo của thiên nhiên, một món quà quý giá mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho khu rừng rộng lớn bị bỏ quên này của tỉnh Gia Lai.

4.3 Tìm hiểu về cuộc sống của người dân tộc Ba Na 

Ở phía Trại Bò – nơi bắt đầu hành trình di chuyển để vào rừng rậm bạn sẽ được tìm hiểu thêm về cuộc sống của những người dân tộc Ba Na sống ở trong rừng sâu thẳm.

người dân tộc Bana sống ở trong rừng Kon Chư Răng

Bản làng này có khoảng gần 20 hộ dân sinh sống. Tới đây bạn sẽ bắt gặp những ngôi nhà ấm cúng mang đậm nét văn hóa của đồng bnao dân tộc Ba Na. Đặc biệt, nếu có dịp còn có cơ hội tham gia vào các lễ hội truyền thống như mừng lúa mới, cưới hỏi, bỏ mả…

5. Hành trình trekking thác K50 chi tiết nhất

Hành trình trekking thác K50 bạn sẽ lấy điểm mốc xuất phát từ khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng nhé! Dưới đây chúng mình sẽ tóm tắt lịch trình di chuyển ngắn gọn nhất để bạn dễ dàng hình dung hơn:

Cổng khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng – Trại Bò – Thác K50 – huyện Kbang – Sài Gòn

Ngày thứ 1: Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng – Trại Bò – đỉnh thác K50

Để tiết kiệm thời gian, bạn nên di chuyển đến thành phố Pleiku từ hôm trước sau đó di chuyển đến khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Vì hành trình di chuyển từ thành phố Pleiku đến Kon Chư Răng khá xa nên bạn cần sắp xếp thời gian để thuận tiện hơn khi di chuyển nhé!

Đường đi xuyên rừng vô cùng khó khăn

Sau khi có mặt tại cổng Kon Chư Răng bạn sẽ phải làm các thủ tục theo yêu cầu của ban kiểm lâm. Sau đó, bên phía kiểm lâm sẽ cho 2 người đi theo để dẫn đường cũng như đảm bảo bạn không làm ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường ở bên trong khu rừng.

Được biết, từ chỗ ban kiểm lâm đến thác K50 bạn sẽ phải di chuyển thêm với quãng đường dài gần 14km bằng xe máy để đến Trại Bò. Quả thực, đây là một quãng đường khó khăn nhất trong hành trình đến với thác K50. Con đường dốc cheo leo, bùn đất, có đi bạn mới có thể thấm được câu nói “vạn sự khởi đầu nan”.

Quãng đường dài 14km tuy di chuyển bằng xe máy thế nhưng trên thực tế không nhanh hơn khi đi bộ là bao đâu nhé! Có những đoạn bạn sẽ phải đi đường đất xuyên rừng, dốc trơn trượt. Thậm chí có những đoạn bạn sẽ phải kéo xe máy hay đẩy cho xe đi qua đoạn bùn lầy. Việc xe đổ là điều bình thường tại đây luôn đó!

Sau hơn 1 giờ di chuyển qua đoạn đường 14km cuối cùng bạn cũng sẽ đến với Trại Bò. Khác với khung cảnh có phần lầy lội vừa qua, ngay khi đặt chân tới Trại Bò bạn sẽ có cảm giác giống như mình đang được ghé tới một vùng thảo nguyên nào đó vậy.

Khung cảnh thơ mộng ở Trại Bò

Trại Bò là một bản nhỏ của người dân tộc Ba Na sinh sống ở trong rừng. Sở dĩ có tên gọi là Trại Bò là bởi tại đây có một thung lũng với bãi cỏ xanh rì và cũng chính là nơi thả bò mỗi ngày. Bạn có thể gửi lại xe máy và bắt đầu chuyến đi trekking băng qua rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng để đến với thác K50.

Đoạn đường lội suối vất vả

Sau khi rời khởi Trại Bò, bạn sẽ phải lội qua một con suối nhỏ. Bạn nên đi vào khoảng tháng 4 bởi nước lúc này chỉ cao ngang bắp chân mà thôi, còn vào mùa nước thì nơi đây sẽ thành 1 con sông nhỏ đó! Tuy là lội suối thế nhưng cũng khá khó khăn đấy nhé! Bạn hãy cẩn thận một chút bởi có rất nhiều những cành cây đổ ở phía dưới.

Sau đó là hành trình trekking xuyên rừng già để đến với thác K50. Vì là đặc điểm của rừng nguyên sinh nên “đặc sản” tại đây chính là những con vắt, đỉa và các loài côn trùng trong rừng. Do đó, bạn hãy mặc quần áo thật cẩn thận và bôi thuốc côn trùng nhé!

Để đến với chân thác K50 bạn sẽ phải di chuyển thêm khảong chừng 1 giờ đồng hồ nữa. Đường rừng rậm rạp nên sẽ có đôi chút khó khăn. Nếu xuất phát từ buổi trưa thì có lẽ phải đến gần tối bạn mới có thể tới được chân thác. Vì vậy, hãy dành ngày mai để khám phá thác K50 Kbang Gia Lai nhé!

Cắm trại ở đỉnh thác K50

Sau khoảng hơn 1 giờ bạn sẽ tới đỉnh thác – đây cũng chính là điểm cắm trại và nghỉ ngơi qua đêm của cả nhóm. Tới đỉnh thác bạn có thể dựng lều cắm trại, ăn uống và nghỉ ngơi tại đây.

Ngày thứ 2: Chân thác K50 – Trại Bò – Sài Gòn

Sau khi ăn sáng, bạn thu dẹp đồ đạc sau đó bắt đầu di chuyển xuống dưới phía dưới chân thác để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của “nàng thơ” Tây Nguyên này. Các bạn kiểm lâm đi cùng sẽ hướng dẫn cả nhóm đường đi nên sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều.

Tuy nhiên, đường xuống phía dưới chân thác khá khó khăn, có những đoạn bạn sẽ phải đu người qua những cành cây hay phải leo trên những tảng đá lớn vô cùng nguy hiểm đó!

Từ phía dưới chân thác bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp ngọn thác K50. Những màn nước buông xuống giống như một bức màn trắng xóa vậy. Tuy nhiên, cũng nên cẩn thận để không gặp phải những sự cố đáng tiếc nhé!

Sau khi xuống chân thác bạn bắt đầu di chuyển lên đỉnh thác và quay trở lại Trại Bò để di chuyển ra về. Kết thúc hành trình trekking thác K50 Gia Lai.

6. Đi thác K50 cần chuẩn bị gì?

6.1 Liên hệ trước chuyến đi:

  • Bạn cần đặt lịch và hỏi trước về thời tiết với bên kiểm lâm trong khu bảo tồn Kon Chư Răng. Liên hệ anh Hùng: 0978 035 772

  • Từ thành phố Pleiku tới thác K50 bạn nên thuê xe máy để tiện di chuyển. Liên hệ thuê xe máy: 0937 567 369

6.2 Đồ dùng trekking cần thiết khi trekking thác K50:

1. Giày leo núi lội nước: có khả năng chống nước, độ bám tốt.

2. Lều cắm trại

 

3. Balo leo núi

4. Trang phục leo núi: Quần mau khô, Áo khoác gió

5. Gậy leo núi

6. Túi ngủ và tấm lót đệm

7. Đèn pin

8. Găng tay leo núi, mũ

9. Vòng tay, thuốc chống muỗi

10. Áo mưa

 

Ngoài những món đồ bên trên, bạn có thể tham khảo thêm cách đóng gói hành trang vào balo sao cho chuẩn và đầy đủ nhất để chuyến đi được an toàn và trọn vẹn hơn nhé!

Trên đây là những kinh nghiệm đi trekking thác K50 huyện Kbang Gia Lai đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng với những gợi ý trên sẽ giúp bạn có được một chuyến đi trekking hoàn hảo để khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của thác K50 nhé!

THAM KHẢO NGAY ĐỒ LEO NÚI CẮM TRẠI TẠI WETREK.VN

(Nguồn: TrekkingCamping.com)

Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bạn có đam mê chạy bộ và muốn duy trì thói quen này ngay cả khi về già? Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết từ vận động viên marathon 70 tuổi Yuko Gordon, giúp bạn có thêm động lực và niềm vui để tiếp tục chinh phục đường chạy. Hãy cùng WeTrek khám phá những lời khuyên thú vị này nhé!
Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Cùng WeTrek tìm hiểu các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân và mọi người trong trường hợp xảy ra động đất. Tìm hiểu cách ứng phó đúng cách và kịp thời trong mọi tình huống khẩn cấp để đảm bảo an toàn.
Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Snowline là một thương hiệu Hàn Quốc chuyên về đồ leo núi và cắm trại đã có kinh nghiệm hơn 30 năm trên thị trường. Với sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng cao trong từng dòng sản phẩm của Snowline, đây là một thương hiệu uy tín bạn không thể bỏ qua trong những chuyến đi dã ngoại ngoài trời của mình. Hãy cùng WeTrek tìm hiểu về thương hiệu đồ outdoor đến từ "xứ sở kim chi" này nhé!
Captain Stag - Chú hươu đầu đàn của thương hiệu cắm trại Nhật Bản

Captain Stag - "Chú hươu đầu đàn" của thương hiệu cắm trại Nhật Bản

Captain Stag là thương hiệu lâu đời chuyên về các sản phẩm gia dụng phục vụ các hoạt động cắm trại và giải trí ngoài trời của Nhật Bản. Thương hiệu nối tiếng với các sản phẩm chất lượng cao và giá cả phải chăng gồm bếp nướng, lều, túi ngủ và các dụng cụ dã ngoại khác. Captain Stag cũng cung cấp nhiều loại phụ kiện ngoài trời đáp ứng đa dạng nhu cầu cho các hoạt động bên ngoài như đạp xe, leo núi, chèo thuyền. Hiện nay, các sản phẩm của Captain Stag đã có mặt tại thị trường Việt Nam, được nhập khẩu và bán chính hãng tại WeTrek. Khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin và nhận tư vấn qua website Wetrek.vn hoặc tới các cửa hàng của thương hiệu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi phí đi nóc nhà Yên Bái ngắm mùa hoa chi pâu đẹp lịm tim, đắm chìm giữa biển mây Tà Chì Nhù

Chi phí đi "nóc nhà" Yên Bái ngắm mùa hoa chi pâu đẹp lịm tim, đắm chìm giữa biển mây Tà Chì Nhù

Tà Chì Nhù - "nóc nhà" Yên Bái được mệnh danh là thiên đường cho giới trẻ ưa xê dịch thích đi săn mây, bắt gió Tây Bắc, ngắm hoa chi pâu. Bật mí chi phí đi trekking Tà Chì Nhù
[WeTrekology] 8 mẹo sẽ cứu mạng bạn nếu bị lạc nơi hoang dã

[WeTrekology] 8 mẹo sẽ cứu mạng bạn nếu bị lạc nơi hoang dã

Con người hiện đại đã quen với cuộc sống tiện nghi với công nghệ và bắt đầu quên đi ý nghĩa của việc tồn tại trong tự nhiên. Không có nhiều khả năng điều này xảy ra, nhưng bạn vẫn có thể bị lạc khi đi cắm trại với bạn bè chẳng hạn. Vì vậy, thật tốt khi biết một số thủ thuật đơn giản mà bạn có thể thực hiện nếu thấy mình cô đơn trong tự nhiên.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc