[WeTrekology] Tổng hợp các kỹ năng ứng phó với thiên ta mưa bão lũ lụt

Ngày cập nhật 16/09/2024 09:46 AM - 100 lượt xem

Bão là gì?

Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Các cơn bão thường có gió mạnh, mưa lớn, có thể có sấm, chớp, mưa đá, vòi rồng. Ngoài ra, khái niệm bão còn bao gồm cả bão tuyết, bão cát, bão bụi. Bão (và áp thấp nhiệt đới) là hệ thống xoáy mạnh đặc trưng bởi khí áp thấp tại tâm, gió và hệ mây phát triển mạnh bố trí theo hình xoắn đi kèm với dông và mưa lớn.

Mắt bão là gì?

Cấu trúc của bão gồm mắt bão, thành mắt bão và hoàn lưu bão. Ngay chính giữa tâm bão là mắt bão, thường là vùng trời quang, gió nhẹ, bình yên. Tuy nhiên, mắt bão không phải lúc nào cũng quang đãng mà có thể bị mây mù che phủ. Mắt bão thường có bán kính từ 15- 35 km (10 - 20 dặm) tuỳ theo độ lớn của bão. Thường các cơn bão mạnh sẽ có mắt bão rõ rệt hơn so với các cơn bão yếu.

Mắt bão

Bao quanh mắt bão là thành mắt bão, nơi mây tạo thành một bức tường lên cao (hàng km) và là nơi gió thổi mạnh nhất. Nếu gặp mắt bão thì nên tìm chỗ trú ẩn an toàn. Mắt bão có thể tồn tại khá lâu (hơn 1 giờ) song cũng có thể chỉ trong vài phút. Bao quanh mắt bão là những xoáy thuận nhiệt đới hay còn gọi là bão, tại đây những xoáy thuận chuyển động với tốc độ cao, bao bọc mắt bão và không cho không khí lọt vào. Đó là hoàn lưu bão, nơi có các dải mây gây mưa. Các dải mây này đóng một vai trò quan trọng trong chu kỳ bay hơi - ngưng tụ nhằm cung cấp năng lượng để duy trì cơn bão.

Các Cấp độ bão

Cấp độ Tên cấp bão Sức gió (km/h) Hiện tượng hậu quả gây ra
0   < 1 Gió nhẹ.

Không gây nguy hại.

1   > 1 - 5
2   6 - 11
3   12 - 19
4   20 - 28 Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động, ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu.

Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm.

5 Vùng áp thấp 29 - 38
6 Áp thấp nhiệt đới 39 - 49 Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió.

Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

7 50 - 61
8 Bão 62 - 74 Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió.

Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

9 75 - 88
10 Bão mạnh 89 - 102 Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng.

Biển động dữ đội. Làm đắm tàu biển.

11 103 - 117
12 Bão rất mạnh 118 - 133 Sức phá hoại cực kỳ lớn.

Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.

13 134 - 149
14 150 - 166
15 167 - 183
16 Siêu bão 184 - 201
17 202 - 220
>17 > 220

Sức gió là tốc độ gió duy trì trong một thời gian dài, và đây là căn cứ để đánh giá độ mạnh yếu của bão. Tác hại do bão gây ra chủ yếu do các cơn gió giật, chỉ kéo dài vài giây đến dưới 1 phút nhưng tốc độ lớn hơn hẳn so với sức gió. Do vậy, các bản tin dự báo bão luôn có tin về gió giật, ngoài tin về sức gió. Theo tiêu chuẩn quốc tế , người ta phân chia bão dựa vào sức gió (dựa vào Thang sức gió Beaufort và Thang bão Saffir-Simpson):

  • Sức gió dưới 63 km/h gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression)
  • Sức gió trên 63 km/h (cấp 8) gọi là bão nhiệt đới ("tropical cyclone" hoặc "tropical storm")
  • Sức gió trên 118 km/h (cấp 12) gọi là bão to với cuồng phong (typhoon)
  • Sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão (super typhoon)

Siêu bão là gì?

Dựa vào sức gió thì các cơn bão sẽ được phân loại như sau:

  • Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh;
  • Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh;
  • Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.

Siêu bão có sức phá hoại cực kỳ lớn, sóng biển cực kỳ mạnh, có thể đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.

Các lưu ý an toàn khi ứng phó với mưa bão, lũ lụt

Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, người dân lưu ý không nên chủ quan, tuân thủ theo các khuyến cáo sau:

1. Theo dõi dự báo, cảnh báo, cập nhật diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh.

2. Gia cố, chẳng chống nhà cửa; cắt tỉa cành cây; tháo dỡ biển quảng cáo, áp phích có nguy cơ mất an toàn; đảm bảo an toàn công trình đang thi công.

3. Gia cố chuồng trại gia súc, gia cầm; tranh thủ thu hoạch sớm các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

4. Xác định vị trí trú ẩn an toàn nhất cho tất cả thành viên trong gia đình; chủ động sơ tán khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

5. Chủ động dự trữ thực phẩm, nước uống, thuốc men, vật dụng cần thiết đủ dùng trong những ngày tới.

6. Kê cao tài sản, cất giữ giấy tờ quan trọng ở nơi an toàn, di chuyển phương tiện cơ giới đến nơi có địa hình cao.

7. Không đi qua các ngầm tràn, vũng trũng thấp, khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất khi bão đổ bộ và mưa, lũ sau bão.

8. Ngắt các nguồn điện sinh hoạt khi xảy ra ngập lụt, hạn chế hoặc không lái xe vào khu vực có nguy cơ ngập, chủ động khơi thông cống thoát nước gần nhà, gần khu dân cư mình ở.

9. Lưu các số điện thoại cứu hộ, cứu nạn để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

10. Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.

Infographic hướng dẫn an toàn trước, trong và sau mưa bão 

Lời khuyên y tế khi xảy ra lũ lụt

infographic Y tế khi bão lụt

Trang bị đồ dùng trong các tình huống khấn cấp (Emergency Kit) theo hướng dẫn từ chuyên gia outdoor

Mua ngay đồ dùng dự phòng trong các tình huống khẩn cấp tại WeTrek: MUA TẠI ĐÂY

WeTrek tổng hợp

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Những bài học về kỹ năng sinh tồn cần biết để sống sót trong môi trường tự nhiên và các tình huống khẩn cấp

Những bài học về kỹ năng sinh tồn cần biết để sống sót trong môi trường tự nhiên và các tình huống khẩn cấp

Những kỹ năng được WeTrek đề cập đến trong bài viết này là để giúp bạn vượt qua được một loạt những tình uống khẩn cấp, hiểm nghèo từ việc bị đi lạc trong rừng, bị chấn thương ngoài môi trường thiên nhiên, gặp thú dữ,...Đồng thời bài viết nhằm mục đích giải trí và truyền đạt những kiến thức, kỹ năng sinh tồn có thể hữu ích trong những tình huống nguy cấp. Mặc dù đôi lúc có vẻ chúng ta làm chủ được thiên nhiên quanh mình, nhưng Mẹ Thiên Nhiên vẫn có khả năng khiến chúng ta bị bất ngờ và choáng váng.Hãy chuẩn bị cho mình những hiểu biết cần thiết, vững vàng về tinh thần, đừng mạo hiểm trong hành động, tôn trọng và bảo vệ tự nhiên. Thế giới này chưa hề trở nên an toàn hơn. Hãy sẵn sàng để luôn đứng vững. Chỉ những sinh vật mạnh mẽ mới có thể sống sót.
[WeTrekology] 11 Loài Cây Độc Bạn Không Bao Giờ Nên Ăn

[WeTrekology] 11 Loài Cây Độc Bạn Không Bao Giờ Nên Ăn

Trong một chuyến phiêu lưu cắm trại, bạn hãy cứ thoải mái đi tìm kiếm thức ăn, nhưng cho dù có làm gì, đừng bao giờ ăn bất kỳ loại thực vật chết người nào dưới đây.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Tự Làm Vòng Tay Sinh Tồn

[WeTrekology] Hướng Dẫn Tự Làm Vòng Tay Sinh Tồn

Làm sao để bạn mang theo một lượng dây hữu ích - luôn ở trên người bạn - nhưng không phải chỉ nhét nó vào túi? Hãy dùng vòng tay sinh tồn. Thường được đeo bởi những người lính Mỹ, đây không phải là một phụ kiện thời trang mà là một dụng cụ giúp sinh tồn.
[WeTrekology] 10 Thương Tích và Bệnh Tật Phổ Biến Nhất Khi Đi Bộ Leo Núi và Cách Điều Trị

[WeTrekology] 10 Thương Tích và Bệnh Tật Phổ Biến Nhất Khi Đi Bộ Leo Núi và Cách Điều Trị

Tìm hiểu cách điều trị các chứng bệnh từ tự nhiên phổ biến nhất thông qua hướng dẫn của chúng tôi, từ đó xử lý được mọi vấn đề từ đau bụng đến gãy xương.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Loại Bỏ Và Chữa Trị Khi Bị Gai, Dằm Đâm Và Những Vết Thương Do Bị Đâm Khác

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Loại Bỏ Và Chữa Trị Khi Bị Gai, Dằm Đâm Và Những Vết Thương Do Bị Đâm Khác

Hãy học cách giải quyết những vết thương tới từ mọi loại gai, vật nhọn, dằm, mảnh thủy tinh, lông cứng, và bất cứ vật gì khác có thể lọt xuống dưới bề mặt da khi bạn đang trong một cuộc hành trình.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Xử Lý Tình Huống: Sơ Cứu và Sức Khỏe

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Xử Lý Tình Huống: Sơ Cứu và Sức Khỏe

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đóng kín miệng vết thương, gỡ bọ ve, ngăn ngừa phát ban gây ra bởi cây thường xuân độc, và nhiều kỹ năng quan trọng khác.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc