Nếu bạn vừa mới bắt đầu đi dã ngoại, sẽ hơi áp lực một chút. Tôi biết, tôi đã từng ở vị trí đó và đã trả lời rất nhiều câu hỏi của những người mới bắt đầu về rất nhiều điều liên quan đến dã ngoại. Có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm và rất nhiều thứ không chắc chắn. Ngay cả với những điều không rõ ràng và những cảm giác đang tràn ngập trong đầu bạn, dã ngoại có thể sẽ cực kỳ bổ ích. Tôi nói nó “có thể” bởi vì mức độ bổ ích bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn và chuẩn bị của bạn. Dã ngoại cũng có thể trở nên rất khá khổ sở khi rơi vào từng tình huống cụ thể, khi đưa ra các quyết định sai lầm và khi thiếu sự chuẩn bị. Cũng giống như bất cứ điều gì, thực sự cũng có một vài nguyên tắc cơ bản có thể giúp bạn có chuyến dã ngoại thành công. Với mục tiêu là sự đơn giản, bài viết này sẽ chỉ tập trung nhiều vào những phong cách dã ngoại truyền thống mà không đi quá nhiều vào chi tiết và những nguyên tắc nền cơ bản mà mỗi người đi dã ngoài cần phải có, bất kể bạn cho rằng bản thân mình là người theo chủ nghĩa truyền thống, một người dã ngoại siêu nhẹ, một người đi bộ đường dài với hành lý siêu nhẹ hoặc siêu siêu nhẹ.
Nguyên tắc số 1 - Biết được mục đích của mình.
Tại sao bạn lại đi dã ngoại?
Tất cả những ai dám tiến sâu vào rừng đến những nơi hẻo lánh nên biết câu trả lời cho câu hỏi này. Với một vài người, đơn giản chỉ là muốn “đi thật xa”, với một số người khác, mục đích là “để ngắm nhìn những khung cảnh đẹp đẽ chưa từng đi qua” hay “để thử thách bản thân”, “để xem xem liệu bạn có thể đi bao xa, bao lâu”, “tôi muốn thúc đẩy bản thân và kiểm tra xem giới hạn của tôi là ở ngưỡng nào hoặc làm thế nào để có thể tồn tại”. Đối với tôi, tôi luôn muốn nói tôi đi dã ngoại bởi vì tôi thích việc đi xa khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống hàng ngày và đắm chìm vào nhịp sống của tự nhiên để nhìn thấy những cảnh vật đẹp đẽ ở những nơi khó có thể đến được. Bất kể mục đích của bạn là gì, hãy tìm ra nó. Nó sẽ động lực lớn đằng sau nhiều quyết định của bạn khi lên đồ và lên kế hoạch cho các chuyến đi.
Nguyên tắc số 2 - Hiểu bản thân mình.
Đối với bạn “tận hưởng” có nghĩa là gì?
“Tận hưởng” có thể là mục đích của bạn khi đi dã ngoại, có thể không, nhưng tôi nghĩ rằng giả định hợp lý nhất là bạn muốn tận hưởng thời gian của mình trên mỗi cung đường cũng như những nơi cắm trại bất kể bạn là ai hay mục đích của bạn là gì khi đến những nơi xa thành phố, hẻo lánh. Ví dụ, tôi không thích đi dã ngoại với hành lý nặng. Nó không hề thoải mái chút nào và tôi cuối cũng sẽ đâm ra chán ghét cuộc đời và những cung đường và mọi người xung quanh tôi và tất cả cuộc sống hoang dã và tất cả cây cối xung quanh mình. Tôi nghĩ bạn hiểu ý tôi. Hành lý nặng đồng nghĩa với việc không hề có sự vui vẻ nào đối với tôi. Không tốt một chút nào.
Mặt khác, tôi thích thời tiết ấm hơn là lạnh, khô ráo hơn là ẩm ướt và không có côn trùng (ví dụ như là nhện) khi ngủ. Những gì tôi đang muốn minh họa là có những điều nhất định mà mỗi cá nhân mong muốn để có thể tận hưởng thời gian của họ ở vùng hoang dã, xa xôi, và nó sẽ khác biệt đối với từng người. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải sắp xếp lại những điều khác biệt và hy sinh một vài điều cũng như có sự thỏa hiệp về vấn đề này, vấn đề kia cũng như biết được mình nên làm gì để có thể chuẩn bị và lên kế hoạch đầy đủ. Nhưng bạn cũng phải tìm ra những điều đó có ích gì cho bạn. Tôi sẽ cố hết sức để chia sẻ dựa trên kinh nghiệm của bản thân nhưng nếu bạn muốn sao chép y nguyên những điều làm tôi hạnh phúc khi đi dã ngoại, có lẽ nó sẽ không phù hợp với bạn. Thật không may, mục tiêu sẽ thay đổi khi bạn thay đổi. Khi phát hiện ra một trang bị mới, tôi sẽ suy nghĩ xem liệu nó sẽ giúp gì cho mình được gì không và liệu nó đã tối ưu chưa, sẽ phải mất vài lần thử nghiệm, vài lần sai sót. Ví dụ, dựa vào mục đích đi dã ngoại của tôi và những món đồ tôi cần để tận hưởng chuyến đi, tôi sẽ giảm trọng lượng của túi đồ xuống (chỉ còn khoảng từ 6 kg đổ xuống). Tôi không chắc liệu mình có thể tận hưởng chuyến đi trọn vẹn nếu như tôi mang đồ siêu nhẹ hoặc siêu siêu nhẹ. Tôi đã từng thử đi dã ngoại với hành lý siêu nhẹ và rõ ràng là nó không hề thú vị và thoải mái chút nào. Vì vậy, dù tôi biết tôi có thể làm việc đó, nhưng tôi chọn cách không làm.
Nguyên tắc số 3 - Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng.
Về thể chất:
Dã ngoại yêu cầu thể chất. Các chuyến đi sẽ làm cơ thể bạn mệt mỏi, đặc biệt là đầu gối. Mang theo hành lý nhẹ hơn sẽ làm giảm bớt một phần áp lực đặt trên cơ thể nhưng bạn sẽ vẫn phải đi bộ vài giờ một ngày trong vòng vài ngày, đi lên đi xuống các địa hình khác nhau trong mọi loại điều kiện. Những trải nghiệm của bạn sẽ dễ chịu hơn nếu bạn chọn lộ trình phù hợp với thể lực và kinh nghiệm của bạn. Tôi đã từng thử đi những chuyến dã ngoài không phù hợp với bản thân và chúng tuyệt nhiên không hề thú vị như khi tôi tìm hiểu về nó thời gian đầu. Gậy leo núi cũng có thể giúp đầu gối của bạn rất nhiều. Tôi rất thích gậy leo núi của mình, đầu gối tôi khá yếu đối với một người mới 20 tuổi, và chiếc gậy leo núi đã cứu tôi. Chúng không chỉ tuyệt vời khi giúp tôi leo lên dốc mà còn làm giảm đi các tác động lên đầu gối khi leo xuống núi và chúng cũng đem lại sự cân bằng và ổn định tuyệt vời khi đi qua suối. Tôi khuyên bạn nên trang bị 1 cặp.
Quay trở lại với việc luyện tập. Bạn có lẽ sẽ không đăng kí chạy một nửa hoặc một vòng chạy marathon mà không trải qua bất kì hoặt động tập luyện nào trước đó? Bởi vì ý tưởng đó sẽ khá điên rồ đúng không? Bạn có thể bị chấn thương hoặc không hoàn thành và nếu bạn bằng cách nào đó cố gắng để hoàn thành nó, bạn nghĩ liệu điều này có vui vẻ? Tôi đoán nó sẽ cực kỳ đau đớn, hãy xét đến việc kể cả khi luyện tập hàng tuần, sau khi hoàn thành vòng chay, cơ thể bạn cũng khá đau rồi. Vì vậy tại sao bạn không tập luyện cho bản thân bằng một chuyến đi dã ngoại? “Nhưng làm sao tôi có đủ thể chất cho chuyến đi?”, bạn sẽ hỏi như vậy, tôi mừng là bạn hỏi như thế. Bạn luyện tập, bạn trải qua quá trình huấn luyện, và bạn lặp lại điều đó. Luyện tập bằng việc nhét hành lý vào túi và mang theo cho chuyến đi bộ một ngày ở khu vực gần nhà, hoặc đi bộ trong khu phố của bạn, đi lên và xuống cầu thang ở trường học và các sân vận động với một ba lô hành lý. Đi một chuyến đi qua đên gần nhà (cách rất tốt để thử trang bị).
Kiến thức là sức mạnh:
Học cách điều hướng. Hãy tin tôi khi tôi nói, không có một ai vui vẻ khi bị lạc cả. Và để cụ thể hơn, hãy học cách định hướng với một tấm bản đồ và la bàn và thậm chí nếu có thể, học một chút về thiên văn học. Bản đồ và la bàn nhẹ hơn nhiều so với các thiết bị GPS, và chúng không bao giờ hết pin cả!. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bản đồ địa hình (topographic map). Các bản đồ được vẽ trong sách hướng dẫn không phải dành cho việc xác định phương hướng, chúng chỉ là tài liệu tham khảo. “Nhưng làm sao để tôi có thể học xác định phương hướng?”. Hãy đọc sách, hoặc cách tốt hơn, đăng ký vào một khóa học.
Một điều khác rất có ích là các kiến thức về lộ trình, môi trường và hệ sinh thái của khu vực. Bạn có thể học rất nhiều từ sách hướng dẫn hoặc báo cáo hành trình được đăng tải trên mạng, và quan trọng là những người quản lý rừng đã quen với các lối mòn và khu vực đó. Gọi trực tiếp cho họ là khi sắp đến ngày đi và tìm hiểu về sự phát triển hay các quy định mới. Vào một trong những chuyến đi cuối của mình, khi nói chuyện với kiểm lâm tôi được biết rằng có một con gấu đã được phát hiện vài lần trên cung đường tôi định đi vì vậy tôi được khuyên là nên chú ý và có các biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh việc đụng độ nó. Hoặc tôi có thể quyết định thay đổi kế hoạch của mình. Nhưng bất kể dù gì, kiến thức luôn là sức mạnh. Hãy luôn kiểm tra trên website của các khu vực mà bạn lên kế hoạch đi đến và xem xem liệu có bất cứ thông tin mới nào về nó không. Thỉnh thoảng bạn có thể xem nếu có bất cứ con đường nào bị đóng lại hay liệu có vụ cháy rừng nào ở khu vực đó không. Kiểm tra website trước và gọi điện để xác minh và nhận được thông tin mới nhất. Ngoài ra cũng phải xem xét về vé và giấy phép thông hành. Một vài nơi yêu cầu bạn có giấy phép riêng hoặc trả phí và điền vào một số giấy tờ hoặc đăng ký trước khi cắm trại (kể cả khi đi về những vùng hẻo lánh đôi với một số khu vực nổi tiếng hoặc nhạy cảm). Sẽ không vui vẻ gì khi phải đóng rất nhiều phí phạt chỉ vì không có giấy phép.
Hãy cân nhắc việc tham gia một khóa học sinh tồn. Tôi tham gia vào một khóa khi còn học đại học và nó thực sự rất hữu ích. Hiện tại tôi tự tin hơn vào khả năng tự chăm sóc bản thân mình khi có tình huống xấu xảy ra và tôi cần phải sử dụng những kỹ năng đó ở nơi xa thành phố. Nó giúp tôi nhận ra rằng tôi không cần phải mang quá nhiều đồ đạc cho chuyến đi của mình. Tôi thường mang theo quá nhiều đồ ăn, bạn biết đó, chỉ là đề phòng, nhưng tôi học được rằng tôi có thể tìm được đồ ăn và nước uống ở xung quanh mình nếu tôi cần đến nó. Vì vậy, điều này giúp tôi giảm đi trọng lượng hành lý bằng việc mang theo chính xác những gì tôi cần, không hơn không kém.
Thi thoảng có những chuyện xảy ra ngoài tầm kiểm soát của chúng ta và việc hiểu biết và được đào tạo có thể giúp bạn không bị hoảng sợ và bình tĩnh xử lý những áp lực hoặc tình huống đe dọa mạng sống.
Bên cạnh kiến thức, bạn cũng cần phải có những trang bị phù hợp.
Hãy đảm bảo rằng bạn luôn mang theo những trang bị phù hợp với từng thời điểm trong năm, với môi trường, với lịch trình cụ thể để có chuyến đi an toàn và hứng thú. Bạn nên bắt đầu với danh sách 10 trang bị dã ngoại thiết yếu - 10 Essentials.
10 Essentials là một danh sách 10 thứ bạn nên mang theo bất kể bạn đi dã ngoại ở đâu, thậm chí kể cả chỉ đi một ngày. Và quay trở lại quan điểm của tôi về kiến thức, bạn nên biết cách sử dụng mọi thứ trong danh sách trên. Chúng sẽ không có ích gì nếu bạn không biết cách sử dụng.
- Thiết bị định hướng (bản đồ + la bàn)
- Chống nắng (mũ, kem chống nắng)
- Cách nhiệt (quần áo mang thêm).
- Thiết bị chiếu sáng (đèn đội đầu, đèn pin)
- Thiết bị sơ cứu
- Lửa (diêm, bật lửa)
- Các dụng cụ để sửa chữa, bao gồm cả dao.
- Dinh dưỡng (đồ ăn thêm)
- Nước
- Nơi trú ẩn khẩn cấp
Thông thường những hiker (người đi bộ đường dài) bị lạc là những người không mang theo những dụng cụ cần thiết, hầu hết họ không đem theo 10 vật dụng cần thiết trong danh sách ở trên.
Nguyên tắc số 4 - Có óc suy xét
Thế là bạn đã có các dụng cụ và cũng có các kỹ năng để sử dụng những dụng cụ đó, bạn đã có sự chuẩn bị rất tốt, nhưng bạn vẫn cần có khả năng đưa ra các quyết định quan trọng một cách có suy xét. Khi có một cơn bão ập đến, liệu bạn có thể gọi một cuộc gọi để giúp mọi người và bản thân bạn được an toàn? Liệu bạn có đi bộ qua, hay ở lại và chờ đợi hoặc tìm kiếm sự cứu trợ ở trục đường gần nhất? Hoặc bạn nhận ra sau một hoặc hai giờ đi bộ, bạn có thể đã rẽ nhầm hướng nhưng không nhớ đã nhìn thấy biển chỉ dẫn ở lối rẽ. Liệu bạn sẽ ở yên chờ sự cứu hộ không? Hay bạn sẽ quay ngược lại điểm bạn rẽ nhầm? Liệu bạn có đi ra khỏi lối đường mòn để đi đường tắt trở về đường chính? Những kỹ năng này có được nhờ vào thời gian và kinh nghiệm. Cách tốt nhất và an toàn nhất để tích lũy thêm kinh nghiệm là bắt đầu đi dã ngoại với một người bạn có nhiều kinh nghiệm (tuy nhiên cũng đừng mù quáng mà tin vào toàn bộ lời nói của họ), người mà bạn có thể học hỏi được. Không có bất cứ người bạn nào đi cùng hoặc người mà bạn có thể tin tưởng? Mọi quyết định mà bạn đưa ra khi dã ngoại bạn phải cố gắng giảm thiểu rủi ro nhiều nhất có thể. Bạn nên tập cách đánh giá tình hình để xem điều gì là cần thiết và điều gì là nguy hiểm
Nguyên tắc số 5 - Không để lại dấu
Và giờ bạn đang bộ hành dọc theo một con đường mòn nhỏ hẹp ở vùng núi, những cây linh sam đang ngày càng thấp hơn và thảm thực vật đang dần mỏng đi vì bạn đang đi lên cao khoảng 150 mét. Con đường mòn đã có vẻ bằng phẳng hơn và bạn có thể nghỉ ngơi một chút. Trên đầu bạn là bầu trời xanh với những đám mây trắng nhảy múa bên trên, đã gần đến giờ ăn trưa, mặt trời gần như ngay thẳng đỉnh đầu bạn nhưng nó không quá nóng, nhiệt độ có thể cảm nhận ngay trên da bạn, nhất là khi có một cơn gió nhẹ thổi qua.
Rõ ràng bất cứ ai đã rời khỏi nơi này sẽ còn không quan tâm đến những trải nghiệm của của người khác ở nơi thành phố, cũng như là bất cứ ai khác ngoài bản thân họ. Từ cái tên, nguyên tắc Không để lại dấu, người ta đã biết mình cần làm gì nhưng một số người vẫn không có ý niệm nào về nó, hay đơn giản họ không quan tâm. Bạn đơn giản chỉ cần cố gắng trả lại hiện trạng của vùng hoang dã đó như vẻ nguyên sơ của nó vì thế những người khác cũng sẽ có thể tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên sau khi bạn rời đi. Việc làm này thể hiện sự lịch sự đối với thiên nhiên cũng như những người khác. Tôi sẽ không đi vào chi tiết về nguyên tắc “Không để lại dấu” trong bài viết này, nhưng chỉ cần biết một điều, nguyên tắc này là rất quan trọng. Không có điều gì đáng ghét hơn việc những khu hoang dã trở thành thùng rác của một ai đó. Nếu bạn bày rác ra, hãy nhớ dọn lại trước khi rời đi. Điều đó bao gồm cả việc sử dụng giấy vệ sinh của bạn.
Thành thật mà nói, dã ngoại có thể sẽ gặp khó khăn ngay cả khi bạn chuẩn bị đầy đủ. Các vấn đề và rủi ro nhất định xảy ra, tôi biết và tôi đã trải qua nó. Nhưng vào cuối ngày, tôi cảm thấy rất biết ơn vì đã có thể vượt qua những điều đó, được nhìn thấy những điều mà có ít người có thể thấy được và có cơ hội cảm nhận cuộc sống bằng cách đi đến tận cùng giới hạn bản thân mình. Cộng thêm bầu không khí trong lành ở nơi đây, điều đó cũng rất tuyệt!.
Cuối cùng, chúc bạn có những chuyến đi vui vẻ!
Nguồn: Katie Jean
Việt hóa bởi WETREK.VN