[WeTrekology] Chuẩn bị sẵn sàng để sinh tồn trong tình huống khẩn cấp

Ngày cập nhật 10/09/2024 04:04 PM - 15.753 lượt xem

Khi thảm họa giáng xuống, liệu bạn sẽ sẵn sàng để đối phó? Liệu bạn có thể tồn tại trong thế giới tự nhiên?

Ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu (hoặc tiếp tục) lên kế hoạch, thu thập và sắp xếp những gì bạn cần để có thể tồn tại trong một tình huống khẩn cấp.

Chú ý: Nhiều trang thiết bị cần thiết cho việc dã ngoại mà bạn có thể đang sở hữu sẽ khá hữu ích trong những trường hợp như thế này. 

chuan-bi-cho-tinh-huong-khan-cap-wetrek.vn

Cất trữ và phục hồi nguồn dự trữ (Storage & Retrieval of Supplies)

Những thảm họa thiên nhiên hoặc nhân tạo có thể xảy ra với rất ít hoặc thậm chí không dấu hiệu cảnh báo trước nào. Vậy nên, việc giữ mọi thứ bạn cần ở một chỗ, được bảo vệ khỏi những nhân tố gây hại và dễ dàng sử dụng là rất quan trọng. Bạn nên sử dụng một hộp hoặc ba lô để đựng đồ - chỉ một bước đơn giản này này sẽ là rất cần thiết trong tình huống mà mỗi giây đều trở nên quý giá. Gợi ý cất trữ:

  • Sử dụng những hộp nhựa hay các loại hộp tương tự, hoặc dùng một chiếc ba lô hay túi thể thao được bọc trong một chiếc túi sạch cỡ lớn.
  • Để chiếc hộp trong tầng hầm, hay nhà kho, gara hoặc thậm chí chôn ở sân sau nhà.
  • Đảm bảo mọi người đều biết đồ được để ở đâu và cách lấy chúng.

Thực phẩm và bộ dụng cụ sinh tồn (Survival Food & Gear)

Theo lời khuyên của FEMA, Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Hoa Kỳ, bạn nên có những món đồ dưới đây trong một bộ trang bị khẩn cấp cơ bản (basic emergency kit):

  • Nước, mỗi gallon nước cho mỗi người mỗi ngày trong ít nhất 3 ngày, dùng để uống và làm vệ sinh
  • Thực phẩm, khó hư hỏng với lượng đủ dùng trong ít nhất 3 ngày
  • Đài chạy pin hoặc quay tay có âm báo, pin dự phòng
  • Đèn pinpin dự phòng
  • Bộ dụng cụ sơ cứu (xem bên dưới để biết thêm chi tiết)
  • Còi tín hiệu để gọi trợ giúp
  • Khẩu trang chống bụi, giúp lọc không khí ô nhiểm, tấm nhựa và băng keo dùng cho trú ẩn tại chỗ (shelter-in-place)
  • Khăn ướt, túi đựng rác và dây buộc bằng ni lông để làm vệ sinh cá nhân
  • Cờ lê hoặc kìm để ngắt các thiết bị tiện ích sinh hoạt (ga, điện, nước)
  • Dụng cụ mở nắp đồ hộp
  • Bản đồ khu vực
  • Điện thoại di động và sạc pin, bộ đảo điện hoặc bộ sạc pin năng lượng mặt trời

Tiếp theo, hãy xem xét và bổ sung thêm những món đồ dưới đây nếu cần thiết:

  • Thuốc kê đơn và ly cốc
  • Sữa bột và tã cho trẻ em
  • Thức ăn và nước dự phòng cho thú vật nuôi
  • Tiền mặt hoặc séc du lịch và tiền lẻ
  • Tài liệu tham khảo dùng trong trường hợp khẩn cấp, ví dụ như cẩm nang hướng dẫn sơ cứu.
  • Túi ngủ hoặc chăn giữ ấm cho từng người; bổ sung thêm đệm lót trong điều kiện thời tiết lạnh
  • Có đủ quần áo để thay đổi gồm áo dài tay, quần dài và giày có đế vững chắc; nhiều quần áo hơn nếu bạn sống trong một khu vực có thời tiết lạnh
  • Thuốc tẩy rửa clo dùng trong gia đình và ống nhỏ thuốc*
  • Bình cứu hỏa
  • Diêm đặt trong hộp đựng chống thấm nước hoặc diêm chống thấm nước
  • Đồ tiếp liệu và vật dụng vệ sinh cá nhân của phụ nữ
  • Bộ đồ nấu nướng và ăn uống, cốc đĩa giấy, đồ dùng nhà bếp bằng nhựa, và khăn giấy
  • Giấy và bút chì
  • Sách, trò chơi, các câu đố, hoặc các hoạt động khác cho trẻ em

*Khi pha loãng 9 phần nước với một phần thuốc tẩy, thuốc tẩy có thể được sử dụng như một chất khử trùng. Hoặc trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể dùng thuốc tẩy để xử lý nước bằng cách sử dụng 16 giọt thuốc tẩy cho gia đình dạng lỏng thông thường với mỗi gallon nước (3.78L). Không sử dụng thuốc tẩy có mùi thơm, thuốc tẩy an toàn với đồ màu hoặc thuốc tẩy có các chất tẩy rửa bổ sung.

Bộ sơ cứu y tế (first-aid kit)  là một bộ thiết bị tuyệt vời cần có ở nhà, trong ô tô và tại nơi làm việc. Những dụng cụ sơ cứu dưới đây nên được cất giữ trong một chiếc hộp, hoặc trong một cái ba lô/ túi nhỏ nếu nó được đặt dưới bàn làm việc của bạn hoặc trong một chiếc ô tô.

  • Hai đôi găng tay cao su hoặc găng tay vô khuẩn nếu bạn bị dị ứng với cao su
  • Băng vô khuẩn để cầm máu
  • Xà phòng làm sạch và giấy lau sát trùng
  • Thuốc mỡ kháng sinh
  • Thuốc mỡ trị bỏng
  • Băng dính cứu thương nhiều kích cỡ
  • Thuốc nhỏ mắt để rửa mắt hoặc sát trùng và chống nhiễm khuẩn nói chung
  • Nhiệt kế
  • Thuốc kê theo đơn mà bạn phải uống hàng ngày, ví dụ như thuốc điều trị tiểu đường, đái tháo đường (insulin), thuốc chữa bệnh tim mạch và máy giúp thở trong cơn hen; những loại thuốc uống định kỳ cần xem xét kỹ đến hạn sử dụng
  • Đường đơn (glucose) được kê đơn

Những loại thuốc không kê đơn:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm (aspirin) hoặc các loại thuốc giảm đau khác
  • Thuốc trị tiêu chảy
  • Thuốc kháng acid
  • Thuốc nhuận tràng

Những dụng cụ sơ cứu khác:

  • Kéo
  • Nhíp kẹp y tế
  • Tuýp thuốc mỡ petroleum jelly hoặc các loại thuốc mỡ khác

Bản sao của những tài liệu quan trọng (Copies of Important Documents)

Cất những tài liệu quan trọng của gia đình bạn vào nơi an toàn, ví dụ như bản sao của các hợp đồng bảo hiểm, giấy tờ tùy thân và hồ sơ tài khoản ngân hàng trong một chiếc hộp di động không thấm nước.

Chú ý: Một chiếc túi nhựa đựng hồ sơ được dính kèm vào một chai nước miệng rộng sẽ rất hữu ích. Những tài liệu quan trọng của bạn sẽ được bảo quản, và bạn còn mang được thêm môt bình nước.

Duy trì nguồn dự trữ (Maintaining Your Supplies)

6 tháng một lần, hãy kiểm tra nguồn thực phẩm và trang bị dự trữ khẩn cấp. Làm mới lại nguồn cấp nước, dùng và/hoặc thay thế những loại thực phẩm sẽ hết hạn trong 6 tháng nữa, bỏ đi những đồ ăn đã hết hạn hoặc bị hỏng, và thêm vào bất kỳ loại thực phẩm nào có thể cần thiết. Nếu gia đình có thêm thành viên hoặc nhu cầu về y tế thay đổi thì sẽ cần các trang bị dự trữ khẩn cấp khác hoặc bổ sung thêm. Tham khảo danh sách bên dưới khi bạn xem xét những món đồ được cất giữ:

  • Giữ đồ ăn đóng hộp ở nơi mát mẻ, khô thoáng.
  • Bảo quản các loại thực phẩm có thể đóng hộp trong những chiếc hộp nhựa hoặc kim loại được đóng nắp thật chặt để bảo vệ chúng khỏi thú vật nuôi và tăng hạn sử dụng.
  • Bỏ đi bất kỳ loại đồ hộp nào vỏ bị phồng, mòn, răng cưa.
  • Sử dụng đồ ăn trước khi chúng bị hỏng và thay thế chúng bằng những thực phẩm mới tươi ngon.
  • Đặt những đồ ăn mới ở phía sau của nơi cất trữ, và những loại cũ hơn ở phía trước.
  • Thay đổi nguồn thực phẩm và nước uống được cất trữ 6  tháng một lần; hãy đảm bảo bạn đã viết ngày mà bạn cất chúng lên tất cả các hộp.
  • Cân nhắc lại về những nhu cầu của bạn mỗi năm một lần và cập nhật bộ dụng cụ theo sự thay đổi về nhu cầu của gia đình bạn.

Chỉ với một chút thời gian, công sức và tiền bạc, bạn đã chuẩn bị được các nguồn cung cấp mà bạn và những người thân của bạn cần để tồn tại khi không có sự hỗ trợ hay giúp đỡ nào khác có sẵn. Đó là một sự đầu tư khôn ngoan và tiết kiệm thời gian. Hãy bắt đầu ngay hôm nay.

Ethan Nguyen

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Tổng hợp các kỹ năng ứng phó với thiên tai mưa bão lũ lụt

[WeTrekology] Tổng hợp các kỹ năng ứng phó với thiên tai mưa bão lũ lụt

Tìm hiểu các kỹ năng quan trọng để ứng phó hiệu quả với thiên tai mưa bão lũ lụt trong bài viết của WeTrek. Khám phá các bước chuẩn bị, biện pháp an toàn và cách bảo vệ bản thân và gia đình trước các tình huống khẩn cấp. Đọc ngay để trang bị kiến thức và tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai.
Những bài học về kỹ năng sinh tồn cần biết để sống sót trong môi trường tự nhiên và các tình huống khẩn cấp

Những bài học về kỹ năng sinh tồn cần biết để sống sót trong môi trường tự nhiên và các tình huống khẩn cấp

Những kỹ năng được WeTrek đề cập đến trong bài viết này là để giúp bạn vượt qua được một loạt những tình uống khẩn cấp, hiểm nghèo từ việc bị đi lạc trong rừng, bị chấn thương ngoài môi trường thiên nhiên, gặp thú dữ,...Đồng thời bài viết nhằm mục đích giải trí và truyền đạt những kiến thức, kỹ năng sinh tồn có thể hữu ích trong những tình huống nguy cấp. Mặc dù đôi lúc có vẻ chúng ta làm chủ được thiên nhiên quanh mình, nhưng Mẹ Thiên Nhiên vẫn có khả năng khiến chúng ta bị bất ngờ và choáng váng.Hãy chuẩn bị cho mình những hiểu biết cần thiết, vững vàng về tinh thần, đừng mạo hiểm trong hành động, tôn trọng và bảo vệ tự nhiên. Thế giới này chưa hề trở nên an toàn hơn. Hãy sẵn sàng để luôn đứng vững. Chỉ những sinh vật mạnh mẽ mới có thể sống sót.
[WeTrekology] 11 Loài Cây Độc Bạn Không Bao Giờ Nên Ăn

[WeTrekology] 11 Loài Cây Độc Bạn Không Bao Giờ Nên Ăn

Trong một chuyến phiêu lưu cắm trại, bạn hãy cứ thoải mái đi tìm kiếm thức ăn, nhưng cho dù có làm gì, đừng bao giờ ăn bất kỳ loại thực vật chết người nào dưới đây.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Tự Làm Vòng Tay Sinh Tồn

[WeTrekology] Hướng Dẫn Tự Làm Vòng Tay Sinh Tồn

Làm sao để bạn mang theo một lượng dây hữu ích - luôn ở trên người bạn - nhưng không phải chỉ nhét nó vào túi? Hãy dùng vòng tay sinh tồn. Thường được đeo bởi những người lính Mỹ, đây không phải là một phụ kiện thời trang mà là một dụng cụ giúp sinh tồn.
[WeTrekology] 10 Thương Tích và Bệnh Tật Phổ Biến Nhất Khi Đi Bộ Leo Núi và Cách Điều Trị

[WeTrekology] 10 Thương Tích và Bệnh Tật Phổ Biến Nhất Khi Đi Bộ Leo Núi và Cách Điều Trị

Tìm hiểu cách điều trị các chứng bệnh từ tự nhiên phổ biến nhất thông qua hướng dẫn của chúng tôi, từ đó xử lý được mọi vấn đề từ đau bụng đến gãy xương.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Loại Bỏ Và Chữa Trị Khi Bị Gai, Dằm Đâm Và Những Vết Thương Do Bị Đâm Khác

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Loại Bỏ Và Chữa Trị Khi Bị Gai, Dằm Đâm Và Những Vết Thương Do Bị Đâm Khác

Hãy học cách giải quyết những vết thương tới từ mọi loại gai, vật nhọn, dằm, mảnh thủy tinh, lông cứng, và bất cứ vật gì khác có thể lọt xuống dưới bề mặt da khi bạn đang trong một cuộc hành trình.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc