[WeNews] Nam thanh niên đi lạc 3 ngày trên núi Chứa Chan

Ngày cập nhật 15/04/2019 06:43 PM - 3.224 lượt xem
Để có thể "cầm cự" khi bị lạc 3 ngày 2 đêm giữa rừng núi, anh Nhân đã chọn cách sống chung với thiên nhiên, nhai lá cây cho đỡ đói khát, chọn mỏm đá cao làm giường, đắp lá giữ ấm qua đêm.

Ngủ mỏm đá, dùng lá cây để chống lạnh qua đêm trong rừng
 
Ngày 25/3, Chị Thu Trâm, chị ruột của anh Nguyễn Thành Nhân (SN 1989, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết hiện tại anh này đã về nhà và sức khoẻ đã ổn định sau 3 ngày 2 đêm bị lạc trên trên núi Chứa Chan (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) khi đi dọn rác tình nguyện.
 
Sau khi trở về đồng bằng, được người dân hỗ trợ nước uống và thức ăn, anh Nhân đã chia sẻ về "3 ngày sinh tồn" của bản thân khi bị lạc giữa núi rừng.
 
Theo người thân, trước đó ngày 23/3, anh Nhân cùng nhóm bạn 6 người lên kế hoạch leo lên đỉnh núi Chứa Chan thu gom rác mang xuống, đây là hành trình tình nguyện để bảo vệ môi trường sống. Cả nhóm hẹn gặp nhau trên đỉnh núi nơi có Trạm Thông tin Quốc phòng.
 


Sau đó, do anh Nhân có chút việc bận nên đi sau một mình, còn nhóm bạn đi trước. Đến khoảng 11h trưa cùng ngày, anh Nhân bắt đầu leo núi Chứa Chan một mình. Do đi gấp để đến điểm hẹn cho kịp thời gian cùng nhóm bạn, nên anh Nhân không mang theo nhiều tư trang, chỉ ít lương thực và nước uống.
 
Đến 17h chiều, đi mãi vẫn chưa tới đỉnh núi, anh Nhân biết mình đã bị lạc và lúc này điện thoại di động đã hết sạch pin. Khi vật dụng cuối cùng có thể liên lạc ra bên ngoài đã hết, trời lại sắp tối, anh Nhân bắt đầu hoang mang vì không còn cách nào để cầu cứu.

Sau đó anh cố trấn an tinh thần, giữ bình tĩnh để tìm cách sinh tồn qua đêm đầu tiên giữa lưng chừng núi rừng. Tối hôm đó anh Nhân tìm mỏm đá cao nghỉ ngơi, đốt lửa sưởi ấm qua đêm nhờ có mang bật lửa để hút thuốc.
 
"Chọn mỏm đá cao để tránh ẩm thấp và côn trùng rắn rết về đêm. Khi đi ngủ, tôi bẻ lá cây phủ lên cơ thể để giữ ấm", anh Nhân kể.
 
Địa hình hiểm trở của núi trong ngày có sương

Lương thực cạn kiệt, nhai lá cây để chống khát
 
Đến sáng ngày 24/3, anh tiếp tục hành trình lên đỉnh núi, đồng thời vừa đi vừa hy vọng tìm được người hỗ trợ. Tuy nhiên đi mãi vẫn không tìm được đúng hướng, lúc này anh cũng muốn quay đầu để xuống núi nhưng không thể.
 
Theo anh Nhân, do khu vực núi có nhiều thung lũng, bụi rậm, dây leo, nên anh không thể xác định được hướng xuống núi. Anh vẫn cứ đi mãi với hy vọng tìm đường ra khỏi núi nhưng lúc này lương thực và nước uống đã hết.
 
Những lúc quá đói khát, anh Nhân chọn hái lá cây rừng nhai cho đỡ khát nước rồi tiếp tục di chuyển. Thêm một ngày dài mà vẫn chưa tìm được đường ra, càng đi càng lạc thêm vào rừng sâu, qua nhiều chỏm đá cheo leo thì mặt trời đã lặn sau ngọn núi.Màn đêm buông xuống, chỉ còn mình anh và những tiếng côn trùng trong rừng. Lúc này bật lửa cũng đã hết gas, không thể nhóm lửa sưởi ấm, anh Nhân tiếp tục bẻ nhiều lá cây rồi trèo lên mỏm đá cao, phủ lên cơ thể để ngủ.
 
Đến sáng ngày 25/3, bước sang ngày thứ 3 trong rừng thì sức khoẻ anh đã yếu đi, người mệt mỏi vì đói khát. Tưởng chừng anh đã không thể vượt qua thì may mắn anh gặp được 2 thanh niên đi núi và được họ cho nước uống, hướng dẫn đường đi xuống núi.
 
Đến khi xuống núi an toàn lúc 8h30 sáng 25/3, anh Nhân đã gặp được người dân địa phương và trở về nhà.

Núi Chứa Chan cao 837 m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao thứ hai ở Đông Nam bộ, sau núi Bà Đen (cao 986 m, Tây Ninh), với sườn dốc 30 - 35 độ, nhiều nơi rừng rậm, vách đá dựng đứng. Núi có dáng hình vòng cung gồm ba ngọn đồi liên tiếp nhau giống hình bát úp. Với địa hình hiểm trở, ngôi chùa với kiến trúc đẹp cùng cảnh quan ngồi trên đỉnh ngắm mây tựa núi, nơi này được nhiều bạn trẻ và người trekking thích khám phá lưu đến.
 


Ảnh: Đinh Quyền Sinh
 


Hình ảnh bậc tam cấp nổi tiếng của ngôi chùa Gia Lào (có tên chữ là Bửu Quang Tự) trên núi Chứa Chan

Năm 2012, núi được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

Năm 2016, tuyến cáp treo lên núi được đưa vào sử dụng, thu hút nhiều khách du lịch.



Huyền Sang
 
>> Xem thêm những vật dụng cần thiết khi đi leo núi
Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeNews] Chuyện lạ có thật - Người đàn ông sống sót sau 10 ngày bị lạc ở dãy núi Santa Cruz

[WeNews] Chuyện lạ có thật - Người đàn ông sống sót sau 10 ngày bị lạc ở dãy núi Santa Cruz

Lukas McClish, người dân Boulder Creek, California, đã bắt đầu cuộc đi bộ trên một con đường quen thuộc trước khi đi làm vào ngày 11 tháng 6. Mười ngày sau và sau một nỗ lực tìm kiếm lớn lao, anh đã được cứu khi ai đó nghe thấy tiếng kêu cứu của anh.
1001 chuyện ly kỳ có thật khi đi leo núi cắm trại theo lời kể từ những người trong cuộc

1001 chuyện ly kỳ có thật khi đi leo núi cắm trại theo lời kể từ những người trong cuộc

WeTrek tổng hợp những câu chuyện kỳ quái có thật khi đi leo núi cắm theo lời kể từ những người trong cuộc. Đó là thực tế hay chỉ là ảo giác? Những lời khuyên để có một chuyến đi an toàn cho bạn và gia đình, bạn bè cũng sẽ được bật mí dưới đây.
‘Tam giác quỷ’ ở Tây Bắc Việt Nam, nơi những chiếc máy bay một đi không trở lại…

‘Tam giác quỷ’ ở Tây Bắc Việt Nam, nơi những chiếc máy bay một đi không trở lại…

Tại huyện Bắc Yên, Sơn La, có một khu vực mà nhiều năm trước không hiểu vì sao lâu lâu lại có một chiếc máy bay lao xuống nổ tan tành.
Giới thiệu về thương hiệu SCARPA

Giới thiệu về thương hiệu SCARPA

Scarpa là một thương hiệu giày thể thao uy tín có có nguồn gốc tại Ý, nổi tiếng với chất lượng giày cao cấp, có khả năng thõa mãn nhu cầu của các vận động viên, những người yêu thích leo núi, và môn thể thao mạo hiểm ngoài trời. Đặc biệt là về loại giày cho môn thể thao núi như giày leo núi, giày leo đá, giày dã ngoại và một số sản phẩm cho các hoạt động ngoài trời.
Hướng dẫn cách xây dựng nền lều trại: Bí quyết và những điều cần biết

Hướng dẫn cách xây dựng nền lều trại: Bí quyết và những điều cần biết

Những điều cần biết khi xây dựng nền lều trại cho chuyến cắm trại tiếp theo của bạn!
Không cần nhân phẩm vẫn có thể săn mây thành công bằng ứng dụng Windy.com

Không cần nhân phẩm vẫn có thể săn mây thành công bằng ứng dụng Windy.com

Săn mây trên đỉnh núi là một trải nghiệm tuyệt vời cho những người yêu thích du lịch và khám phá thiên nhiên. Tuy nhiên, để có thể săn mây thành công, bạn cần phải biết cách đọc và theo dõi thông tin thời tiết một cách chính xác. Điều này càng trở nên dễ dàng hơn với ứng dụng Windy.com, một trong những ứng dụng thời tiết được yêu thích nhất hiện nay. Với Windy.com, bạn có thể dễ dàng đoán trước được sự xuất hiện của mây, giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi của mình.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc