[WeNews] Kỹ năng sinh tồn khi bị lạc trong rừng

Ngày cập nhật 20/05/2018 03:33 PM - 5.211 lượt xem
Thời gian qua sự việc một bạn nam mất tích trong hành trình chinh phục Tà Năng - Phan Dũng một lần nữa đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự cẩn trọng trong hoạt động du lịch bụi vốn là hình thức du lịch đang được nhiều người hưởng ứng và có sức ảnh hưởng tại Việt Nam. Với tốc độ lan rộng nhanh như vậy việc các bạn trẻ hưởng ứng theo phong trào ngày càng nhiều thì việc cũng cố các kỹ năng là vô cùng khẩn cấp.

Tư duy chủ quan rằng đi đông người và những chuyện không may có tỉ lệ xảy ra rất thấp đã dẫn đến nhiều trường hợp xấu có thể ảnh hưởng đến tính mạng và cả tinh thần của nhiều người khác. Cùng WeTrek điểm lại các kỹ năng cơ bản cần phải nhuần nhuyễn trước khi nghĩ đến việc lên kế hoạch cho chuyến hành trình khám phá nơi nào đó. 
 

ky-nang-sinh-ton-khi-bi-lac-trong-rung

Đối với 4 bước chuẩn bị, chúng ta cần những điều sau. Trước khi đi đến bất kỳ địa điểm nào, điều đầu tiên và cần thiết nhất đó chính là tìm hiểu về khu vực bạn sẽ thám hiểm đó nó như thế nào. Chúng ta có thể tìm hiểu trên mạng hoặc bản đồ khu vực, và bản đồ đó hãy luôn mang theo suốt hành trình, điều này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bị lạc trong rừng. Hơn nữa, kiến thức về hệ thực vật, động vật (như loài cây nào ăn được, nơi trú ngụ của động vật nguy hiểm để tránh) trong khu vực cũng là điều vô cùng cần thiết.

ky-nang-sinh-ton-khi-bi-lac-trong-rung
 
Trước mỗi chuyến đi, hãy đảm bảo dạ dày của bạn đã được ăn uống đầy đủ, bên cạnh đó bạn nên nói cho những người thân xung quanh bạn về chuyến đi bạn đang dự định này về địa điểm và dự kiến thời gian đi và trở về, để nếu bạn có lạc vào rừng sâu cũng sẽ có người biết và gọi cảnh sát cứu hộ.
 
ky-nang-sinh-ton-khi-bi-lac-trong-rung
 
Mang theo các đồ dùng, thiết bị để giúp bạn sinh tồn trong rừng như dao, dây thép, còi, chăn không gian (mỏng nhẹ nhưng giữ ấm rất tốt), gương phản chiếu, diêm để trong hộp không thấm nước, la bàn... Đừng quên bộ sơ cứu vết thương cá nhân và thuốc men vì chẳng có thể nói trước được điều gì trong rừng sâu.

ky-nang-sinh-ton-khi-bi-lac-trong-rung
 
Và hãy luôn mang theo bên mình một chiếc điện thoại có pin sạc dự phòng để có thể liên lạc khi cần thiết, bên cạnh đó là một thiết bị có thể phát sóng radio, đây là những đồ dùng thiết yếu có thể cứu bạn khi bạn bị lạc hay bị thương.
 
Khi bạn đã chuẩn bị chu đáo cộng thêm 10 kỹ năng sinh tồn dưới đây, khi không may bị lạc vào rừng thì bạn hoàn toàn có thể sống sót và tìm được sự giúp đỡ để thoát khỏi nơi đó.
 
1. Đừng hoảng loạn khi bị lạc vào rừng
 
ky-nang-sinh-ton-khi-bi-lac-trong-rung
 
Muốn sống sót được trong rừng sâu khi bị lạc, điều đầu tiên chúng ta cần đó là phải bình tĩnh để xem xét tình hình như thế nào để có thể tự giúp bản thân sinh tồn trong rừng sâu và nhanh chóng tìm được sự giúp đỡ.
 
Hoảng loạn sẽ không giúp bạn giải quyết được vấn đề đang gặp phải, nó sẽ khiến bạn mất sức, tinh thần sẽ không ổn định và có thể sẽ gặp nguy hiểm hơn khi ở trong rừng sâu. Khi nhận ra mình đã bị lạc, điều đầu tiên là đứng lại, hít một hơi thật sâu và giữ bình tĩnh. Hãy hành động theo nguyên lý của từ viết tắt STOP:
 
  • S – ngồi xuống (Sit down)
  • T – nghĩ (Think)
  • O – Quan sát xung quanh (Observe your surroundings)
  • P – Chuẩn bị để tìm hướng giải quyết bằng các vật dụng mang theo (Prepare for survival by gathering materials)
2. Cần xác định phương hướng

ky-nang-sinh-ton-khi-bi-lac-trong-rung
 
Bất cứ những địa điểm nào ở trong rừng cũng có thể trở thành điểm lạ lẫm đối với bạn, chính vì vậy để nhận biết địa điểm bạn đã đi qua hãy dùng một tấm vải hay một tờ giấy hoặc bất kể thứ gì có thể nhìn thấy từ xa. Xác định hướng dựa trên hướng mặt trời mọc và mặt trời lặn, sử dụng la bàn (kim la bàn theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ 12 giờ theo thứ tự là Bắc – Đông – Nam – Tây) để tìm lối thoát.
 
3. Hãy ở yên một chỗ
 
ky-nang-sinh-ton-khi-bi-lac-trong-rung

Nêu bạn cảm thấy mệt mỏi và đuối sức thì cách tốt nhất bạn nên ngồi im một chỗ để có thể giữ gìn sức khỏe, điều này không chỉ giúp bạn hạn chế được lượng nước và thức ăn cần nạp vào trong cơ thể mà nó còn giúp bạn tăng cơ hội được tìm thấy. Hãy ngồi xuống và nghỉ ngơi. Nếu bạn đi với nhiều người thì tuyệt đối không nên tách nhau ra, vì càng đông người thì càng có lợi và giúp bạn tồn tại trong mọi hoàn cảnh.
 
Hãy bảo vệ làn da của mình bằng cách buông ống tay áo, mặc quần dài và bịt kín mặt tránh bị côn trùng đốt. Xử lý vết thương càng sớm càng tốt, tránh để lâu dễ bị nhiễm trùng.
 
4. Đốt một đống lửa
 
ky-nang-sinh-ton-khi-bi-lac-trong-rung

Hãy tìm kiếm những loại cây khô xung quanh đó và chia thành 3 đống và đốt lửa để giúp giữ ấm cho cơ thể khi màn đêm buông xuống, bạn đừng nghĩ nó không quan trọng trong điều kiện trời ấm áp. Nên đốt từng ít một củi để tiết kiệm cũng như tránh tình trạng xảy ra cháy rừng. Nếu lửa đủ bền, bạn có thể đốt một số cành cây tươi để tạo khói, kêu gọi sự chú ý của lực lượng cứu hộ.
 
5. Tạo tín hiệu cứu hộ
 
 
ky-nang-sinh-ton-khi-bi-lac-trong-rung
 
Tạo tín hiệu cứu hộ bằng cách huýt sáo, la hét hay đập các viên đá với nhau. Đánh dấu vị trí để người khác có thể nhìn thấy từ trên cao. Nếu đang trên một ngọn núi, hãy làm 3 đống lá tạo thành hình tam giác, trên sa mạc hãy vẽ một tam giác bằng cát lớn. Bất cứ điều gì có liên quan đến số 3 trong các khu vực hoang dã là một tín hiệu kêu gọi sự trợ giúp chuẩn.
 
Ví dụ như sử dụng lửa để tạo tín hiệu, có thể là 3 đám cháy theo đường thẳng hoặc 3 đám cháy theo hình tam giác. Bạn cũng có thể thổi còi 3 lần, bắn súng lên không khí 3 lần (nếu có) hoặc chiếu chiếc gương lên ánh sáng 3 lần.
 
Mặt khác, có thể tạo một "con đường mòn" bằng cách đánh dấu bằng đá, vải quần áo. Tránh đánh dấu đường đi bằng đồ ăn, hoa quả vì có thể thu hút động vật hoang dã, rất nguy hiểm.
 
6. Nên tìm hiểu khu vực bạn đang đứng

ky-nang-sinh-ton-khi-bi-lac-trong-rung
 
Dù không khuyến khích bạn đi lại nhiều khi bị lạc trong rừng, nhưng nếu có thể bạn cũng nên đi xung quanh gần đó để có thể tìm hiểu khu vực bạn đang đứng như thế nào, biết đâu bạn lại có thể tìm được điều gì đó hữu ích cho bạn để thoát khỏi nơi đây.
 
Hãy chắc chắn bạn sẽ tìm được về chỗ xác định đứng ban đầu khi bạn đi tìm nguồn nước, tìm nơi trú ẩn hay tìm đường về.
 
7. Tìm nguồn nước sạch
 
ky-nang-sinh-ton-khi-bi-lac-trong-rung

Nước là thứ thiết yếu, không thể thiếu trong cơ thể chúng ta, thông thường cơ thể chúng ta có thể chịu đựng được 3 ngày không có nước, nhưng khi không có nước cơ thể chúng ta sẽ bị mất nước và dần dần kiệt sức, không thể nào sống sót được, vậy nên hãy cố gắng đi tìm những con suối xung quanh đó để cung cấp nguồn nước cho cơ thể.
 
Theo Travel Overseas, có thể tìm được nguồn nước dựa vào mật độ côn trùng dày đặc. Ong thường xây tổ của chúng cách các nguồn nước vài dặm và ruồi thường khoảng 100m. Bạn có thể để ý các con chim gần đó vì chúng thích bay quanh các nguồn nước ngọt, hay các vết xói mòn lớn trên nền đất có thể dẫn đến suối nước.
 
Nếu không thể, bạn có thể uống sương, phơi vải trong sương và vắt lấy nước. Bạn cũng có thể tìm thấy nước trong các khe đá.
 
8. Làm sạch nước
 
ky-nang-sinh-ton-khi-bi-lac-trong-rung

Trong bước chuẩn bị đồ ở nhà bạn nên chuẩn bị cho mình 1 viên lọc nước hoặc 1 chiếc nồi bé để có thể đun nước sôi mọi lúc, mọi nơi. Nếu bạn không có cục lọc nước với nồi thì bạn cũng có thể cho nước vào chai nhựa, sau đó mang ra chỗ nắng và phơi 6 tiếng đồng hồ để diệt hết các vi khuẩn và sinh vật có trong nước. Nếu bần cùng hơn, bạn buộc phải duy trì sự sống bằng nước, tránh để cơ thể cạn kiệt sức lực.
 
9. Tìm nơi trú ẩn

ky-nang-sinh-ton-khi-bi-lac-trong-rung
 
Tìm một thân cây bị đổ hay nằm nghiêng, bạn có thể tạo chỗ nằm bằng cách xếp nhiều cành cây lớn tạo khung rồi che chắn bằng lá cây rừng. Nếu có thể, bạn hãy tìm các hang động nhưng phải chắc chắn là hang động không có gấu, báo, rắn... hay những động vật không thân thiện khác.
 
Hãy đảm bảo nơi trú ẩn của bạn vẫn để người khác có thể tìm ra. Đừng mất quá nhiều sức lực để làm nơi trú ẩn hoàn hảo, nhưng vẫn chu toàn cho chỗ nằm để giữ ấm thân nhiệt.
 
10. Tìm nguồn thức ăn an toàn
 
 
ky-nang-sinh-ton-khi-bi-lac-trong-rung

Hầu hết người lớn khỏe mạnh đều có thể sống sót đến 3 tuần nếu không có thức ăn trong điều kiện thời tiết ấm áp. Bạn có thể đói nhưng khỏe mạnh sẽ tốt hơn nếu bị bệnh. Chính vì vậy, hãy chắc chắn đồ ăn mình ăn là an toàn trước khi bỏ nó vào miệng.
 
Đừng ngại ăn côn trùng và những con bọ khác. Mặc dù bạn có thể thấy kinh tởm khi ăn vài loại châu chấu nhưng còn hơn là chúng ta sẽ bị mất mạng nơi đây không ai biết, những loại côn trùng này sẽ cung cấp dinh dưỡng hữu ích cho cơ thể chúng ta có thể tồn tại.
 
Tất cả côn trùng phải được nấu chín hoặc có thể nướng vì những loại con côn trùng này chúng có thể chứa ký sinh trùng vào trong cơ thể bạn và có thể giết chết bạn. Không ăn bất kỳ sâu bướm, côn trùng có màu sắc rực rỡ, hoặc bất kỳ côn trùng nào có thể cắn hoặc đốt bạn. Hãy bỏ chân, đầu và cánh của bất kỳ loài côn trùng trước khi ăn.
 
Nếu bạn ở gần nước, cá là một lựa chọn tốt. Tránh ăn bất kỳ loại nấm hoặc quả mà bạn nhìn thấy, cho dù bạn đói đến đâu. Nhiều loại quả trong rừng có độc, đặc biệt là những quả màu trắng.
 
Cũng cần lưu ý là không nên dự trữ thức ăn như cá sông vì nó có thể thu hút động vật hoang dã đến gần.
(Nguồn: Quantrimang.com)

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Những câu trích dẫn đầy cảm hứng tiếp sức cho niềm đam mê du lịch của bạn

Những câu trích dẫn đầy cảm hứng tiếp sức cho niềm đam mê du lịch của bạn

Đối với nhiều bạn trẻ, du lịch và cắm trại là món ăn tinh thần không thể thiếu, mang lại những trải nghiệm phong phú và ý nghĩa. Tuy nhiên, vẫn có người cho rằng đi du lịch hay cắm trại chỉ là sự hưởng thụ của những kẻ “vô công rỗi nghề”. Vì vậy, WeTrek xin gửi tới bạn những câu quote hay về du lịch và cắm trại để truyền tải thông điệp ý nghĩa, giúp mọi người hiểu rõ hơn về giá trị đích thực của những chuyến đi.
Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bạn có đam mê chạy bộ và muốn duy trì thói quen này ngay cả khi về già? Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết từ vận động viên marathon 70 tuổi Yuko Gordon, giúp bạn có thêm động lực và niềm vui để tiếp tục chinh phục đường chạy. Hãy cùng WeTrek khám phá những lời khuyên thú vị này nhé!
Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Cùng WeTrek tìm hiểu các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân và mọi người trong trường hợp xảy ra động đất. Tìm hiểu cách ứng phó đúng cách và kịp thời trong mọi tình huống khẩn cấp để đảm bảo an toàn.
Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Snowline là một thương hiệu Hàn Quốc chuyên về đồ leo núi và cắm trại đã có kinh nghiệm hơn 30 năm trên thị trường. Với sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng cao trong từng dòng sản phẩm của Snowline, đây là một thương hiệu uy tín bạn không thể bỏ qua trong những chuyến đi dã ngoại ngoài trời của mình. Hãy cùng WeTrek tìm hiểu về thương hiệu đồ outdoor đến từ "xứ sở kim chi" này nhé!
Captain Stag - Chú hươu đầu đàn của thương hiệu cắm trại Nhật Bản

Captain Stag - "Chú hươu đầu đàn" của thương hiệu cắm trại Nhật Bản

Captain Stag là thương hiệu lâu đời chuyên về các sản phẩm gia dụng phục vụ các hoạt động cắm trại và giải trí ngoài trời của Nhật Bản. Thương hiệu nối tiếng với các sản phẩm chất lượng cao và giá cả phải chăng gồm bếp nướng, lều, túi ngủ và các dụng cụ dã ngoại khác. Captain Stag cũng cung cấp nhiều loại phụ kiện ngoài trời đáp ứng đa dạng nhu cầu cho các hoạt động bên ngoài như đạp xe, leo núi, chèo thuyền. Hiện nay, các sản phẩm của Captain Stag đã có mặt tại thị trường Việt Nam, được nhập khẩu và bán chính hãng tại WeTrek. Khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin và nhận tư vấn qua website Wetrek.vn hoặc tới các cửa hàng của thương hiệu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi phí đi nóc nhà Yên Bái ngắm mùa hoa chi pâu đẹp lịm tim, đắm chìm giữa biển mây Tà Chì Nhù

Chi phí đi "nóc nhà" Yên Bái ngắm mùa hoa chi pâu đẹp lịm tim, đắm chìm giữa biển mây Tà Chì Nhù

Tà Chì Nhù - "nóc nhà" Yên Bái được mệnh danh là thiên đường cho giới trẻ ưa xê dịch thích đi săn mây, bắt gió Tây Bắc, ngắm hoa chi pâu. Bật mí chi phí đi trekking Tà Chì Nhù
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc