Bên cạnh các phương pháp cầm máu thông thường khi chúng ta bất ngờ bị tai nạn hoặc gặp sự cố trong những chuyến du lịch ở ngoài tự nhiên. Wetrek sẽ bật mí cho mọi người một số loại cây cỏ hoặc các vật dụng dễ kiếm có công dụng cầm máu rất tốt và cách sử dụng chúng trong trường hợp bạn đang thiếu các thiết bị hoặc các sự hỗ trợ y tế cần thiết.
Những cây thuốc có tác dụng cầm máu
Nõn chuối tiêu
Lấy cây non cao độ 60 cm, cắt sát gốc, bỏ bẹ ngoài, cắt từng đoạn 3-4 cm, rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vết thương chảy máu rồi băng lại.
Lá tía tô
Lấy một nắm, rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương sau đó băng lại để cầm máu. Hoặc: Lá tía tô sao giòn, tán thành dạng bột mịn rắc lên vết thương, không những có tác dụng cầm máu còn giúp vết thương mau lành.
Cỏ nhọ nồi
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tác dụng chữa lỵ, đại tiện ra máu. Ngoài ra, những người bị rong kinh, chảy máu cam, trĩ ra máu, chảy máu vết thương thường dùng cỏ nhọ nồi để điều trị.Cỏ nhọ nồi cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao đen (tồn tính), lá chuối hột rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao đen (tồn tính), tóc rửa bằng nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than. Ba thứ trên liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn. Đựng vào chai lọ hay túi nilon hàn kín. Bảo quản nơi khô ráo. Sau khi đã sát khuẩn vết thương, rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
Huyết dụ
Có hai loại cây huyết dụ, loại lá đỏ cả hai mặt và loại lá đỏ một mặt còn mặt kia màu xanh. Cả hai loại đều được dùng làm thuốc, nhưng loại hai mặt đỏ tốt hơn. Huyết dụ vị nhạt, tính mát, tác dụng làm mát máu, bổ huyết, cầm máu lại vừa làm tan máu ứ, giảm đau phong thấp nhức xương trị rong kinh, xích bạch đới, kiết lỵ, lậu, sốt xuất huyết , tiểu tiện ra máu...
Liều dùng trung bình 20-30g lá tươi, 8-16g lá khô cho các dạng thuốc sắc, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Ngó sen
Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu hiệu quả.
Lông cây cẩu tích
Tẩm cồn 90 độ, phơi khô. Khi gặp vết thương chảy máu thì lấy đắp vào vết thương rồi băng ép lại, máu sẽ cầm rất nhanh.
Những nguyên liệu đơn giản có tác dụng cầm máu
Bột cà phê
Áp bột cà phê lên vết thương để ngăn chặn chảy máu. Cà phê có tác dụnglàm se và đóng miệng vết thương nhanh. Đây là thủ thuật đơn giản nhất có thể sử dụng tại nhà để ngăn vết thương chảy máu..
Bột nghệ
Bạn có thể đắp bột nghệ lên các vết thương hở để cầm máu. Nghệ không chỉ dừng máu chảy trong vài phút mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng.
Túi trà
Nhúng một túi trà trong nước lạnh rồi nhẹ nhàng áp lên vết thương khoảng 1 đến 2 phút. Túi trà sẽ làm ngưng chảy máu và hình thành máu đông ở vết thương.
Kem đánh răng
Bôi kem đánh răng lên chỗ bị đứt tay sẽ cầm được máu và giảm đau xót chỗ vết thương vì trong kem có các thành phần làm se da, làm dịu mát da của bạn
Tinh bột ngô
Bột ngô có chứa các thành phần làm đông máu hiệu quả, vì thế đắp bột ngô vào vết thương là phương pháp cầm máu rất nhanh, chỉ trong vòng 1 phút, vết thương của bạn đã khô lành.
Đá lạnh
Khi bạn bi đứt tay thì hãy lấy ngay 1 viên đá lạnh trong tủ lạnh chườm trực tiếp lên vết thương, đá sẽ làm các mao mạch xung quanh vết thương co lại. Chính việc này sẽ làm máu ở khu vực bị đứt tay đông lại và ngừng chảy tức thì.
(Nguồn: Tổng Hợp)