CHINH PHỤC NGŨ CHỈ SƠN - BÀN TAY CỦA THIÊN NHIÊN

Ngày cập nhật 17/02/2021 06:43 PM - 5.175 lượt xem

Ngũ Chỉ Sơn được mệnh danh là dãy núi đẹp nhất miền Tây Bắc với 5 ngọn núi như 5 ngón tay hướng lên bầu trời, Chinh phục Ngũ Chỉ Sơn là thách thức không chỉ với những người yêu thích leo núi, mà cả những người dân tộc thiểu số ở nơi đây.

  • Địa điểm: NGŨ CHỈ SƠN (Cao 2858m)

  • Vị trí: xã Tả Giàng Phình, huyện Sapa tỉnh Lào Cai

  • Thời gian: 2 ngày 3 đêm

  • Độ khó: 4/6 - Thử thách

  • Hoạt động outdoor nổi bật: Trekking, Hiking, Trail, Swimming, Camping

  • Đánh giá địa hình: 9km băng rừng; địa hình dốc, nhiều vách đá

  • Thời gian lý tưởng: Từ Tháng 10 đến Tháng 3

  • Số lượng thành viên đoàn: Tối đa 10 người, từ 16 tuổi trở lên

GIỚI THIỆU VỀ NGŨ CHỈ SƠN

Ngũ Chi sơn nằm cách thi trấn Sapa 24km thuộc xã Tả Giàng Phình, huyện Sapa tỉnh Lào Cai, là một dãy núi gồm 5 ngọn chạy dọc theo hướng Tây Bắc, với độ cao 2858m, Ngũ Chỉ Sơn được xếp thứ 15 trong top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam cho đến hiện tại xét về độ cao. Chinh phục Ngũ Chỉ Sơn sẽ là thử thách thực sự dành cho những người ham mê leo núi.

Bản đồ

Truyền thuyết ở Tả Giàng Phình kể lại khi trời đất vẫn còn tối tăm, mịt mù, mặt đất thì rất bằng phẳng, bỗng nhiên đến một ngày có 1 vị thần với thân hình vạm vỡ, to lớn lạ thường xuất hiện. Ông một mình hăm hở, miệt mài làm việc để tạo dựng song nước, núi non. Ông đào đất để đắp thành những đồi núi. Chỗ ông đào thì thành biển, ao hồ. Sau đó, với đôi tay khéo léo ông đã tạo nên khe suối nối vào sông để dẫn nước vào ao hồ và chảy ra biển. Rồi khi ông đắp một dãy núi, nó đã vượt qua chín tầng mây để vươn tới tới thiên đình. Ngọc Hoàng thấy vậy hết sức nổi giận liền sai hai thần sấm và thần sét xuống đánh phá dãy núi của người khổng lồ. Tuy nhiên, sau nhiều ngày cố gắng phá hủy, dãy núi vẫn hiên ngang đứng lại nhưng bị sét đánh sứt mẻ chia ra thành 5 ngọn núi cao như năm ngón tay chỉ thẳng lên trời thách thức thiên đình. Cuối cùng, do kiệt sức thần Sấm và thần Sét đành quay trở về để chịu tội với Ngọc Hoàng. Từ đó trở đi người dân gọi nó là Ngũ Chỉ Sơn. Chinh phục Ngũ Chỉ Sơn trở thành mục tiêu cho những người mong muốn được thử thách, chinh phục, vượt qua chính mình.

Ảnh minh họa

THỜI TIẾT NGŨ CHỈ SƠN

Với thời tiết mát lạnh dễ chịu, xung quanh bốn bề đều được bao bọc bơi mây mù, thực vật phong phú, khung cảnh hùng vĩ, hành trình chinh phục Ngũ Chỉ Sơn chắc chắn sẽ không làm những trekker dù có hay không có kinh nghiệm đều sẽ phải kinh ngạc về vẻ đẹp cũng như ấn tượng sâu sắc về hành trình trải nghiệm của ngọn núi này. Muốn trek được đỉnh này, phải có được những kiến thức nhất định về leo núi, ngoài ra còn phải chuẩn bị đầy những dụng cụ cần thiết để giúp cho chuyến đi được thêm phần trọn vẹn.

Ngũ Chỉ Sơn hùng vĩ

ĐƯỜNG ĐI TỚI TẢ GIANG PHÌNH

Đến được Ngũ Chỉ Sơn có hai con đường:

  • Đường đi từ thị trấn Sapa đến xã Tả Giàng Phình khoảng 40km, chúng ta sẽ được đi qua Ô Quý Hồ một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam,  thời gian đến được chân núi khoảng 1 tiếng rưỡi tùy vào thời tiết, đường đi đẹp nhưng đường từ trung tâm xã Tả Giàng Phình đi vào điểm trek hơi khó đi vì là đường đất do người bản địa làm.
  • Đường đi từ Lào Cai sẽ dài hơn và khó hơn. Đi qua thi trấn Bát Xát theo đường đi đến bản Vược rẽ đường 158 đến ngã ba Bản Xèo thì nên hỏi người bản địa vì rất dễ đi nhầm đường đến Y Tý, tổng quảng đường đi mất hơn 3 tiếng tùy thuộc vào tình hình thời tiết.

 Lịch trình

  • 21h(08/02) có mặt tại cổng trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia.
  • 22h-5h(09/02) xe di chuyển lên sapa.
  • 7h-8h ăn sáng tại sapa.
  • 8h-9h di chuyển đến Tả Giàng Phình.
  • 9h gặp porter và bắt đầu hành trình leo Ngũ chỉ Sơn.
  • 16h có mặt tại điểm lán nghỉ, dựng lều, nướng đồ ăn và nghỉ qua đêm tại điểm lán.
  • 7h(10/02) ăn sáng và khởi hành lên đỉnh.
  • 10h có mặt tại đỉnh núi, check in chụp ảnh sống ảo.
  • 11h bắt đầu xuống núi.
  • 16h có mặt tại điểm xuất phát và khởi hành quay về sapa.
  • 17h-22h về đến sapa tắm rửa ăn uống vui chơi quanh thị trấn.
  • 22h-4h(11/02) lên đường quay về Hà Nội kết thúc hành trình.

Để có được một chuyến trekking thuận lợi, nên leo vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đặc biệt tại Ngũ Chỉ Sơn vào tháng 10-12 là mùa hoa đỗ quyên nở rất đẹp làm người leo núi như lạc vào chốn tiên cảnh với con đường trải đầy hoa.

Đường vào điểm trekking

HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC NGŨ CHỈ SƠN

Khởi hành với 6 người đoàn chúng tôi bắt đầu hành trình chinh phục Ngũ Chỉ Sơn. Khoảng thời gian đầu khi bắt đầu leo mọi thứ còn rất dễ dàng và đường cũng rất dễ đi.

Chú chó hoa tiêu luôn dẫn đầu đoàn

Sau hai tiếng leo, toàn bộ quãng đường còn lại là những dốc ba tầng đòi hỏi phải bám và leo lên rất khó khăn, không chỉ vậy còn có những cái thang được người bản địa làm bằng gỗ nối qua những vách núi, con đường leo lên rất khó khăn do thời tiết nắng mưa thất thường khiến người trong đoàn rất mệt mỏi. Thời tiết buổi tối có nhiều sương và rất lạnh và cả đoàn phải ngủ trong tình trạng quần áo ướt rất dễ bị cảm lạnh.

 Khe núi dốc phải chặt cây dựng thang để trèo lên

 

Những chiếc thang dựng đứng trên vách núi 

Ngày thứ hai khi bắt đầu hành trình check- in ở đỉnh, đoàn chúng tôi đã phải để lại chú chó ở lán nghỉ cùng với cậu bé porter do địa hình từ điểm lán nghỉ lên đến đỉnh đa số là dốc đứng phải leo cả bằng tay. Trời tờ mờ sáng, hành trình trekking đỉnh Ngũ Chỉ Sơn bắt đầu. Bạn cần phải soi đèn pin và gây leo núi. Sẽ có những đoạn phải đi bằng cả hai tay, hai chân chờ đón bạn ở phía trước.

Trong tất cả những đỉnh núi mà tôi đã từng chinh phục, dấu hiệu nhận biết khi đã lên gần đến đỉnh chính là sự xuất hiện của rừng trúc, và khi nhìn thấy nó cả đoàn dường như được tiếp thêm rất nhiều sức mạnh để hoàn thành nốt mục tiêu của mình.Tuy nhiên càng gần lên đến đỉnh thì số lần chúng tôi dừng nghỉ lại càng nhiều, bởi lúc này không khí càng lên cao càng loãng. Nhưng không ngoài dự đoán, chỉ khoảng 1-2km băng qua rừng trúc, chúng tôi đã đến được đỉnh núi cao nhất của Ngũ Chỉ Sơn, cảm giác mệt mỏi, cực nhọc đã tan biến hoàn toàn và thay vào đó là cảm giác của sự chinh phục, vượt qua giới hạn của bản thân để làm nên được kì tích.

Chinh phục Ngũ Chỉ Sơn, bạn như bứt phá mọi giới hạn ẩn chứa bên trong con người của bạn. Năng lượng bên trong tích tụ được xả kiệt và lại được nạp đầy lồng ngực. Cảm giác sảng khoái, được sống với nhiệt huyết của tuổi trẻ thật sự rất đáng. Và hành trình leo núi Ngũ Chỉ Sơn, chinh phục một cung đường khó quả thực là một trải nghiệm trên cả tuyệt vời.

Đỗ quyên tháng 3 rực rỡ trên đỉnh núi

Phần thưởng lớn nhất mà chúng tôi nhận được là một biển mây hùng vĩ, rực rỡ dưới ánh bình minh.

Dấu hiệu nhận biết sắp lên tới đỉnh

Đối với những người leo núi chuyên nghiệp, Ngũ Chỉ Sơn cũng chỉ là ngọn núi được các anh nói trêu là ngọn núi để leo dưỡng sinh nhưng đối với chúng tôi đó là cảm giác thành công, cảm giác vượt qua được chính mình cũng giống như khi ta hoàn thành được một công việc nào đó và tự tin với chính mình là bất cứ khó khăn nào cũng có thể vượt qua được. 

Thời điểm Ngũ Chỉ Sơn còn hoang sơ chưa có cột mốc mà chỉ là một chiếc thìa xúc cơm do người dân bản địa cắm lên 
(theo lời kể của porter)

 

Tạo dáng trên đỉnh
Porter "Hòn vọng Nương"

Một số lưu ý khi leo núi Ngũ Chỉ Sơn:

  • Tại điểm nghỉ 2500m không có lán mà chỉ là một khoảng đất bằng trên vách núi nên cần mang lều và đồ giữ ấm tốt cho cơ thể vì ở đó gió rất lớn vào buổi đêm.
  • Tại Ngũ Chỉ Sơn có rất nhiều vắt nên phải mang đồ bảo hộ và đeo đầy đủ trên người khi leo như găng tay xà cạp, ủng và mang một gói thuộc lào đi phòng trường hợp bị vắt đốt vì thuốc lào cầm máu rất tốt.
  • Chuẩn bị sẵn tinh thần vì đa số sẽ phải leo dốc cao và đứng liên tục, hầu như men theo vách núi và xuyên qua khe núi nên khá ẩm ướt và trơn trượt.
     Phải bám sát porter do có nhiều đường mòn do dân bản địa mở đường để trồng trọt (thường là đường cụt hoặc đi rất xa sang ngọn núi khác).

Đồ dùng chuẩn bị:

  • 2-3 quần dài và 4-5 áo phông làm bằng chất liệu nhẹ và nhanh khô để leo núi( không nên mặc các loại quần jeans để tránh việc gây khó chịu và chấn thương trong khi leo).
  • 1-2 bộ quần áo thay tại điểm cắm trại.
  • Tất 2-3 đôi( đề phòng khi leo núi thời tiết có mưa và đường lầy lội).
  • Giày leo núi.
  • Gậy leo núi.
  • Balo leo núi( vừa đủ để đựng những tư trang cần thiết khoảng 4-5 cân).
  • Bình nước cá nhân( nếu như bạn muốn sử dụng bình nước riêng).
  • Vật dụng cá nhân: Đồ lót, đồ dùng vệ sinh,kem chống muỗi, sạc dự phòng, bánh kẹo đồ ăn nhẹ,…
  • Kem chống nắng và mũ tai bèo, khăn.
  • Đèn pin nhỏ sử dụng quanh khu cắm trại.
  • Thuốc cá nhân.
  • Dép lê( dùng ở điểm nghỉ trên núi).
  • Dao đa năng.
  • Bật lửa.
  • Giấy tờ tùy thân và tiên mặt.
  • Đèn đeo trán.
  • Dụng cụ bảo hộ: găng tay gai, áo mưa bộ, ủng nilon, túi nilong bọc đồ.

 

Chuẩn bị sức khỏe:

Thời điểm trước khi leo 2 tuần, bạn nên dành ra 1 tiếng mỗi ngày tập chạy kết hợp tập thể lực như nâng tạ, kéo xà, chống đẩy,... giúp tăng cường sức bền và sức mạnh thể chất cho chuyến đi, tránh việc bị mất sức quá nhanh do địa hình hiểm trở của các đỉnh núi nói chung cũng như đỉnh Ngũ chỉ Sơn nói riêng.

Tăng cường chế độ dinh dưỡng, bạn cần bổ sung đầy đủ các loại thức ăn để tăng cuongf dưỡng chất trong cơ thể, giúp tăng cường thể lực. Bổ sung các loại thịt đỏ và rau xanh. Ngoài ra phải đảm bảo ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày để cho thể hồi phục đủ năng lượng cần thiết cho những buổi tập lần sau.

Cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng đó chính là bạn phải có một sự chuẩn bị về tinh thần thật tốt cho chuyến đi. Trên thực tế rất nhiều người tôi đi cùng đều có thể lực rất tốt và phù hợp cho chuyến đi, nhưng đều không chạm lên được đến đỉnh do nản chí. Leo núi sẽ thách thức ý chí của con người, mang người ta đến giới hạn và phá vỡ nó để vươn lên một tầm cao mới.

Chúc mọi người có một trải nghiệm thật vui và đáng nhớ tại hành trình leo núi chinh phục Ngũ Chỉ Sơn.

MUA ĐỒ DÙNG CẦN THIẾT KHI LEO NGŨ CHỈ SƠN TẠI WETREK

 

 

Tác giả: Quân Trần

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Top 10 đỉnh núi cao nhất thế giới

Top 10 đỉnh núi cao nhất thế giới

Chắc hẳn nhiều người sẽ biết đỉnh núi cao nhất thế giới là Everest, với độ cao 8.848m, nằm ở dãy Himalaya, Nepal. Nếu ai có niềm đam mê hơn về địa lý cũng như leo núi cũng biết rằng ngọn núi cao thứ hai trên thế giới là K2, nằm trên biên giới Trung Quốc - Pakistan. Nhưng có mấy ai sẽ để ý đến ngọn núi cao thứ 3 hay thứ 4 của thế giới ngoài những nhà leo núi chuyên nghiệp. Đỉnh Everest thường chiếm hết tất cả về sự nổi tiếng. Nhưng thực tế, cả lục địa châu Á đầy ắp những ngọn núi khổng lồ. 100 ngọn núi cao nhất thế giới đều nằm ở châu Á. Không ngọn núi nào trong số bảy ngọn núi cao nhất trên mỗi châu lục (bảy đỉnh núi cao nhất của các châu lục) có mặt trong danh sách này, ngoại trừ Everest.  Sẽ thật đáng tiếc nếu những đỉnh núi trong top 10 lại không được nhiều người biết đến.
Phát hiện chân của vận động viên leo núi trên đỉnh Everest sau 100 năm

Phát hiện chân của vận động viên leo núi trên đỉnh Everest sau 100 năm

Một nhóm leo núi kết hợp quay phim đã phát hiện ra một bàn chân được bọc trong một chiếc ủng leo núi và một chiếc tất - trên đó có khâu một nhãn ghi rõ là của Andrew “Sandy” Irvine. Phát hiện này ngay lập tức gây chấn động trong cộng đồng leo núi, bởi nó có thể là mảnh ghép còn thiếu trong câu chuyện về chuyến thám hiểm định mệnh của Irvine và George Mallory vào năm 1924. Phát hiện mới này đã giải đáp được phần nào bí ẩn thế kỷ trong giới leo núi.
[Xuyên Việt 2024] Trải Nghiệm Hành Trình Từ Hà Nội Tới Cà Mau Bằng Ô Tô Tự Lái

[Xuyên Việt 2024] Trải Nghiệm Hành Trình Từ Hà Nội Tới Cà Mau Bằng Ô Tô Tự Lái

Hành trình xuyên Việt 2024, khám phá vẻ đẹp đất nước được anh Hùng Lê chia sẻ độc quyền với WeTrek. Chi tiết lịch trình, gợi ý và lời khuyên hữu ích để bạn có chuyến xuyên Việt an toàn và ý nghĩa!
Kinh  nghiệm phượt Tây Yên Tử - Sơn Động Bắc Giang

Kinh nghiệm phượt Tây Yên Tử - Sơn Động Bắc Giang

Tây Yên Tử là điểm phượt hấp dẫn thu hút được rất nhiều người đến và trải nghiệm bởi cảnh núi non hùng vĩ tuyệt đẹp nhưng vẫn còn nét huyền bí hoang sơ, còn in dấu cả nét văn hóa dân tộc từ xa xưa. Wetrek chia sẻ kinh nghiệm du lịch Tây Yên Tử và hướng dẫn bạn các chuẩn bị cần thiết khi đi phượt Tây Yên Tử để bạn có chuyến nhiều cảm xúc và đáng nhớ nhất.
Phượt chinh phục đèo Violắc - Ba Tơ, Quảng Ngãi bằng xe máy

Phượt chinh phục đèo Violắc - Ba Tơ, Quảng Ngãi bằng xe máy

WeTrek giới thiệu hành trình phượt chinh phục đèo Violac - huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi với các thông tin chi tiết về địa điểm, cung đường đèo, các điểm dừng chân ngắm cảnh. WeTrek gợi ý những điều bạn cần chú ý khi phượt xe máy trên đèo Violac an toàn và các dụng cụ, đồ dùng bạn cần thiết khi phượt xe máy để có trải nghiệm tốt nhất
Hành trình cắm trại tuyệt vời ở Thảo nguyên Suôi Thầu - Xín Mần, Hà Giang.

Hành trình cắm trại tuyệt vời ở Thảo nguyên Suôi Thầu - Xín Mần, Hà Giang.

Suôi Thầu và Hoàng Su Phì là hai địa điểm du lịch cắm trại vô cùng nổi tiếng của tỉnh Hà Giang. Nếu như Hoàng Su Phì có cảnh quan thiên nhiên là những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn cùng những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ thì Suôi Thầu - huyện Xín Mần còn được ví như “thảo nguyên Thụy Sĩ giữa lòng Hà Giang” hay “ thảo nguyên Châu u” của Hà Giang. Đến với Suôi Thầu chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp trước bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc không thua kém địa danh Hoàng Su Phì và cảm nhận được sức sống căng tràn đầy cuốn hút. Đây cũng là địa điểm cắm trại vô cùng lý tưởng để bạn thư giãn, tận hưởng bầu không khí trong lành, trải nghiệm cảm giác gần gũi với thiên nhiên và khám phá cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng Hà Giang. Bạn hãy cùng WeTrek trải nghiệm hành trình cắm trại đầy thú vị độc đáo khi đến với Suôi Thầu.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc