[WeNews] Hướng dẫn bạn cách nhận biết nấm độc trong rừng, kỹ năng giúp bạn an toàn cho mỗi hành trình băng rừng.

Ngày cập nhật 14/04/2020 09:43 PM - 1.616 lượt xem
Nấm là loài thân mềm mọc tự nhiên ở khắp mọi nơi, song tập trung nhiều ở rừng và những vùng tương đối ẩm thấp,cây cối rậm rạp, ít ánh sáng.  Nấm rất đa dạng về chủng loại, tuy vậy nấm ăn được và an toàn với con người lại rất ít. Đó là nấm rơm, nấm sò, nấm hương, mộc nhĩ… dùng làm thực phẩm trong đời sống thường nhật. Biết cách phân biệt các loại nấm trong rừng là kỹ năng sinh tồn cần thiết dành cho những người hay vượt núi băng rừng.

Mách bạn những cây thuốc và nguyên liệu đơn giản có tác dụng cầm máu nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp

10 loài cây độc nguy hiểm có ở Việt Nam mà dân du lịch cần chú ý

Chuẩn bị sẵn sàng để sinh tồn trong tình huống khẩn cấp

 
Ngoài tự nhiên có khoảng hơn 100 loại nấm dại, nhưng  loại có thể ăn được chỉ có khoảng từ 30 – 40 loại.Còn những loại nấm mọc tự nhiên ở các khu rừng, bên những đường đi hay bên bờ suối ở vùng núi  thì hết sức cẩn trọng  khi dùng.
 
Đặc điểm của nấm độc trong rừng
 
Nấm độc là nấm có chứa độc tố, không ăn được. Có loại nấm chứa độc tố sẽ gây ra chết người (Amatina phalloides, A.verna…), và chỉ cần ăn 50g nấm tươi có thể làm ngây ra một cái chết cho một người trẻ, khỏe mạnh mà không có bài thuốc nào cứu chữa được.
 

Có những loại nấm độc nhìn rất giống nấm thường, thường mọc lẫn cùng nấm ăn được, khiến người đi hái nấm dễ bị nhầm lẫn. Đã vậy nhiều khi trong quá trình chế biến lại sai sót: ví dụ: nếu đun không kỹ hoặc dụng cụ dùng đun nấu, để đồ ăn chín có dính nấm sống, ăn vào vẫn có thể gây ra ngộ độc. Ngoài ra, một số loại nấm vốn thuộc dạng không độc nhưng nếu mọc ở nơi môi trường bị ô nhiễm hoặc ở tầng đất bên dưới có những khoáng chất độc hại như phốt pho, thạch tín, thủy ngân… thì ăn phải cũng gây ra ngộ độc.
 
Vậy cách nhận biết nấm độc như thế nào?

Chúng ta thường hay tò mò với những thứ đẹp mắt hoặc chưa từng được nhìn thấy trước đó. Đặc biệt khi bạn đi rừng, hệ thống động thực vật phong phú khiến bạn không thể rời mắt, từ tò mò đến muốn sờ thử, thậm chí muốn thử cảm giác mùi vị của chúng. Nếu bạn không có những kiến thức, kỹ năng cần thiết, sự tò mò có thể giết chết bạn. Những lưu ý dưới đây sẽ rất quan trọng dành cho bạn.

Thông thường những loại nấm độc bao giờ trông cũng có nhiều màu sắc hơn, có đốm nổi lên, ở trên mũ nấm có những hạt nổi hay vằn màu đỏ hay có màu tạp, có rãnh, vết nứt, có vòng quanh thân…, khi ngắt đôi sẽ có nhựa chảy ra. Nấm độc khi thu hái thường có mùi cay, mùi hắc hoặc mùi đắng xộc thẳng lên. Nấm ăn được thường mùi thơm hoặc không mùi.
 
Tuyệt đối không được ăn các loại nấm lạ, không ăn thử nấm, kiên quyết  loại bỏ những nấm già, nấm đã ôi thiu, tránh và không hái những loại nấm sau:
 
Nấm độc xanh: đai có mũ màu sắc xanh đen nhạt và có đường kính từ 6- 12cm, có bao gốc dạng đài hoa, có vòng nấm màu trắng ở phần  cuống.

 
Nấm độc nâu (Nấm mũ khìa nâu xám) : Có mũ màu sắc nâu nhạt, đường kính từ 5- 10cm, phủ những vẩy mụn màu trắng có nhiều gồ điển hình, có vòng nấm màu trắng ở phần trên cuống.
 
nam-dc-trong-rung-va-mot-so-dieu-co-ban-wetrekvn
 
Nấm độc trắng: mũ màu sắc trắng, đường kính khoảng 7- 10cm, có bao gió dáng đài hoa, có vòng nấm màu trắng ở phần trên cuống.
 
nam-dc-trong-rung-va-mot-so-dieu-co-ban-wetrekvn
 
Dùng thử nghiệm biến màu: 
 
- Dùng phần trắng của hành lá chà xát lên phần mũ nấm, nếu thân hành biến thành màu xanh nâu thì nấm đó có độc, còn ngược lại thì nấm không độc.
 
- Dùng đũa/thìa hoặc vật dụng gì đó bằng bạc để thử vào món ăn xem vật thử có bị đổi màu, nếu bị đổi màu thì có khả năng đó là nấm độc.
 
- Ngoài ra, có thể nhỏ lượng nhỏ sữa bò tươi lên mũ nấm, nếu thấy hiện tượng sữa vón cục thì khả năng cao nấm đó có độc.
Biểu hiện bị ngộ độc nấm
 
Ngộ độc nấm gồm có loại biểu hiện sớm và muộn. Biểu hiện sớm thường sẽ xuất hiện sau khi ăn nấm  từ 30 phút đến 2 giờ, tối đa là sau 6 giờ và biểu hiện muộn xuất hiện sau khi ăn từ khoảng  6 đến 40 giờ, trung bình là 12 giờ. Mức độ ngộ độc tùy thuộc vào những loại nấm. Dấu hiệu ngộ độc thường phát hiện hiện sau khi ăn nấm từ 20 – 30 phút. Nạn nhân cảm thấy nôn nao, khó chịu, có khi sẽ đau bụng dữ dội hoặc nôn ra máu, bị đi ngoài nhiều lần, phân mùi hôi tanh; người mệt nhừ, chân tay lạnh toát, có khi sẽ nổi mẩn đỏ;  nặng hơn thì co giật, hôn mê. những triệu chứng xuất hiện càng chậm bao nhiêu thì mức ngộ độc càng nặng, có thể vây nguy hiểm tới  tính mạng
 
Sơ cứu khi bị ngộ độc nấm
 
Khi gặp  người có biểu hiện ngộ độc nấm, cần nhanh chóng gây ra nôn (bằng các biện pháp cơ học). Trong vòng vài giờ sau ăn nấm (tốt nhất ở trong giờ đầu tiên) nếu bệnh nhân là người từ 2 tuổi trở lên,trạng thái  tỉnh táo, chưa nôn nhiều thì cho bệnh nhân uống nước và gây ra nôn.
 
Uống than hoạt tính: Liều 1g/kg cân nặng bệnh nhân. Cho bệnh nhân uống đủ nước, tốt nhất là nên dùng oresol. Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
 
Nếu bệnh nhân lên cơn hôn mê, co giật: Cho bệnh nhân nằm nghiêng. Nếu bệnh nhân thở yếu, ngừng thở: Tiến hành Hà hơi thổi ngạt hoặc thực hiện hô hấp nhân tạo bằng những phương tiện cấp cứu có tại chỗ. Khi đã được điều trị ở cơ sở y tế không tự về nhà trong 1 – 2 ngày đầu  kể cả khi những biểu hiện ngộ độc ban đầu đã biến mất.
 
Ngộ độc nấm loại biểu hiện muộn cần được điều trị tại những cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt (thường ở tuyến tỉnh trở lên).
 
Phòng ngừa ngộ độc nấm
 
Để phòng ngừa  việc ngộ độc nấm, không được  ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn bởi nấm này thường là nấm độc; không ăn những loại nấm hoang dại lúc còn non, bởi lúc còn non chúng rất giống nhau (giống cái cúc áo), khó phân biệt; không ăn loại nấm khi bị cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng  giống sữa; không ăn nấm quá già, nấm bị nghi ngờ, không rõ xuất xứ… Cũng có những loại nấm độc giống nấm ăn , rất khó phát hiện nhưng khi quan sát kỹ sẽ thấy gốc có bao và có vòng cổ.
 
Mọi người khi muốn ăn nấm cần tuân theo những nguyên tắc sau:
 
Chỉ ăn nấm khi biết chắc đây là loại nấm dùng được, còn không biết thì tuyệt đối không được ăn.
 
Không được hái thứ nấm mình không biết chắc; mỗi lần dùng không nên dùng nhiều loại lẫn lộn mà chỉ nấu một loại duy nhất.. Trước khi xào nấu nấm, người dùng có thể  luộc sôi trước sẽ làm giảm bớt độc tính của nấm.
 

Khi ăn nấm không nên uống rượu. Có một số loại nấm dại tuy không độc những có chứa những thành phần gây ra nên phản ứng hóa học cùng thành phần trong rượu, vì vậy sẽ gây ra ngộ độc.
 
(Tổng hợp)
Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Bí quyết uống nước đúng cách? Nguy hiểm từ uống quá nhiều nước

Bí quyết uống nước đúng cách? Nguy hiểm từ uống quá nhiều nước

Bạn có đang nạp đủ nước cho cơ thể? Và liệu uống quá nhiều nước có thể gây ngộ độc nước không. Hãy để các chuyên gia dinh dưỡng từ WeTrek giải đáp cho bạn!
Tôi đưa gia đình du lịch bụi 2 năm, từ khi con gái 3 tháng tuổi

Tôi đưa gia đình du lịch bụi 2 năm, từ khi con gái 3 tháng tuổi

Năm 19 tuổi, tôi ước mơ vừa du lịch khắp nơi, vừa kiếm ra tiền. Gần 10 năm sau, tôi mới thực hiện được điều này với sự đồng hành của vợ và con gái nhỏ.
Những câu trích dẫn đầy cảm hứng tiếp sức cho niềm đam mê du lịch của bạn

Những câu trích dẫn đầy cảm hứng tiếp sức cho niềm đam mê du lịch của bạn

Đối với nhiều bạn trẻ, du lịch và cắm trại là món ăn tinh thần không thể thiếu, mang lại những trải nghiệm phong phú và ý nghĩa. Tuy nhiên, vẫn có người cho rằng đi du lịch hay cắm trại chỉ là sự hưởng thụ của những kẻ “vô công rỗi nghề”. Vì vậy, WeTrek xin gửi tới bạn những câu quote hay về du lịch và cắm trại để truyền tải thông điệp ý nghĩa, giúp mọi người hiểu rõ hơn về giá trị đích thực của những chuyến đi.
Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bạn có đam mê chạy bộ và muốn duy trì thói quen này ngay cả khi về già? Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết từ vận động viên marathon 70 tuổi Yuko Gordon, giúp bạn có thêm động lực và niềm vui để tiếp tục chinh phục đường chạy. Hãy cùng WeTrek khám phá những lời khuyên thú vị này nhé!
Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Cùng WeTrek tìm hiểu các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân và mọi người trong trường hợp xảy ra động đất. Tìm hiểu cách ứng phó đúng cách và kịp thời trong mọi tình huống khẩn cấp để đảm bảo an toàn.
Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Snowline là một thương hiệu Hàn Quốc chuyên về đồ leo núi và cắm trại đã có kinh nghiệm hơn 30 năm trên thị trường. Với sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng cao trong từng dòng sản phẩm của Snowline, đây là một thương hiệu uy tín bạn không thể bỏ qua trong những chuyến đi dã ngoại ngoài trời của mình. Hãy cùng WeTrek tìm hiểu về thương hiệu đồ outdoor đến từ "xứ sở kim chi" này nhé!
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc