Người Việt chinh phục Everest phần 3: Từ trạm 2 lên trạm 3 (đợt 2 khi đã lên đến trạm 2 lần 1 và quay về)- chạm trán tử thần.

Ngày đăng 16/01/2021 04:31 PM - 961 lượt xem

Chia sẻ Everest từ trạm 2 lên trạm 3 (đợt 2 khi đã lên đến trạm 2 lần 1 và quay về)- chạm trán tử thần.

Sau khi bữa ăn tâm trạng ở trạm 2, chúng tôi lết về lều, đôi chân rụng rời mọi thứ bên trong như không điều khiển được, mỗi bước chân nghe thốn tim, ngực, mọi trọng lượng tưởng chừng dồn hết lên đầu và chuẩn bị nổ tung ra cặp mắt. Những cơn nhợn cổ kéo dài, mọi thứ như muốn phi ra từ bụng, tôi chậm hơn, tay vịnh bụng đứng cố hít sâu, “ cố lên, cố lên...” đến lều trời nhá nhem tối, đôi tay run rẩy buốt tới xương cố gắng tìm chiếc dây kéo, chụp đi chụp lại mấy lần nhưng không kéo được, miệng chửi thầm “ nhiêu đây còn ko làm được thì leo cái gì” bao tay dày cộm, tuyết phủ xung quanh làm khoá kéo nhỏ như hạt dưa, kéo được một đoạn thì khoá kẹt vào mép lều, trời ngày càng tối hơn, tuyết bắt đầu rơi lả tả, thỉnh thoảng những cơn gió xiết ngang như cắt đứt mặt. 10 phút vật lộn mà cảm sao dài vô tận. Vào lều anh em quay lại với cái nệm hơi, xịt xoẹt, xịt xoẹt. Một anh nổi cọc hét to “ hư mẹ nó rồi “ các van thổi lúc này bị đóng cứng do phần đọng lại của nước bọt chuyển thành đá, anh em kéo quần áo trong Balô ra lót thêm lên miếng nệm tạo thành ổ. Xong các thao tác là giây phút ngồi hít thở để đỡ mệt. Tôi nuốt nước bọt lên tục, mũi tịt hẵn, tai nghe âm thanh nhỏ dần. Làm mọi cách cho giảm áp lực “ bịt mũi thổi mạnh, dùng tay xoáy vào tai” nhưng vẫn ko được. Cảm giác khó chịu không tả, nghe ngột ngạt, gò bó như muốn phá tan mọi thứ xung quanh. Mặt đỏ bừng không còn đủ bình tĩnh nữa, Tôi bò ra ngoài đứng từ từ thẳng lên, mặt ngước lên trời hét to” A A sướng quá “ là để giải tỏa mọi thứ nhưng vẫn muốn giữ lại hình ảnh sỉ diện và không muốn ảnh hưởng đến anh em xung quanh. Quay lại lều lần nữa với tâm thế tốt hơn, nói với anh em “ ngủ thôi mai nữa là trạm 3 rồi, cố lên”. Không ai phản hồi câu nào rồi tôi cũng tự hiểu ai cũng ngán ngẫm với mọi thứ.

Sau một đêm dài đằng đẳng làm mọi thứ để sinh tồn, người nghe đau nhức muốn vùng vẫy nhưng xung quanh lạnh như cắt thịt, hơi thở làm đóng đá xung quanh, nhìn mái lều sáng hơn, hy vọng trời nhanh sáng. Trong tay chiếc đèn pin giữ sẵn cho những lần vệ sinh ban đêm, tuy uống nước không nhiều nhưng cảm thấy muốn liên tục, Tôi nói trời sáng rồi chuẩn bị lên đường thôi, hỏi anh em” ngủ ngon ko anh em? “ Ai cũng im ru với những câu trả lời chán nản” kiểu này chắc không cầm cự lâu được đâu tụi mày” thật ra hỏi chỉ là thủ tục, Tôi cũng đã đoán được câu trả lời.

Đoàn ăn sáng, lấy nước ( nước nấu ra từ băng) chuẩn bị lên đường. Ai cũng cố lấy nhiều hơn tí vì đây là điểm nấu nước gần như cuối cùng. Tôi lấy nước đong vào rồi đong ra, cứ lo nghĩ vì nó nặng, cuối cùng Tôi cũng chọn đong đầy hết các chai nước. Tựa Balô vào băng ngồi xuống mang vào và chồm bò về phía trước, anh em giúp nhau kéo tay dậy vì chiếc balo lúc này quá nặng số với sức lực.

Trạm 3 là điểm nằm cheo leo tren sườn núi Lhotse , trước khi khởi hành nhìn về hướng đích ( tâm lý lúc này mọi thứ thấy được đều đáng sợ) nhìn thấy những chởm đen xếp thành hàng li ti xa tít chân trời nhìn như những đàng kiếng. Mọi thứ đã sẵn sàng từng bước Lê nặng nhọc, sộc sộc, tiếng móc sắt cắm xuống băng làm nổi da gà, rồi cũng quen dần, lại tiếp tục đấu tranh với khắc nghiệt, anh em ai cũng ít nói, lầm lủi, bước đi vẻ chán đời, không quan tâm mọi thứ xung quanh, dường như ai cũng chấp nhận mọi thứ. Khung cảnh lúc này vơi tôi không còn đẹp, lạ, sự hào hứng cũng không mà thay vào đó là nổi khiếp sợ.

Đoạn đường phía trước là hai địa hình hiện rõ ( dốc băng đầy cám dỗ và vách băng cao hùng vĩ)

Trại tại Trạm 3: Tiếp cận vùng chết

Quay lại với chính mình , lầm lủi về phía trước, không dám khẳng định mình làm được gì chỉ biết thì thầm “ đừng bao giờ bỏ cuộc Nhiên ơi “. Đi chưa được 5 phút các thành viên trong đoàn lại nói “ nghỉ tí anh em ơi “ đoạn này nghỉ một người các anh em còn lại phải đứng cảnh, xin nhau từng phút. Chưa được 1 phút ai cũng cảm thấy lạnh dần khuyên nhau thôi đi tiếp đi nguy hiểm lắm, tiếp tục hành trình đầy căng thẳng. Sau hơn 3 h vật lộn lúc này trước mắt là vách núi băng sừng sửng trước mặt với độ cao hơn 2000 m. Xung quanh cảnh tượng ngổn ngang những đoàn khác( điểm các đoàn nghỉ để lấy sức leo lên vách) người thì ho sặc xụa khạt những ngụm máu kéo dài trên tuyết, người thì nằm vật ra phó thác số phận cho trời, một anh bạn đôi mắt sưng vù, mặt hằng lên vết cháy bỏng hiện rõ cặp mắt như gấu trúc, đang cầm gói gel năng lượng xé đến vài chục lần nhưng ko được, thả buôn xuôi hay tay xuống tuyết đập thịch thịch tỏa vẻ tức giận. Sau hồi lâu xé được túi gel bỏ lên miệng thì chảy nữa trong nữa ngoài. Thấy vậy Tôi lấy bình nước cất trong ngực để phía trước lá cờ Việt Nam, cố lấy chai nước nhưng băng đóng làm dính thành chai với lá cờ, Tôi tháo ra lấy tay thấm thấm lá cờ rồi xếp về chỗ cũ. Vừa cầm chai nước tháo nắp vừa dùng tay chặng nước mũi, cảm thấy khuông mặt như đang hoại tử khắp nơi ( không nghe cảm giác gì ngoài tê buốt) Tôi vội đóng chai nước, né qua một bên khịt mũi, máu và nước mũi quệnh chung đặc quẹo lòng thòng, không nghỉ gì chỉ biết quẹt ngang rồi chùi xuống tuyết. Lúc này chai nước dã đóng xung quanh chỉ còn lõi giữ, tôi uống vội vàng rồi cất vào vị trí cũ. Khoản 10 phút anh em ai cũng cứng hết chân réo nhau đứng dậy đi tiếp, tiếng đi sộc sộc làm các đoàn khác ngó theo, Tôi nở miệng cười chào hỏi từng người một “Hi, Namaste( tiếng chào Nepal) Nhưng rồi tôi thấy ngượng ngùng vì sự vô cảm của họ, những con mắt lừ đừ, cách phản ứng chậm chạm làm tôi đoán được, cái mệt nỗi đau và sự chán nản đã che lấp sự thân thiện của họ. Nhưng Tôi không dừng lại vì “ mình là người Việt Nam, ai cũng khinh thường khi mình qua đây, mình phải lấy lại niềm tự hào và làm đẹp mặt cho người Việt Nam chứ” sau khoảnh khắc đó Tôi mạnh mẽ hơn nhiều, Tôi thấy người Việt Nam cũng mạnh mẽ không kém ai, sự tự tin hiện rõ hơn trên những bước chân...

Sau một đoạn đi chuyển dài, chúng tôi đối diện cái vách. Trời! Nó khủng khiếp, nhìn thấy đoàn người trên vách như đàn kiếng, đến gần Tôi vào thiết bị( loại thiết bị leo dây) thử leo từng bước một, Lúc này cảm nhận rõ cơ thể nặng đến cỡ nào, tiếng đập nhanh của tim như chạy 100 m, mặt đỏ ửng, đầu lúc lắc có cảm giác não như có nước, có gắng đá móc sắt vào băng cọc cọc. Đôi chân run rẩy khi trụ cơ thể trên vách ( mũi chân cấm vào băng, cổ chân vuông gốc hoặc hơi chếch lên trên toàn bộ trọng lượng chịu vào từng mũi chân) những bước chân đầu nghiêng ngã nhưng sau đó quen dần, cứ thế lao người ngày càng cao trên vách, đoạn này rất mệt và mỏi chân nhưng không thể nghỉ do vách trơn và luôn trong tư thế treo người trên vách ( 90, 80, 70 độ , còn có những đoạn ngữa ngược ra sau)

Những lúc không thể tiếp tục, dùng búa đóng vào băng để giữ người vài phút ( mặt băng xanh có độ cứng cao, búa vài lần chỉ mẻ dần chứ không cắm vào thẳng được). Đôi mắt Tôi lúc này nhìn chỉ ngang tầm, không dám nhìn lên hay xuống, mọi thứ đều ảnh hưởng đến tâm lý nặng nề, những làn gió chạy lùa trên mặt băng cắt vào thịt da như những cơn vũ bão, người bắt đầu đơ một số bộ phận, miệng ko còn mềm, nói chuyện phat ra từ cổ họng miệng méo xẹo không nhịp nhàn với giọng nói được nữa. Mũi bít hẵn vì máu họng khô rát vô cùng. Cảm nhận mọi thứ hỗn loạn , những suy nghĩ đảo lộn” độ cao này té là chết, leo không nổi nữa rồi phải làm sao?, mặt mình chắc hoại tử rồi....” sau đó là những cơn đau đầu, nhói tim hành hạ. Mình cảm thấy quá giới hạn, không hình tượng được mình còn sống được bao lâu... rồi sau đó thấy những cảnh tượng treo người vì ngất của đoàn khác, tôi thấy sự sống mong manh biết dường nào. Nhưng rồi giật mình bừng tỉnh với âm thanh của anh Sherpa sherap “ thăng Nhiên, thăng Nhiên, you ok?” Rồi nhìn sát vào mặt tôi nói go go .,. Tôi lại thấy những bước leo tự tin của con hổ tuyết phía trước làm mình cũng dần tự tin theo, nhìn những sợi dây mong manh nhưng vẫn tin là mọi thứ đều an toàn. Mặt trời đã bắt đầu không còn, chúng tôi lên được gần nửa vách có một dãy tuyết lồi ra làm cho mặt vách có những điểm dễ hơn để nghĩ. Đặt bàn chân bằng xuống dưới cảm thấy đôi chân nhẹ hẵn. Ngó người về sau cảnh tượng cheo leo làm tay tôi xiết chặt cảm nhận rõ mồ hôi rướm ra, vì phía dưới là độ sâu kinh hãi. Quay đầu lại tự nhủ “ cao 10 mét té cũng chết “ rồi cười gượng leo tiếp.

Khi trời mất nắng nhiệt độ lạnh hơn, lúc này nhưng cơn gió cũng mạnh hơn, người thấy bủn rủn vì cạn năng lượng. Trên đường leo nhiều lần phải gồng gánh với cái bụng rôn rổn ( tiêu chảy từ mấy hôm trước) mỗi khi đu dây thì mọi thứ nó muốn chạy ra, sau vài lần gồng đỏ mặt cuối cùng cũng phải chịu cho mọi thứ ra trong quần, đau đớn và tự thấy mình bẩn thỉu. Sau hơn 8 h từ lúc xuất phát cuối cùng cũng thấy được những cái lều nằm cheo leo ở phía trên. Chúng Tôi đã chạm tới được trạm 3 nhưng vị trí lều còn thêm một đoạn, chỉ chừng 200 m độ dốc 60 độ vậy mà chúng Tôi cứ bò rồi nghỉ, hơn 40 phút sau mơi nghe tiếng hú từ xa, Việt Nam, Việt Nam. Mệt thật nhưng nghe nhắc tới Việt Nam làm Tôi tỉnh táo lên, Giơ tay lên ok ok! Di chuyển nhanh nhẹn hơn về lều.

Theo Phan Thanh Nhiên

Xem thêm về dụng cụ leo núi tại WETREK.VN

 
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Kinh  nghiệm phượt Tây Yên Tử - Sơn Động Bắc Giang

Kinh nghiệm phượt Tây Yên Tử - Sơn Động Bắc Giang

Tây Yên Tử là điểm phượt hấp dẫn thu hút được rất nhiều người đến và trải nghiệm bởi cảnh núi non hùng vĩ tuyệt đẹp nhưng vẫn còn nét huyền bí hoang sơ, còn in dấu cả nét văn hóa dân tộc từ xa xưa. Wetrek chia sẻ kinh nghiệm du lịch Tây Yên Tử và hướng dẫn bạn các chuẩn bị cần thiết khi đi phượt Tây Yên Tử để bạn có chuyến nhiều cảm xúc và đáng nhớ nhất.
Phượt chinh phục đèo Violắc - Ba Tơ, Quảng Ngãi bằng xe máy

Phượt chinh phục đèo Violắc - Ba Tơ, Quảng Ngãi bằng xe máy

WeTrek giới thiệu hành trình phượt chinh phục đèo Violac - huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi với các thông tin chi tiết về địa điểm, cung đường đèo, các điểm dừng chân ngắm cảnh. WeTrek gợi ý những điều bạn cần chú ý khi phượt xe máy trên đèo Violac an toàn và các dụng cụ, đồ dùng bạn cần thiết khi phượt xe máy để có trải nghiệm tốt nhất
Hành trình cắm trại tuyệt vời ở Thảo nguyên Suôi Thầu - Xín Mần, Hà Giang.

Hành trình cắm trại tuyệt vời ở Thảo nguyên Suôi Thầu - Xín Mần, Hà Giang.

Suôi Thầu và Hoàng Su Phì là hai địa điểm du lịch cắm trại vô cùng nổi tiếng của tỉnh Hà Giang. Nếu như Hoàng Su Phì có cảnh quan thiên nhiên là những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn cùng những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ thì Suôi Thầu - huyện Xín Mần còn được ví như “thảo nguyên Thụy Sĩ giữa lòng Hà Giang” hay “ thảo nguyên Châu u” của Hà Giang. Đến với Suôi Thầu chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp trước bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc không thua kém địa danh Hoàng Su Phì và cảm nhận được sức sống căng tràn đầy cuốn hút. Đây cũng là địa điểm cắm trại vô cùng lý tưởng để bạn thư giãn, tận hưởng bầu không khí trong lành, trải nghiệm cảm giác gần gũi với thiên nhiên và khám phá cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng Hà Giang. Bạn hãy cùng WeTrek trải nghiệm hành trình cắm trại đầy thú vị độc đáo khi đến với Suôi Thầu.
Ký sự hành trình chinh phục 4 đỉnh núi  trong top cao nhất Việt Nam vỏn vẹn 9 ngày

Ký sự hành trình chinh phục 4 đỉnh núi trong top cao nhất Việt Nam vỏn vẹn 9 ngày

Hành trình chinh phục 4 đỉnh núi cao nhất Việt Nam trong 4 ngày của anh Lê Hùng là một chuyến phiêu lưu đầy thách thức và hấp dẫn. Từ những đỉnh cao của Việt Nam, ta sẽ trải nghiệm những cảm xúc sung sướng, hạnh phúc cùng vẻ đẹp tự nhiên vô cùng bất tận. Chuyến đi này sẽ khiến cho ta cảm nhận được một phần của sức mạnh và tầm cao của nhân loại. Hãy cùng WeTrek trải nghiệm lại hành trình qua lời kể của anh Lê Hùng.
Hành Trình Anh Hùng - Hội Thảo Cơ Chế Vốn của 40 CEO trên đỉnh Ky Quan San

Hành Trình Anh Hùng - Hội Thảo Cơ Chế Vốn của 40 CEO trên đỉnh Ky Quan San

Trên hành trình Chinh phục Ky Quan San (3046m), đỉnh núi cao thứ 4 Việt Nam, từng bước chân đi vào giữa thiên nhiên sẽ giúp bạn như thoát khỏi chiếc hộp giam cầm, "unlock the value" mở khoá sức mạnh phi thường đang tiềm ẩn bên trong chính con người của bạn.
10 ngày cắm trại từ TP HCM đến Đà Nẵng

10 ngày cắm trại từ TP HCM đến Đà Nẵng

Thanh Tuấn và bạn đặt mục tiêu ngủ lều cả chuyến đi 10 ngày, thay vì thuê phòng khách sạn hay nhà nghỉ.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc