Kinh nghiệm Trekking Tà Năng - Phan Dũng Mùa Cỏ Xanh 2020

Ngày cập nhật 09/09/2020 04:10 PM - 25.959 lượt xem
Địa điểm:
Tà Năng - Phan Dũng
Vị Trí:
Đi qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận
Quãng đường:
55km
Độ cao:
1160m
Tọa độ:
- 11°30’43.8”N 108°33’44.3”E.
Địa hình: Bìa rừng khá phẳng, đồi núi thì dốc
Độ khó:
3/5
Hoạt động Outdoor nổi bật:
Trekking, Hiking, Trail Running, Camping
Thời tiết:
Phụ thuộc vào mùa Trekking (mùa cỏ xanh và mùa cỏ cháy)
Đối tượng:
Người có sức khỏe bền bỉ (không nên cho trẻ em đi cùng)
Phương tiện:
Đi bộ (xe máy chỉ dành cho Porter và người bản địa)
Số lượng người tham gia:
Từ 5 - 20 người
Thời gian Trekking: 34km - 2 ngày 1 đêm ở đồi Lĩnh và 55km - 3 ngày 2 đêm Tà Năng - Phan Dũng

Tà Năng - Phan Dũng là cái tên không quá xa lạ với các bạn yêu thích Trekking, đi bộ đường dài ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là cung đường Trekking lý tưởng, đẹp nhất Việt Nam mà các Trekker có thể chinh phục, khám phá.

Tuy nhiên, đi Trekking Tà Năng - Phan Dũng rất dễ bị lạc, yêu cầu sự tự tin, chuẩn bị kỹ lưỡng, sức khỏe tốt, bền bỉ và đặc biệt luôn giữ được tinh thần bước về phía trước, đã đi là không quay đầu bỏ cuộc.

Và nếu kết hợp thêm những gợi ý, kinh nghiệm Trekking Tà Năng của WETREK.VN dưới đây thì hành trình của bạn sẽ hoàn chỉnh và tuyệt vời hơn rất nhiều. Bởi vì vẻ đẹp của những đồi cỏ xanh ngát xa ngút tầm mắt, rừng thông mát rượi cùng với trải nghiệm thú vị khó quên sẽ khiến bạn không phải thất vọng khi đến nơi đây.

Kinh nghiệm Trekking Tà Năng - Phan Dũng mùa cỏ xanh

Kinh nghiệm Trekking Tà Năng - Phan Dũng mùa cỏ xanh

1. TÀ NĂNG Ở ĐÂU?

Tà Năng là một xã thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Còn Phan Dũng là một xã thuộc huyện Tuy Phong, Bình Thuận, cách Tp.HCM tầm 300km, cách trung tâm Đà Lạt 80km. Cung đường Trekking Tà Năng - Phan Dũng sẽ đi qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận với tổng chiều dài là 55 km thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Kalon Sông Mao.

Địa hình bìa rừng Tà Năng khá bằng phẳng, có nhiều cây bụi, đồng có xanh ngát. Hết bìa rừng, địa hình bắt đầu thay đổi, trập trùng với nhiều núi đồi, dốc cao và ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ cũng bắt đầu từ đây. Nhờ vậy mà Tà Năng - Phan Dũng đã trở thành một trong những cung đường Trekking đẹp nhất Việt Nam.

Tà Năng ở đâu?

Tà Năng là một xã thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, còn Phan Dũng là một xã thuộc huyện Tuy Phong, Bình Thuận

Quãng đường dài kết hợp với nguy hiểm núi rừng khiến cung Trekking Tà Năng - Phan Dũng thu hút rất nhiều các bạn yêu thích khám phá. Tuy nhiên, các bạn đi Trekking nhất phải có Porter (người dẫn đường). Bởi vì có nhiều trường hợp không thuộc đường, thiếu kinh nghiệm Trekking đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.  Vậy nên, khi đi Trekking Tà Năng - Phan Dũng các bạn nhất định phải thuê Porter và chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ.

2. TREKKING TÀ NĂNG MÙA NÀO ĐẸP NHẤT?

Thời tiết Tà Năng - Phan Dũng trong 7 ngày tới - nguồn Dark Sky

Tà Năng - Phan Dũng vì thuộc 2 tỉnh khác nhau nên khí hậu và thời tiết tại đây cũng có sự chênh lệch chất định. Ở gần Tà Năng sẽ có khí hậu mát gần giống Đà Lạt. Còn ở Phan Dũng khí hậu sẽ khô và nóng như Phan Thiết (dịu hơn Phan Thiết một chút)

Vậy điều gì đã khiến Tà Năng - Phan Dũng trở thành một trong những cung đường Trekking đẹp nhất Việt Nam? Đó là bởi vì Tà Năng - Phan Dũng phân hóa theo 2 mùa chính là mùa mưamùa khô. Tuy nhiên, mọi người lại thích cái trên mùa cỏ xanhmùa cỏ cháy hơn để nhấn mạnh vẻ đẹp của cung đường này.

Trekking Tà năng mùa nào đẹp

Giữa mùa cỏ xanh (mùa mưa) và mùa cỏ cháy (mùa khô) thì nên đi Trekking Tà Năng mùa nào?

2.1. Mùa cỏ xanh - mùa của sức sống và sự tươi mới

Mùa cỏ xanh cỏ xanh có lẽ được nhiều bạn yêu thích hơn bởi sự tươi mát và không khí trong lành của nó. Mùa cỏ xanh là mùa đẹp nhất trong năm bắt đầu từ tháng 8 - tháng 2 hằng năm. 

Mặc dù là mùa đẹp nhất trong năm nhưng nó cũng tiềm ẩn những nguy hiểm nhất định vì thời tiết thất thường, có thể sáng nắng gắt nhưng chỉ đến 2 - 3h là có mưa lớn. Cơn mưa giúp xua tan cái nóng ban ngày, khiến đồi cỏ, cây cối thêm xanh tươi và không khí cũng trở lên trong lành hơn nhưng cũng khiến đường đi trơn trượt, nước suối dâng cao. Vậy nên các bạn phải cẩn thẩn khi leo dốc, xuống dốc khi trời mưa nhé.

Trekking Tà Năng mùa cỏ xanh

Mùa cỏ xanh trên Tà Năng - Phan Dũng tràn đầy sức sống và sự tươi mới của thiên nhiên

2.2. Ánh tà dương trong mùa cỏ cháy

Mùa cỏ cháy ở Tà Năng khác biệt hoàn toàn với mùa cỏ xanh. Nếu mùa cỏ xanh mang đến sự tươi mới, mát mẻ thì mùa cỏ chát lại vô cùng thơ mộng kèm theo không khí oi oi của mùa khô. Mùa cỏ cháy thường bắt đầu từ tháng 3 - tháng 6 hằng năm.

Trên mọi nẻo đường, con dốc đều ngả vàng khiến mọi người chẳng muốn rời mắt. Đặc biệt khi hoàng hôn, ánh nắng phủ xuống mọi vật càng khẳng định vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây.

Trekking Tà Năng mùa cỏ cháy

Những ngọn cỏ ven đường, trên đồi đều bao phủ màu sắc vàng úa đầy thơ mộng -Ảnh @nature_vietnam (instagram)

Trekking Tà Năng tháng 3 - mùa cỏ cháy

Màu cỏ trên đồi bắt đầu chuyển đỏ - Trekking Tà Năng mùa cỏ cháy - Ảnh @btridgon (instagram)

Thật sự là không biết nên khuyên cách bạn nên đi Trekking Tà Năng mùa nào vì cả 2 mùa đều có vẻ đẹp khác nhau. Nếu bạn yêu thích sự tươi mới thì có thể chọn mùa cỏ xanh, còn bạn thích khung cảnh lãng mạn, thơ mộng thì đừng nên bỏ quên mùa cỏ cháy nhé.

3. ĐƯỜNG ĐI TỚI TÀ NĂNG

Muốn đi tới Tà Năng - Phan Dũng, các bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô hoặc xe khách. Nếu bạn đi bằng xe máy và ô tô thì phải gửi xe nhà dân ở xã Tà Năng thì mới bắt đầu hành trình Trekking được. Còn khi bạn đi xe khách, bạn chỉ cần thuê xe ôm vào đến xã Tà Năng là có thể bắt đầu đi Trekking.

Từ TP.Hồ Chí Minh bạn sẽ đi theo QL 1A  hoặc Cao Tốc Long Thành (CT01) đến Dầu Giây thì rẽ vào QL 20 (hướng lên Đà Lạt). Đến ngã ba Tà Hine (thuộc Đức Trọng, cách Đà Lạt 45km), bạn đi tiếp qua địa phận xã Đà Loan, Tà Năng, Đa Quyn, đi hết đường bê tông là đến bìa rừng. 

Cung đường Trekking xuất phát từ cửa rừng Tà Năng hoặc cửa rừng Ma Bó, thôn Makir đến đập Phan Dũng của xã Phan Dũng, có độ dài 55 km, qua trùng trùng điệp điệp các lớp núi đồi. Đường Trekking này có đến 90% là các lối mòn và đường nhiều ngã rẽ. Đỉnh Tà Năng - Phan Dũng cao 1160m và cột mốc của 3 tỉnh cao 1.701m đã trở thành mục tiêu chinh phục của những người đam mê Trekking.

Trekking Tà Năng – Phan Dũng vào đúng mùa rất đẹp, địa hình không quá hiểm trở nhưng có những cự ly dài đòi hỏi phải có sức khỏe và sức bền. Hiện có hai cung đường khác nhau để chinh phục Tà Năng – Phan Dũng. 

  • Cung đầu tiên là cung Đồi Lính dài 35 km là cung đường được nhiều người lựa chọn nhất bởi độ dài phù hợp, có thể đi vào 2 ngày cuối tuần.

  • Cung đường thứ hai là cung Thác Yavly dài 55km khá nguy hiểm, nhiều đường mòn, lối rẽ và nhiều suối lớn nhỏ khác nhau (mùa mưa rất trơn trượt) phù hợp cho những người đi Trekking có kinh nghiệm. Và đây là cung đường mà mình muốn chia sẻ tới các bạn!

Sơ đồ Trekking Tà Năng - Phan Dũng

Sơ đồ tuyến Trekking Tà Năng - Phan Dũng - Ảnh thực tế khi đi qua bìa rừng

Lưu ý: Với các bạn đi Trekking 3 ngày 2 đêm thì không nên đi xe máy hoặc ô tô đến Tà Năng (Lâm Đồng) vì điểm cuối của bạn là ở Bình Thuận. Tại đây bạn chỉ cần bắt xe khách là có thể về tới nhà mà không phải quay lại Tà Năng lấy xe nữa.

4. TREKKING TÀ NĂNG CẦN CHUẨN BỊ GÌ?

Trekking Tà Năng - Phan Dũng là cung đường khá dài nên trước khi đi bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng để có một chuyến đi thuận lợi nhất cho minh nhé. Và dưới đây là những đồ dùng thiết yếu nên chuẩn bị:

4.1. Trang phục

Các bạn Trekker thường có câu: "Không có thời tiết xấu, chỉ có quần áo không thích hợp". Vì thế đồ dùng đầu tiên bạn cần chuẩn bị đó là trang phục hợp lý. Trang phục phù hợp, thoải mái sẽ đảm bảo thuận tiện cho quá trình di chuyển, hoạt động của các bạn. Bạn nên theo dõi trước thời tiết để lựa chọn quần áo sao cho phù hợp.

TRekking Tà Năng cần chuẩn bị gì

Trekking Tà Năng, bạn cần chú ý đến trang phục đi Trekking 

Ví dụ bạn đi Trekking Tà Năng mùa cỏ cháy thì bạn nên mặc quần áo mỏng, nhẹ, có nhiều lớp chắn gió. Còn đi vào mùa cỏ xanh thì có thể mang áo ấm, áo mỏng để nhanh khô khi gặp mưa.

Một số trang phục mà bạn có thể lựa chọn khi đi Trekking Tà Năng - Phan Dũng như:

► Áo khoác gióDù là mùa mưa hay mùa khô bạn cũng cần có một chiếc áo khoác gió mỏng, nhẹ bởi vì ở mỗi độ cao khác nhau sẽ có nhiệt độ chênh lệch nhất định. 

► Quần mau khôBạn nên chọn các loại quần mỏng, mau khô, co giãn đảm bảo thuận lợi cho di chuyển và hoạt động

► Găng tay: Có 2 loại găng tay đó là găng tay đeo tay và ở cánh tay. Bạn nên có đủ 2 loại để có thể bám vào vách đá, dây leo, rễ cây (tránh bị thương khi đi rừng)

► : Mũ cũng là trang phục thiết yếu khi Trekking Tà Năng. Mũ rộng vành sẽ giúp bạn che nắng, tránh bị  say nắng khi đi dưới trời nắng nhiều giờ. Bạn đừng chủ quan, vì dù có sức khỏe tốt tới đâu mà đi dưới nắng trong thời gian dài mà không có mũ chắc chắn các bạn sẽ mệt và say nắng.

► Kính: Có thể có hoặc không

► Xà cạp, bó ống: Nên có để chống muỗi, chống vắt bay vào từ dưới ống quần

► Tất: Sử dụng tất dày, mềm, cao cổ thay vì dùng tất mỏng, ngắn

Tổng Hợp Các Trang Phục Không Thể Thiếu Khi Đi Trekking

4.2. Đồ leo núi

Trekking Tà Năng không thể quên đồ leo núi

Đồ leo núi là một trong những vật dụng vô cùng quan trọng - nó sẽ quyết định chuyến Trekking Tà Năng là trải nghiệm hay "hành xác"

Bên cạnh những trang phục cần thiết, đồ leo núi cũng có vai trò quan trọng trong quá trình Trekking Tà Năng - Phan Dũng. Một số đồ Trekking cần chuẩn bị như:

► Balo leo núi: Balo leo núi có nhiều loại khác nhau nhưng mình khuyến nghị các bạn nên chọn loại balo có thể chống thấm nước, vừa người, có đai đeo ở bụng, để đồ và mở rộng tối đa khi cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn loại balo có khung trợ lực - giảm trọng lượng lên cơ thể và giúp thẳng cột sống.

Vậy nên các bạn có thể tham khảo bài viết cách chọn balo leo núi để chọn được loại balo phù hợp nhất cho bản thân nhé.

Giày leo núi: Giày Trekking là một trong đồ leo núi vô cùng quan trọng bởi vì hành trình Trekking của bạn hoàn toàn là đi bộ. Vì thế một đôi giày tốt sẽ giúp bạn thuận tiện và an toàn khi đi Trekking Tà Năng - Phan Dũng.

Bình thường bạn có thể dùng giày chạy bộ khi thực hiện trên những cung đường nhẹ nhàng. Nhưng đây là quãng đường khá dài, nhiều khó khăn, trèo đèo lội suối do đó bạn cần chọn loại giày có độ bám tốt, cao cổ, chống thấm nước thì càng tốt

► Gậy leo núiTrekking Tà Năng đường dài sẽ khiến chân bạn cực độ đau, mỏi, tê rần. Vì thế, sử dụng gậy leo núi để giảm trọng lực vào đôi chân và tạo điểm tựa chắc chắn khi đi trên đường.

► Bọc balo: Với balo không chống nước thì bạn nên chuẩn bị sẵn một chiếc bọc balo khi trời mưa bất chợt (Thời tiết ở Tà Năng - Phan Dũng thay đổi thất thường)

Túi ngủ: Nhiệt độ trong rừng, trên núi cao rất thấp nên túi ngủ sẽ giúp bạn ấm hơn vào ban đêm. 

Lều trại: Trên đường đi Trekking Tà Năng - Phan Dũng không có bất kỳ trạm dừng chân, nhà nghỉ nên lều trại bắt buộc bạn phải chuẩn bị. Lều trại sẽ có nhiều loại (lều cá nhân, lều 4 người), bạn có thể chọn lều 4 người để giảm trọng lượng của balo.

► Ngoài những đồ leo núi bên trên, bạn cũng cần chuẩn bị dây thừng, móc khóa, đèn pin, đèn đeo trán,...

Trọn Bộ Đồ Leo Núi - Trekking Tại Wetrek - Tặng We - Gift 50k

4.3. Đồ ăn uống

Chuẩn bị thêm một ít lương khô

Chuẩn bị thêm một ít lương khô đề phòng gặp sự cố bất ngờ

Nếu bạn đi theo theo Tour Trekking Tà Năng thì không cần chuẩn bị đồ ăn mà chỉ cần chuẩn bị một chút đồ khô để phòng khi đói và nước thôi. Còn nếu tự lập thành Team thuê người dẫn đường thì các bạn cần chuẩn bị rất nhiều đồ ăn cho những lần dừng chân cắm trại ở Tà Năng.

Lưu ý: Khi đi theo Tour thì có thể Porter đã chuẩn bị nước, nhưng bạn cũng nên chuẩn bị 3 - 5 lít nước dự phòng trên đường đi và một vài lon nước tăng lực cho đỡ mệt khi đi đường dài

4.4. La Bàn, GPS (nếu có)

Nếu luôn luôn đi sau Porter thì không có gì đáng lo ngại nhưng nếu chẳng may bị lạc đường thì la bàn có thể sẽ cứu bạn một lần lạc đường ở Tà Năng - Phan Dũng bởi vì tại đây có rất nhiều ngã rẽ, đường mòn nên có nhiều trường hợp bị lạc ở đây.

4.5. Đồ sơ cứu y tế

Bộ sơ cứu y tế vô cùng cần thiết vì những vết thương nhỏ khi đi Trekking là không thể tránh khỏi. Hãy phòng bị để bảo vệ mình cũng như những thành viên trong đoàn nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị các loại thuốc cơ bản: thuốc tiêu chảy, hạ sốt, say nắng,...

4.6. Đồ dùng cá nhân

Trekking Tà Năng phải mang theo máy ảnh

Trekking Tà Năng luôn mang theo máy ảnh để lưu lại những kỷ niệm đáng nhớ - Ảnh Instagram: @iammeo.meo

Một số đồ dùng cá nhân thiết yếu trong chuyến đi như:

  • Bàn chải và tuýp đánh răng

  • Nước rửa tay khô

  • Thuốc chống muỗi, chống vắt

  • Kem chống nắng

  • Khăn khô, khăn ướt

  • Băng vệ sinh lót vai (balo) và đế giày

  • Kính râm

  • Điện thoại, sạc dự phòng, loa nhỏ nghe trên đường (JBL có móc)

  • Camera hành trình, máy ảnh, giấy tờ tùy thân

Ngoài những vật dụng cần chuẩn bị ở bên trên, các bạn cũng nên trang bị cho mình một chiếc còi sinh tồn để ra hiệu khi lạc đường, gặp nguy hiểm hay sự cố nào đó

5. HÀNH TRÌNH TREKKING 55KM TÀ NĂNG - PHAN DŨNG MÙA CỎ XANH

Chúng tôi bắt xe khách từ 10h tối ở Sài Gòn, lên đến Di Linh tầm 3h sáng. Sau đó lại tiếp tục thuê xe 7 chỗ (đã đặt sẵn ở Sài Gòn) chở cả nhóm đến chợ Đài Loan mua nước, gà và những vật dụng cần thiết để đem theo trước khi đến điểm bắt đầu Trekking lúc 9h sáng.

Vì quãng đường đi bộ khá dài, và trên đường sẽ không có hàng quán nên chúng tôi phải chuẩn bị đầy đủ thức ăn nước uống. Do đó, mỗi bạn phải mang ba lô tầm 12 kg, đa phần là nước.

Đừng quên vào chợ Đài Loan mua đồ cần thiết

Trước khi Trekking Tà Năng, chúng mình đã rẽ qua chợ Đài Loan để mua ít thịt gà, thịt lợn, tôm, rau, củ quả để nướng BBQ khi cắm trại cho 2 đêm

Ngày thứ nhất: Chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên đỉnh núi Tà Năng - Phan Dũng

Bắt đầu khởi hành bằng một chiếc công nông, chúng tôi ngồi trên công nông hưởng thụ cái mát lành lạnh lúc sáng sớm trước khi đến bìa rừng để bắt đầu cho hành trình Trekking Tà Năng - Phan Dũng oanh oanh liệt liệt này.

Ngồi trên công nông để đi tới bìa rừng Tà Năng

Gộp 2 đội Trekking Tà Năng với nhau cùng đi tới bìa rừng Tà Năng để bắt đầu hành trình "oanh liệt"

Lúc tới bìa rừng, chúng tôi háo hức vô cùng vì cánh rừng thông lộng gió, núi đồi xanh mướt màu cỏ. Nhưng chỉ vừa đi được khoảng 3 km, nhóm đã phát hiện là đi nhầm đường, nếu muốn nhanh thì phải lội suối, còn chậm mà chắc thì quay ngược lại. Và tất nhiên, chúng tôi chọn quay ngược lại để tránh bị ướt người cũng như đảm bảo an toàn cho tất cả thành viên trong nhóm.

Lạc trong những km đầu tiên

Chúng tôi không hiểu vì sao lại lạc đường trong những km đầu tiên - Ảnh @My Linh

Đi Trekking Tà Năng bị lạc đường

Trekking Tà Năng - Phan Dũng nhưng bị lạc đường và cả nhóm phải quay lại đường cũ để đảm bảo an toàn

Quan điểm đi Trekking Tà Năng - Phan Dũng của chúng tôi luôn đặt an toàn bản thân và lợi ích nhóm lên hàng đầu. Đi Trekking mùa cỏ xanh nước ở suối sẽ cao, chảy xiết, trơn trượt vì thế lựa chọn quay lại là biện pháp an toàn mà không tốn quá nhiều thời gian. Đến gần trưa trời nắng gắt nên đứa nào cũng đuối, cứ đi được một lát lại nghỉ.

Dù với mục đích Trekking Tà Năng - Phan Dũng của bạn là gì thì cũng nên đặt an toàn của mình và cả nhóm lên đầu nhé.

Đuối sức khi phải quay lại đường cũ

Chúng mình đã đuối sức khi quay lại đường cũ rồi tiếp tục để kịp tới điểm cắm trại

Sau khi vượt qua khu rừng thông, chúng mình đã đến những quả đồi Tà Năng và phải tranh thủ đi nhanh để kịp giờ cắm trại như dự định, nhưng người tính không bằng trời tính, trời hết nắng lại mưa cực lớn, và đứa nào đứa ấy cũng ướt mèm. May là cơn mưa không kéo dài, chúng mình đi thêm một đoạn đã tới đỉnh Tà Năng - Phan Dũng cao 1160m

Trekking Tà Năng gặp cơn mưa lớn

Một ngày u tối của chúng mình vì vừa bị lạc đường, vừa gặp cơn mưa lớn giữa tháng 8 

Đi lên đỉnh Tà Năng - Phan Dũng

Sau cơn mưa hối hả thì nhóm mình đã lên tới đỉnh núi Tà Năng - Phan Dũng cao 1160m - Ảnh Fb @Huu Tho

Nghỉ chân check in trên đỉnh núi Tà Năng - Phan Dũng

Chỉ cần nghỉ chân là nhân cơ hội chụp choẹt ngay

Nhưng chúng mình chỉ nghỉ chân một lúc để anh em ngắm cảnh, check in rồi lại tiếp tục đi đến điểm hạ trại gần suối tắm rửa, nướng đồ và nghỉ ngơi lấy lại sức cho ngày mai tiếp tục hành trình chinh phục Tà Năng - Phan Dũng.

Lên đường nhanh chóng để tới điểm cắm trại buổi tối

Không thể nghỉ chân quá lâu vì sắc trời đang chuyển tối. Chúng mình phải nhanh chóng đến điểm cắm trại buổi tối để chuẩn bị đồ ăn và nghỉ ngơi

Tới điểm hạ trại, nhóm mình bắt đầu dựng trại, dọn đồ, chuẩn bị đồ ăn mang sẵn gà nướng, thịt xiên, sườn nướng rồi đi tắm ở suối. Khi tắm trở về, chúng ta có thêm món nữa đó là cá suối nướng. Ăn uống xong xuôi là anh bắt bắt đầu đi ngủ để lấy sức cho ngày thứ 2. Trải nghiệm ngủ trong rừng khá là thú vị nha. Bạn nào mà sợ ma thì nhớ ngủ lều đôi hoặc lều 4 cho đỡ sợ nhé

Nướng đồ ăn trong đêm cắm trại thứ nhất

Chuẩn bị đồ ăn cho lên nướng xong là anh em bắt đầu đi tắm ở suối - Ảnh Fb @Truc Phan

Bắt cá ở suối Tà Năng - Phan Dũng

Cũng có chuẩn bị mang 2 chiếc cần câu nên khi thấy trong suối có cá là mình biết cả nhóm được đổi món rồi

Ngày thứ 2: Hành trình đến thác Yavly

Sáng hôm sau, vệ sinh cá nhân xong chúng tôi bắt đầu ăn sáng đơn giản với một vài gói mì tôm, gà tối hôm trước và bánh mì kẹp trứng đã mua ở siêu thị lúc trước. Đến 8 AM, ăn uống xong xuôi là cà nhóm thu dọn đồ đạc rồi tiếp tục đoạn đường còn lại.

Bữa ăn sáng đơn giản cho ngày thứ 2

Bữa ăn sáng đơn giản mà vẫn đầy đủ năng lượng cho anh em trong nhóm - Ảnh Fb: @Ngo Thi Hong Nhung

Ngày thứ 2 hành trình sẽ theo đường thác Yavly, cảnh quan trên đường chủ yếu là rừng tre, trúc xanh ngát. Nếu ngày 1 phải đi dưới nắng gắt ngắm nhìn đồi xanh thì ngày 2 là trải nghiệm hoàn toàn khác.

Trekking Tà Năng - Phan Dũng ngày thứ 2 là đi vào rừng tre - trúc

Hành trình Trekking Tà Năng - Phan Dũng ngày thứ 2 là đi trong rừng trúc, tre mát mẻ

Hành trình ngày thứ 2 chúng mình đi 100% là trong rừng, đi qua nhiều suối và đến giữa trưa là sẽ tới thác Yavly. Tại đây, nhóm mình vui chơi, tắm dưới thác. Thác không quá lớn nhưng tắm dưới thác chảy cảm giác tuyệt vời lắm đó.

Đến Thác Yavly

Gần trưa là chúng mình tới thác Yavly. Tại đây sẽ nấu ăn, tắm và nghỉ ngơi để đầu giờ chiều tiếp tục khám phá - Ảnh Fb: Duy Linh

Xếp đá bên thác Yavly

Xếp đá bên thác Yavly cũng khá thú vị - Ảnh Instagram 

Ăn trưa tại thác Yavly

Sau khi vui chơi, tắm rửa, chúng mình có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng bên cạnh thác Yavly - Ảnh Fb: ThanhDung Nguuyen

Ăn trưa dưới Thác Yavly xong, buổi chiều chúng mình tiếp tục lội suối để đến điểm hạ trại cuối ngày. Theo ước tính thì từ thác Yavly phải đi qua 7 con suối mới tới được điểm hạ trại của tối ngày thứ 2. Cảnh quan chiều thứ 2 cũng khác hoàn toàn, nó không còn là rừng tre nữa mà thay vào đó là rừng khộp cao rộng.

Đi qua những con suối trong vắt

Mỗi lần đi qua một con suối là chúng mình sẽ nghỉ chân 5 phút để rửa chân tay, mặt mũi cho mát - Ảnh Fb: ThanhDung Nguuyen

Dọc theo con suối thứ 4

Đây đã là con suối thứ 4 mà mình đi trải qua - Ảnh Fb: ThanhDung Nguuyen

Con suối thứ 5 trong Tà Năng - Phan Dũng

Hành trình vượt qua 7 con suối sắp kết thúc, mặt trời cũng bắt đầu ngả về hướng Tây - Ảnh Fb: ThanhDung Nguuyen

Ngẫu hứng bên dòng suối

Ngẫu hứng với chiếc máy ảnh bên dòng suối

Trekking Tà năng - Phan Dũng qua suối

Thêm một tấm nữa nhé. Các bạn thấy đẹp chứ

Qua 7 con suối thì chúng mình đã tới điểm hạ trại. Vì hành trình Trekking Tà Năng - Phan Dũng sắp hoàn thành nên tối ngày thứ 2 chúng mình đã quẩy tưng bừng cả đêm luôn. Địa điểm dựng trại khá đẹp, gần suối, thoáng đãng nên làm bất kỳ việc gì cũng thuận lợi.

Nướng BBQ trong rừng Tà Năng - Phan Dũng

 Nướng BBQ để chuẩn bị bữa tối ngày thứ 2. Tiếc rằng hôm nay không còn món cá nữa

Thịt gà nướng thơm ngon

Thịt gà nướng thơm ngon - món ăn không thể bỏ qua khi đi Ttrekking Tà Năng - Phan Dũng

Tắm rửa, nướng BBQ xong là chúng mình đánh chén, nhậu tới giữa đêm. Xong bắt đầu chơi một số trò chơi lửa trại, trò chơi cắm trại đêm khuya rồi ngồi kể cho nhau những câu chuyện của bạn thân, những trải nghiệm trong những chuyến Trekking Tà Năng lần này. Có điều gì hay và chưa được tốt để những chuyến đi với nhau lần sau được trọn vẹn hơn.

Nghỉ lấy sức cho ngày thứ 3

Ăn uống, vui chơi xong là mọi người đi ngủ để sáng mai dậy sớm hoàn thành nốt hành trình Trekking Tà Năng - Phan Dũng

Ngày thứ 3: Ngày của ngủ nướng

Đường về đã không còn xa nên cả nhóm khá thong thả, ngủ nướng thả ga. Đến đầu giờ chiều là chúng mình đến được đường xuyên rừng Phan Dũng. Mặc dù đường dễ đi nhưng cũng dễ bị lạc vì đường mòn không được rõ ràng do cây cỏ che phủ gần hết.

Không khí trong lành vào sáng sớm

Không khí trong lành vào sáng sớm - Ảnh @Bao Bao

Đến cuối chiều thì chúng mình đã kết thúc hành trình Trekking Tà Năng - Phan Dũng ở UBND xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, Bình Thuận, các bìa rừng Phan Dũng 4km. Ở đây các bạn có thể bắt xe lên thị trấn Liên Hương (20km) để nghỉ ngơi, tắm rửa, sắp xếp đồ đạc rồi bắt xe khách về nhà..

Hoàn thành nốt cung Tà Năng - Phan Dũng

Vượt rừng Phan Dũng  

Cẩn thận bị lạc trong rừng Phan Dũng

Cẩn thận bị lạc trong rừng Phan Dũng vì cỏ cao che hết đường mòn

6. NHỮNG LƯU Ý KHI TREKKING TÀ NĂNG - PHAN DŨNG

  • Luôn luôn đi theo Porter (người dẫn đường) để tránh bị tách đoàn, bị lạc

  • Không tự ý đi suối, thác nếu chưa có kinh nghiệm hoặc khi nước đang lên

  • Cần trang bị thêm cho bản thân một số kỹ năng sinh tồn

  • Không cắm trại ven suối vì nếu gặp mưa lũ sẽ rất nguy hiểm mà bạn nên cắm trại trong rừng hoặc trên đồi núi

  • Tiết kiệm nước mặc dù trên đường đi có nhiều con suối

  • Cùng nhau hỗ trợ đi suối, dốc, lầy, trơn trượt

  • Có sự cố phải thổi còi sinh tồn để thông báo với cả đoàn

  • Dừng chân nghỉ ngơi, ăn uống xong phải dọn sạch rác. Nếu là rác hữu cơ có thể chôn còn rác như nilon, vỏ chai thì để gọn và gom lại một chỗ xử lý

  • Mang theo áo mưa vì thời tiết ở Tà Năng - Phan Dũng khá thất thường

Hành trình Trekking Tà Năng - Phan Dũng mùa cỏ xanh của chúng mình diễn ra như vậy đó. Trải nghiệm qua những câu chuyện không bằng 1/100 cảm xúc khi đi thực tế. Vậy còn băn khoăn điều gì nữa mà bạn không "xách ba lô lên và đi" trải nghiệm cung đường Trekking đẹp nhất Việt Nam này.

Chuyến đi này, chúng tôi đã chuẩn bị mọi thứ từ từ A - Z nên Trekking Tà Năng - Phan Dũng không phải là "hành xác" mà là hành trình trải nghiệm đầy thú vị. Nhưng sẽ chẳng thoải mái như du lịch bình thường, nó đòi hỏi người đi phải chuẩn bị kỹ lưỡng về cả kỹ năng, sức khỏe và trang thiết bị đầy đủ.

TOP 9 Cung Đường Trekking Đẹp Nhất Việt Nam

Chúc bạn có chuyến đi Trekking Tà Năng - Phan Dũng vui vẻ, có nhiều cảm xúc!

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Bí quyết uống nước đúng cách? Nguy hiểm từ uống quá nhiều nước

Bí quyết uống nước đúng cách? Nguy hiểm từ uống quá nhiều nước

Bạn có đang nạp đủ nước cho cơ thể? Và liệu uống quá nhiều nước có thể gây ngộ độc nước không. Hãy để các chuyên gia dinh dưỡng từ WeTrek giải đáp cho bạn!
Tôi đưa gia đình du lịch bụi 2 năm, từ khi con gái 3 tháng tuổi

Tôi đưa gia đình du lịch bụi 2 năm, từ khi con gái 3 tháng tuổi

Năm 19 tuổi, tôi ước mơ vừa du lịch khắp nơi, vừa kiếm ra tiền. Gần 10 năm sau, tôi mới thực hiện được điều này với sự đồng hành của vợ và con gái nhỏ.
Những câu trích dẫn đầy cảm hứng tiếp sức cho niềm đam mê du lịch của bạn

Những câu trích dẫn đầy cảm hứng tiếp sức cho niềm đam mê du lịch của bạn

Đối với nhiều bạn trẻ, du lịch và cắm trại là món ăn tinh thần không thể thiếu, mang lại những trải nghiệm phong phú và ý nghĩa. Tuy nhiên, vẫn có người cho rằng đi du lịch hay cắm trại chỉ là sự hưởng thụ của những kẻ “vô công rỗi nghề”. Vì vậy, WeTrek xin gửi tới bạn những câu quote hay về du lịch và cắm trại để truyền tải thông điệp ý nghĩa, giúp mọi người hiểu rõ hơn về giá trị đích thực của những chuyến đi.
Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bạn có đam mê chạy bộ và muốn duy trì thói quen này ngay cả khi về già? Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết từ vận động viên marathon 70 tuổi Yuko Gordon, giúp bạn có thêm động lực và niềm vui để tiếp tục chinh phục đường chạy. Hãy cùng WeTrek khám phá những lời khuyên thú vị này nhé!
Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Cùng WeTrek tìm hiểu các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân và mọi người trong trường hợp xảy ra động đất. Tìm hiểu cách ứng phó đúng cách và kịp thời trong mọi tình huống khẩn cấp để đảm bảo an toàn.
Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Snowline là một thương hiệu Hàn Quốc chuyên về đồ leo núi và cắm trại đã có kinh nghiệm hơn 30 năm trên thị trường. Với sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng cao trong từng dòng sản phẩm của Snowline, đây là một thương hiệu uy tín bạn không thể bỏ qua trong những chuyến đi dã ngoại ngoài trời của mình. Hãy cùng WeTrek tìm hiểu về thương hiệu đồ outdoor đến từ "xứ sở kim chi" này nhé!
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc