Kỷ luật và những nguyên tắc khi thám hiểm hang động

Ngày đăng 15/07/2021 02:06 PM - 5.236 lượt xem

Kỷ thuật thám hiểm hang động

Mục tiêu của các đoàn thám hiểm hang động là đi vào và đi ra an toàn, mọi người được thoải mái trong hang động và không để lại bất cứ dấu vết nào trên đường đi. Bước đầu để đạt được mục tiêu này các bạn phải cùng một nhà chuyên môn soạn một chương trình đầy đủ chi tiết trước khi vào bất cứ hang động nào.
 
1. Ghi chép thật chính xác vị trí của cửa hang
Khi vào hang, các bạn dự kiến sẽ đi về hướng nào, khi nào thì ra khỏi hang, rồi kẹp chung với chương trình thám hiểm của mình. Để nếu các bạn không ra khỏi hang đúng như dự định, gia đình hay người có trách nhiệm sẽ tổ chức các toán cứu hộ.

2. Đừng bao giờ đi vào hang một mình.
Kể cả khi nhóm của các bạn có bốn người, vì nếu một thành viên chẳng may bị thương, các bạn sẽ gặp khó khăn trong việc cấp cứu vì đã phải cử hai thành viên đi gọi người đến hỗ trợ. Khi cả nhóm di chuyển trong hang thì cứ một người có kinh nghiệm nhất đi đầu và một người khá giỏi đi cuối.

3. Kỹ thuật các bạn cần phải biết đó là giữ khoảng cách đều nhau.
Khi nhóm bị giãn đội hình, thì người đi trước phải dừng lại để chờ những người đi sau, cho đến khi nào đội hình ổn định trở lại, nếu không, các bạn rất dễ bị lạc. Lúc nào cũng nên theo sát người hướng dẫn có kinh nghiệm, nhất là những người mới xuống hang lần đầu.
 



4. Sinh vật trong hang động
Hầu hết các sinh vật mà các bạn trông thấy thường ở gần miệng hang. Nhiều loài có ích, nhưng cũng có một số loài gây nguy hiểm cho chúng ta. Bạn phải cẩn thận, không nên quấy nhiễu chúng. Chẳng hạn bạn không nên làm xáo trộn sự yên tĩnh của những con dơi treo mình ngủ trên trần hang, tránh xa những ngõ hang có chúng. Các sinh vật trong hang động thường trốn chạy khi thấy con người, nhưng cũng có không ít người bị chúng tấn công. Nếu bị chúng cắn, hãy rửa sạch vết thương rồi băng lại. Với vết thương do dơi cắn, y sĩ sẽ quyết định có nên chích ngừa bệnh dại hay không.

5. Khi đã đi vào trong hang, hãy cẩn thận di chuyển chầm chậm.
Không phóng nhảy, đặc biệt là khi đi qua những mép đá, những tảng đá lung lay. Những tảng đá dưới chân của các bạn luôn luôn đầy dẫy sự bất trắc, chỉ cần một chút sơ ý là các bạn gặp tai họa.
Ví dụ bạn có thể bị trật hay gãy chân nếu để chân lọt vào các khe đá.
Lúc nào bạn cũng phải cảnh giác: hang động là nơi hoang dã và phải giữ an toàn cho chính bản thân mình. Trên những lối đi trong hang động, bạn có thể gặp vách đá hố sâu, mép vực hay dòng suối, hãy tự lượng sức mình trước khi vượt qua những chướng ngại này. Không được sử dụng những sợi dây đã mục hay một cái thang cũ tìm thấy trong hang.
Những chuyên viên có thể hường dẫn cho bạn biết những điểm chuẩn để tìm đường vào hoặc ra khỏi hang. Rất nhiều hang động công cộng hay dịch vụ có bản đồ hướng dẫn các lối đi trong hang. Bạn phải phác thảo trước hành trình của mình trên bản đồ và nhớ mang theo địa bàn để định hướng, nhất là khi trong hang có nhiều ngỏ rẽ. Bạn cũng phải đánh dấu trên bản đồ để có thể dễ dàng tìm đường quay trở ra.

6. Lưu ý:
Một nhà thám hiểm thông minh và năng động là người sẵn sàng quay lại (nếu gặp chường ngại ngoài khả năng vượt qua của toán) hơn là để xảy ra tai nạn. Có rất nhiều thứ để các bạn quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu hơn là mạo hiểm vượt qua chướng ngại trong hang. Chẳng hạn các bạn có thể chụp hình hang động, khảo sát nghiên cứu địa chất, tìm kiếm những dấu tích, tìm hiểu vế những sinh vật. Các bạn cũng có thể vẽ bản đồ hàng lang, hang và động mà trước nay chưa có ai thực hiện.
 

Những nguyên tắc khi thám hiểm hang động

·      Không được mang ra khỏi hang động vật gì ngoài những tấm hình.
·      Không được để lại gì ngoài những dấu chân
·      Không được giết hại gì ngoài thời gian . Hang động phải qua hàng triệu năm mới được hình thành, nhưng để phá hoại chỉ cần vài phút.
 

Những nguy hiểm thường gặp

 
1. Các động vật trong hang động
Các động vật trong hang động thường ít khi tấn công con người, nhưng nếu vô tình các bạn quấy nhiễu chúng, chúng có thể tấn cống để tự vệ, như rắn, rết, bọ cạp… những loại này chúng ta thường gặp ở gần cửa hang. Nhưng nếu bạn thấy có dấu vết của các động vật săn mồi lớn như gấu, báo núi, hổ.., thì không nên vào vì rất nguy hiểm.
Đa số các hang động đều có dơi, chúng thường không tấn công người nhưng có thể tông vào bạn trong hành lang chật hẹp, làm chúng ta hoảng sợ. Phân dơi nhạy lửa như thuốc súng, nên rất dễ cháy nổ.
 
2. Khí độc
Những hang động hoang dã thường thiếu dưỡng khí do không có đường thông gió, hoặc do phân dơi tích tụ lâu ngày tạo nên lớp khí carbonic dày đặc, có thể gây nguy hiểm. Để xác định hang có lỗ thông gió hay không, bạn đứng gần cửa hang, buộc một mẩu giấy vào đầu một sợi tóc dày (hay sợi chỉ) nếu thấy mẫu giấy lay động tức là hang có lỗ thông gió, có thể yên tâm đi vào. Hoặc bạn quan sát ngọn lửa ở đèn lồng hay đèn cầy, nếu thấy nó bắt đầu lụn dần và dường như cố bùng lên, hoặc bạn cảm thấy khó thở… thì phải lập tức rời khỏi hang, vì hang thiếu đường khí.
Nếu vào hang động nhỏ, các bạn không nên đốt lửa vì sẽ gây ngập do thiếu oxy. Nếu cần nấu nướng trong các hang động lớn, bạn cũng chỉ nên dùng các bếp ga dã ngoại, sử dụng loại ga không tỏa khói độc. Không đốt lửa gần phân dơi vì rất dễ gây cháy nổ.
 
3. Ngập tụt trong hang
Có thể hang động nơi các bạn đang thám hiểm là một cái phễu hứng nước. Nếu trong vùng có một cơn mưa (đôi khi rất xa) có thể sẽ xảy ra một cơn lũ quét trong hang. Bạn hãy tĩnh táo lắng nghe và quan sát các hiện tượng cảnh báo như:
- Sự thay đổi cường độ và nhiệt độ của gió
- Mực nước trong hồ dâng cao
- Tiếng nước chảy trở nên khác thường
- Nước trở nên đục và nhiều rác
Hoặc nếu thấy bất cứ một hiện tượng khác thường nào, hãy lập tức rời khỏi hang hay trèo lên cao.
 


 
4. Địa thế hiểm trở
Địa thế trong hang động rất phức tạp, có những hành lang phải lội qua những hồ nước đầy dẫy đá tai mèo sắc nhọn, có hành lang thì ẩm ướt và dốc đứng trơn trợt, có khi phải bước đi cheo leo bên mép vực, có nhiều khe nứt mà nếu lọt chân xuống có thể bị trặc hay gãy chân.
Trên đầu các bạn thì lô nhô các tảng đá và thạch nhũ, nếu không đội nón cứng hoặc không cẩn thận, bạn có thể đập đầu vào trần hang bất cứ lúc nào.Nếu là hang động hoang dã, chưa có bản đồ, bạn không nên mạo hiểm đi quá xa nếu chưa chuẩn bị cẩn thận.
 
5. Thất lạc trong hang động
Tuy thất lạc trong hang động là chuyện ít xảy ra, nhưng bạn cũng không nên rời xa khỏi nhóm của mình. Trường hợp toàn bộ thành viên trong nhóm không biết chính xác vị trí của mình, hãy quay trở lại nơi mà các bạn cho rằng mình đã bị lạc. Đừng hoảng sợ. Hãy ngồi xuống, ăn một ít thức ăn và uống vài ngụm nước, rồi bình tĩnh đánh giá tình hình. Thắp nến lên và tắt tất cả các đèn pin để bảo toàn năng lượng, cố gắng nhớ lại các bạn đã đến đây bằng đường nào và làm thế nào để trở ra. Nếu không được, tiếp tục ngồi lại, nghe ngóng và chờ đợi. Khi thấy quá trễ mà các bạn không quay về, bộ phận cứu hộ sẽ lên đường tìm kiếm.Khi vào những hang động hoang dã, nếu chưa có kinh nghiệm mà muốn không bị thất lạc, bạn nên đem theo những cuộn dây nhỏ có màu sáng (tốt nhất là màu trắng). Khi di chuyển đến vùng tối, các bạn cột một đầu dây vào một bên lối đi và thả dần theo bước chân của mình, hết cuộn này lại nối cuộn khác. Khi hết dây, nếu hang động vàn còn sâu và hấp dẫn, bạn cũng phải theo đường dây mà quay ra. Hẹn đến lần sau sẽ tiếp tục khám phá.
 
6. Cư dân trong hang động
Hang động là một vùng tăm tối, im lặng và cách biệt, tưởng chừng như không có sự sống. Nhưng không phải vậy, trong hang động có rất nhiều sinh vật, vẫn có sự đấu tranh sinh tồn và chúng thích nghi dần với môi trường qua quá trình chọn lọc. Hang động được chia ra làm hai vùng: vùng nửa tối nửa sáng và vùng tối.
 


 
- Vùng nửa tối nửa sáng : Đây là vùng gần cửa hang, thường có những động vật như: chồn, chuột, gấu mèo, gấu, nhím, chồn hôi, rắn chuông… và một số động vật, côn trùng khác. Chúng ở đây quanh năm hoặc theo mùa để tránh thời tiết hay trốn các động vật ăn thịt khác.
- Vùng tối: Vùng này có một hệ động vật rất đặc biệt, gồm 2 nhóm:
·      Nhóm sống suốt đời trong hang: gồm cá mù, sa giông (cá nhái), tôm hang, ốc sên hang… Những động vật này không có mắt hay mắt bị thoái hóa còn rất nhỏ.
·      Nhóm vừa sống trong hang vừa sống ngoài hang: gồm thằn lằn, nhện, ruột nhuế, muỗi. Dơi: Động vật phổ biến nhất trong hang động là dơi, loài có vú duy nhất nhất biết bay. Có nhiều loài dơi lớn nhỏ khác nhau và thức ăn của chúng cũng khác nhau, có loài ăn côn trùng, có loài ăn trái cây, có loài vừa ăn côn trùng vừa ăn trái cây. Đặc biệt có loài dơi quỷ (Vampire Bat) chuyên hút máu gia súc và các động vật có kích thước trung bình. Dơi thường không tấn công người, nhưng có thể va vào bạn trong những hàng lang hẹp. Phân dơi rất dễ cháy nổ như thuốc súng, vì thế phải cẩn thận.
 
Sau khi đã bỏ nhiều thời gian để khám phá hang động, một ngày nào đó, khi trở lại mặt đất quen thuộc, bạn có thể tự hào vì đã có thêm nhiều kiến thức thực tế về hang động. Và biết đâu đến lúc nào đó bạn sẽ trở thành một nhà hang động học.
 
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bạn có đam mê chạy bộ và muốn duy trì thói quen này ngay cả khi về già? Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết từ vận động viên marathon 70 tuổi Yuko Gordon, giúp bạn có thêm động lực và niềm vui để tiếp tục chinh phục đường chạy. Hãy cùng WeTrek khám phá những lời khuyên thú vị này nhé!
Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Cùng WeTrek tìm hiểu các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân và mọi người trong trường hợp xảy ra động đất. Tìm hiểu cách ứng phó đúng cách và kịp thời trong mọi tình huống khẩn cấp để đảm bảo an toàn.
Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Snowline là một thương hiệu Hàn Quốc chuyên về đồ leo núi và cắm trại đã có kinh nghiệm hơn 30 năm trên thị trường. Với sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng cao trong từng dòng sản phẩm của Snowline, đây là một thương hiệu uy tín bạn không thể bỏ qua trong những chuyến đi dã ngoại ngoài trời của mình. Hãy cùng WeTrek tìm hiểu về thương hiệu đồ outdoor đến từ "xứ sở kim chi" này nhé!
Captain Stag - Chú hươu đầu đàn của thương hiệu cắm trại Nhật Bản

Captain Stag - "Chú hươu đầu đàn" của thương hiệu cắm trại Nhật Bản

Captain Stag là thương hiệu lâu đời chuyên về các sản phẩm gia dụng phục vụ các hoạt động cắm trại và giải trí ngoài trời của Nhật Bản. Thương hiệu nối tiếng với các sản phẩm chất lượng cao và giá cả phải chăng gồm bếp nướng, lều, túi ngủ và các dụng cụ dã ngoại khác. Captain Stag cũng cung cấp nhiều loại phụ kiện ngoài trời đáp ứng đa dạng nhu cầu cho các hoạt động bên ngoài như đạp xe, leo núi, chèo thuyền. Hiện nay, các sản phẩm của Captain Stag đã có mặt tại thị trường Việt Nam, được nhập khẩu và bán chính hãng tại WeTrek. Khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin và nhận tư vấn qua website Wetrek.vn hoặc tới các cửa hàng của thương hiệu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi phí đi nóc nhà Yên Bái ngắm mùa hoa chi pâu đẹp lịm tim, đắm chìm giữa biển mây Tà Chì Nhù

Chi phí đi "nóc nhà" Yên Bái ngắm mùa hoa chi pâu đẹp lịm tim, đắm chìm giữa biển mây Tà Chì Nhù

Tà Chì Nhù - "nóc nhà" Yên Bái được mệnh danh là thiên đường cho giới trẻ ưa xê dịch thích đi săn mây, bắt gió Tây Bắc, ngắm hoa chi pâu. Bật mí chi phí đi trekking Tà Chì Nhù
[WeTrekology] 8 mẹo sẽ cứu mạng bạn nếu bị lạc nơi hoang dã

[WeTrekology] 8 mẹo sẽ cứu mạng bạn nếu bị lạc nơi hoang dã

Con người hiện đại đã quen với cuộc sống tiện nghi với công nghệ và bắt đầu quên đi ý nghĩa của việc tồn tại trong tự nhiên. Không có nhiều khả năng điều này xảy ra, nhưng bạn vẫn có thể bị lạc khi đi cắm trại với bạn bè chẳng hạn. Vì vậy, thật tốt khi biết một số thủ thuật đơn giản mà bạn có thể thực hiện nếu thấy mình cô đơn trong tự nhiên.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc